Vào đầu tuần này các tờ báo quân sự lớn của Trung Quốc đều đồng loạt đưa tin về đợt diễn tập bắn đạn thật quy mô của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc hay còn được biết tới với cái tên pháo binh số 2 Trung Quốc. Nguồn ảnh: 81.cn.Theo PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, đợt “thử lửa” trên của lực lượng tên pháo binh số 2 được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, PLA Daily lại không công bố chủng loại của các tên lửa vừa được phóng thử. Nguồn ảnh: 81.cn.Dù vậy dựa trên các hình ảnh do một số cơ quan truyền thông của Quân đội Trung Quốc công bố, thì nhiều khả năng đây là dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) Dong-Feng 11 (DF-11). Nguồn ảnh: 81.cn.Theo đó, dựa vào hình dáng, kích thước của tên lửa cũng như của xe phóng di động xuất hiện trong những bức ảnh mới được công bố thì gần như có thể xác định chúng chính là DF-11. Nguồn ảnh: 81.cn.Mặc dù DF-11 và DF-15 hai mẫu tên lửa SRBM của Trung Quốc có hình dáng đạn tên lửa khá giống nhau khó có thể phân biệt được nhưng chúng lại sử dụng nền tảng xe phóng khác nhau dựa trên nền tảng khung gầm đặc chủng WS2400 8x8. Từ điểm này có thể nhận biết được giữa DF-11 và DF-15. Nguồn ảnh: 81.cn.Việc Trung Quốc sử dụng DF-11 trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn là điều khá hợp lý, khi mẫu tên lửa SRBM này đã có tuổi đời gần 50 năm. Trong khi đó Quân đội Trung Quốc lại đang muốn “trẻ hóa” lực lượng tên lửa chiến lược. Nguồn ảnh: 81.cn.Và đợt diễn tập tên lửa lần này là cách Quân đội Trung Quốc “xả” kho tên lửa DF-11 đã lỗi thời để nhường chỗ cho các mẫu tên lửa SRBM hiện đại hơn như DF-15 hay DF-16 trong tương lai gần. Nguồn ảnh: China Defence.Theo những nguồn tin không chính thức, Quân đội Trung Quốc bắt đầu phát triển DF-11 trong những năm 1970 và do Viện tên lửa 66 thiết kế, bản thân DF-11 cũng là nền tảng cho DF-15 và DF-16 sau này. Nguồn ảnh: Air Power Australia.Trong cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, các phiên bản đầu tiên của DF-11 có tầm bắn tối đa chỉ 300km và có thể mang theo một đầu đạn nặng 800kg, tuy nhiên ở các biến thể tiếp theo tầm bắn của DF-11 được nâng lên hơn 800km nhưng trọng lượng đầu đạn bị giảm xuống còn 500kg. Nguồn ảnh: Air Power Australia.Không giống như các tên lửa đạn đạo cùng thời với mình, DF-11 được Trung Quốc trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn giúp giảm tối đa thời gian chuẩn bị trước khi phóng và mẫu tên lửa này chỉ mất từ 15-30 phút để triển khai và phóng đi. Trong khi đó mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 cũng của Trung Quốc lại cần tới 2 giờ đồng hồ để triển khai. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: 81.cn.Sau thành công của DF-11A phiên bản tên lửa được biên chế đầu tiên, Trung Quốc tiếp tục cho ra đời các biến thể tiếp theo của DF-11 gồm DF-11B và DF-11 AZT với tầm bắn từ 500-800km. Trong đó DF-11B có tầm bắn xa nhất 825km và nó hoàn toàn có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: 81.cn.Theo các con số ước tính không chính thức Quân đội Trung Quốc đang sở hữu từ 500-600 đơn vị DF-11 ở tất cả các biến thể. Việc sử dụng DF-11 trong diễn tập bắn đạn thật là cách khá tốt để Quân đội Trung Quốc vừa thải loại các loại tên lửa cũ, vừa giúp binh sĩ nước này làm quen với môi trường tác chiến thực tế. Nguồn ảnh: China News.Mời độc giả xem video: Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 Trung Quốc khai hỏa. (Nguồn PhyXs Vision)
Vào đầu tuần này các tờ báo quân sự lớn của Trung Quốc đều đồng loạt đưa tin về đợt diễn tập bắn đạn thật quy mô của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc hay còn được biết tới với cái tên pháo binh số 2 Trung Quốc. Nguồn ảnh: 81.cn.
