Trang mạng quân sự Sina dẫn nguồn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Quân đội Trung Quốc đang bắt đầu cải tiến các tên lửa đạn đạo DF-5 của nước này nhằm có thể triển khai nhanh chúng trên một tổ hợp phóng di động thay vì các hầm phóng ngầm dưới lòng đất. Ra đời năm 1981, DF-5 là tên lửa liên lục địa cao tuổi nhất trong kho vũ khí chiến lược của Trung Quốc.Trong khi đó chuyên gia quân sự Yin Zhuo của Trung Quốc lại cho rằng, bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đang thổi phồng các mối đe dọa từ Bắc Kinh. Trong khi đó nếu xét về công nghệ tên lửa Mỹ và Nga hoàn toàn vượt trội hơn so với Trung Quốc.Lo ngại của Mỹ không phải không có cơ sở khi Trung Quốc không chỉ đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa tên lửa DF-5 mà còn nhiều dòng tên lửa khác. Và điểm mấu chốt là các tên lửa của Trung Quốc có thể sẽ được cải tiến để mang theo nhiều đầu đạn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng lên tác động trực tiếp tới kế hoạch cắt giảm kho vũ khí chiến lược giữa Mỹ và Nga.DF-5 là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa ba tầng sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng được Trung Quốc, thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1971 và phải mất 10 năm sau đó nó mới được đưa vào trang bị chính thức. Từ đó cho tới nay DF-5 liên tục được Trung Quốc cải tiến.Cũng theo bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, biến thể nâng cấp mới của DF-5 có tên mã là DF-5A MIRV. Nhiều đánh giá cho rằng DF-5A MIRV sẽ được trang bị tới 10 đầu đạn thay vì 8 như các biến thể DF-5 trước đây.Với trọng lượng lên tới 183 tấn và dài hơn 32m, DF-5 hầu hết đều được triển khai từ các hầm phóng ngầm dưới lòng đất, ngoài ra thời gian tiếp nhiên liệu cho nó trước khi phóng cũng đòi hỏi hơn 2 giờ.Tốc độ di chuyển của DF-5 sau khi được triển khai có thể đạt 26.950km/h với tầm bắn tối đa là 15.000km đủ sức vươn tới Bờ Tây nước Mỹ. Với các biến thể trước đây một quả tên lửa DF-5 có thể mang theo từ 3-8 đầu đạn hạt nhân và sức công phá của các đầu đạn này vẫn còn là một ẩn số.DF-5 được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính và một máy tính đường đạn được tích hợp sẵn trên tên lửa, độ sai lệch của mẫu ICBM này so với mục tiêu ban đầu chỉ gần 800m.Dù vậy sau hơn 30 năm hoạt động DF-5 đang dần trở nên lỗi thời so với các mẫu ICBM khác của Mỹ hay Nga, theo số liệu vào năm 2008 Trung Quốc chỉ đưa khoảng 20 tên lửa DF-5 với nhiều biến thể khác nhau vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu thấp hơn nhiều so với cuối những năm 1990. Điều này một phần chứng tỏ cho việc Quân đội Trung Quốc không còn mặn mà DF-5.Nhưng không phải vì vậy mà Trung Quốc ngừng tiếp tục phát triển DF-5 bằng chứng là tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm ngoái Trung Quốc đã lần đầu tiên giới thiệu biến thể DF-5B. Và điều quan trọng là biến thể này có thể được triển khai từ một bệ phóng di động.Hình ảnh một buổi thử nghiệm DF-5 với bệ phóng cố định được Quân đội Trung Quốc thực hiện trong những năm 1970, đợt phóng thử nghiệm cuối cùng của DF-5 diễn ra vào năm 1980 và được phóng thẳng ra Thái Bình Dương.
Trang mạng quân sự Sina dẫn nguồn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Quân đội Trung Quốc đang bắt đầu cải tiến các tên lửa đạn đạo DF-5 của nước này nhằm có thể triển khai nhanh chúng trên một tổ hợp phóng di động thay vì các hầm phóng ngầm dưới lòng đất. Ra đời năm 1981, DF-5 là tên lửa liên lục địa cao tuổi nhất trong kho vũ khí chiến lược của Trung Quốc.
Trong khi đó chuyên gia quân sự Yin Zhuo của Trung Quốc lại cho rằng, bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đang thổi phồng các mối đe dọa từ Bắc Kinh. Trong khi đó nếu xét về công nghệ tên lửa Mỹ và Nga hoàn toàn vượt trội hơn so với Trung Quốc.
Lo ngại của Mỹ không phải không có cơ sở khi Trung Quốc không chỉ đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa tên lửa DF-5 mà còn nhiều dòng tên lửa khác. Và điểm mấu chốt là các tên lửa của Trung Quốc có thể sẽ được cải tiến để mang theo nhiều đầu đạn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng lên tác động trực tiếp tới kế hoạch cắt giảm kho vũ khí chiến lược giữa Mỹ và Nga.
DF-5 là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa ba tầng sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng được Trung Quốc, thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1971 và phải mất 10 năm sau đó nó mới được đưa vào trang bị chính thức. Từ đó cho tới nay DF-5 liên tục được Trung Quốc cải tiến.
Cũng theo bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, biến thể nâng cấp mới của DF-5 có tên mã là DF-5A MIRV. Nhiều đánh giá cho rằng DF-5A MIRV sẽ được trang bị tới 10 đầu đạn thay vì 8 như các biến thể DF-5 trước đây.
Với trọng lượng lên tới 183 tấn và dài hơn 32m, DF-5 hầu hết đều được triển khai từ các hầm phóng ngầm dưới lòng đất, ngoài ra thời gian tiếp nhiên liệu cho nó trước khi phóng cũng đòi hỏi hơn 2 giờ.
Tốc độ di chuyển của DF-5 sau khi được triển khai có thể đạt 26.950km/h với tầm bắn tối đa là 15.000km đủ sức vươn tới Bờ Tây nước Mỹ. Với các biến thể trước đây một quả tên lửa DF-5 có thể mang theo từ 3-8 đầu đạn hạt nhân và sức công phá của các đầu đạn này vẫn còn là một ẩn số.
DF-5 được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính và một máy tính đường đạn được tích hợp sẵn trên tên lửa, độ sai lệch của mẫu ICBM này so với mục tiêu ban đầu chỉ gần 800m.
Dù vậy sau hơn 30 năm hoạt động DF-5 đang dần trở nên lỗi thời so với các mẫu ICBM khác của Mỹ hay Nga, theo số liệu vào năm 2008 Trung Quốc chỉ đưa khoảng 20 tên lửa DF-5 với nhiều biến thể khác nhau vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu thấp hơn nhiều so với cuối những năm 1990. Điều này một phần chứng tỏ cho việc Quân đội Trung Quốc không còn mặn mà DF-5.
Nhưng không phải vì vậy mà Trung Quốc ngừng tiếp tục phát triển DF-5 bằng chứng là tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm ngoái Trung Quốc đã lần đầu tiên giới thiệu biến thể DF-5B. Và điều quan trọng là biến thể này có thể được triển khai từ một bệ phóng di động.
Hình ảnh một buổi thử nghiệm DF-5 với bệ phóng cố định được Quân đội Trung Quốc thực hiện trong những năm 1970, đợt phóng thử nghiệm cuối cùng của DF-5 diễn ra vào năm 1980 và được phóng thẳng ra Thái Bình Dương.