Theo PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Quân đội Trung Quốc, đợt “thử lửa” trên của lực lượng tên pháo binh số 2 được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, PLA Daily lại không công bố chủng loại của các tên lửa vừa được phóng thử. Nguồn ảnh: 81.cn.
Dù vậy dựa trên các hình ảnh do một số cơ quan truyền thông của Quân đội Trung Quốc công bố, thì nhiều khả năng đây là dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) Dong-Feng 11 (DF-11). Nguồn ảnh: 81.cn.
Theo đó, dựa vào hình dáng, kích thước của tên lửa cũng như của xe phóng di động xuất hiện trong những bức ảnh mới được công bố thì gần như có thể xác định chúng chính là DF-11. Nguồn ảnh: 81.cn.
Mặc dù DF-11 và DF-15 hai mẫu tên lửa SRBM của Trung Quốc có hình dáng đạn tên lửa khá giống nhau khó có thể phân biệt được nhưng chúng lại sử dụng nền tảng xe phóng khác nhau dựa trên nền tảng khung gầm đặc chủng WS2400 8x8. Từ điểm này có thể nhận biết được giữa DF-11 và DF-15. Nguồn ảnh: 81.cn.
Việc Trung Quốc sử dụng DF-11 trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn là điều khá hợp lý, khi mẫu tên lửa SRBM này đã có tuổi đời gần 50 năm. Trong khi đó Quân đội Trung Quốc lại đang muốn “trẻ hóa” lực lượng tên lửa chiến lược. Nguồn ảnh: 81.cn.
Và đợt diễn tập tên lửa lần này là cách Quân đội Trung Quốc “xả” kho tên lửa DF-11 đã lỗi thời để nhường chỗ cho các mẫu tên lửa SRBM hiện đại hơn như DF-15 hay DF-16 trong tương lai gần. Nguồn ảnh: China Defence.
Theo những nguồn tin không chính thức, Quân đội Trung Quốc bắt đầu phát triển DF-11 trong những năm 1970 và do Viện tên lửa 66 thiết kế, bản thân DF-11 cũng là nền tảng cho DF-15 và DF-16 sau này. Nguồn ảnh: Air Power Australia.
Trong cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, các phiên bản đầu tiên của DF-11 có tầm bắn tối đa chỉ 300km và có thể mang theo một đầu đạn nặng 800kg, tuy nhiên ở các biến thể tiếp theo tầm bắn của DF-11 được nâng lên hơn 800km nhưng trọng lượng đầu đạn bị giảm xuống còn 500kg. Nguồn ảnh: Air Power Australia.
Không giống như các tên lửa đạn đạo cùng thời với mình, DF-11 được Trung Quốc trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn giúp giảm tối đa thời gian chuẩn bị trước khi phóng và mẫu tên lửa này chỉ mất từ 15-30 phút để triển khai và phóng đi. Trong khi đó mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 cũng của Trung Quốc lại cần tới 2 giờ đồng hồ để triển khai. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: 81.cn.
Sau thành công của DF-11A phiên bản tên lửa được biên chế đầu tiên, Trung Quốc tiếp tục cho ra đời các biến thể tiếp theo của DF-11 gồm DF-11B và DF-11 AZT với tầm bắn từ 500-800km. Trong đó DF-11B có tầm bắn xa nhất 825km và nó hoàn toàn có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: 81.cn.
Theo các con số ước tính không chính thức Quân đội Trung Quốc đang sở hữu từ 500-600 đơn vị DF-11 ở tất cả các biến thể. Việc sử dụng DF-11 trong diễn tập bắn đạn thật là cách khá tốt để Quân đội Trung Quốc vừa thải loại các loại tên lửa cũ, vừa giúp binh sĩ nước này làm quen với môi trường tác chiến thực tế. Nguồn ảnh: China News.
Mời độc giả xem video: Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 Trung Quốc khai hỏa. (Nguồn PhyXs Vision)