Thời gian gần đây đã ghi nhận các hoạt động của hải quân Mỹ và Nga ngoài khơi bờ biển Syria đột nhiên trở nên căng thẳng, khác hẳn giai đoạn bình yên trước đó.Tàu chiến và tàu ngầm Nga bị Mỹ tố cáo đã thực hiện nhiều hành động nguy hiểm và đe dọa đến an toàn hàng hải cũng như quyền tự do đi lại trong khu vực.Chưa dừng lại đó, Mỹ còn tuyên bố máy bay chiến đấu và các tổ hợp tên lửa phòng không Nga triển khai tại căn cứ trên đất Syria có hành động không chuyên nghiệp khi bay kèm chiếc P-8A Poseidon của hải quân nước này.Trước tình hình trên, Đô đốc James Foggo - Tư lệnh hải quân Mỹ phụ trách khu vực châu Âu và châu Phi đã đưa ra một thông điệp được đánh giá là rất cứng rắn.Đô đốc James Foggo đã tuyên bố rằng hạm đội Mỹ đã sẵn sàng tấn công các tàu chiến Nga nằm ngoài khơi Syria nếu phát sinh tình huống xung đột vũ trang.Mỹ tự tin cho rằng với lực lượng đóng dày đặc tại các căn cứ quân sự quanh Trung Đông với nhiều biên đội tác chiến tàu sân bay cùng hàng trăm chiến đấu cơ và nhiều tàu ngầm, họ sẽ giành ưu thế áp đảo."Mỹ đang thận trọng theo dõi các cuộc tập trận của Nga ngoài khơi Syria và cho thấy một cách rõ ràng rằng hải quân Mỹ sẵn sàng tiến hành một hành động quân sự chống lại Nga", báo cáo của kênh truyền hình NBC cho biết.Theo các chuyên gia, tuyên bố như vậy là vô cùng nghiêm trọng vì nó đe dọa trực tiếp tàu chiến và tàu ngầm Nga, trong trường hợp như vậy Nga hoàn toàn có thể trả đũa bằng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ.Mặc dù không phải là đối thủ của lực lượng không quân và hải quân hùng hậu của Mỹ đóng xung quanh nhưng đòn trả đũa bằng tên lửa của Nga vẫn có thể kiến Mỹ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.Tuy nhiên giới chuyên môn cho rằng viễn cảnh tàu chiến Mỹ và Nga đối đầu trực tiếp với nhau gần như không có, do cả hai quốc gia đều không muốn có một kẻ địch mạnh, điều này không có lợi cho chính sách tại Trung Đông.Ngoài ra ngay cả trong thời kỳ căng thẳng nhất của cuộc chiến tranh Lạnh cũng không bao giờ xảy ra tình huống chiến hạm Mỹ và Liên Xô tấn công trực tiếp nhau, bởi vì có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân không thể kiểm soát nổi.Chính vì vậy tuyên bố của Đô đốc hải quân Mỹ có lẽ chỉ nhằm mục đích buộc người Nga phải chú ý hơn và hạn chế bớt các hoạt động của mình tại Syria mà thôi.Mặc dù vậy, không loại trừ khả năng hai bên tránh sử dụng vũ khí nhưng sẽ xảy ra các tình huống va chạm và chế áp điện tử hay "khóa mục tiêu" bằng radar với nhau trên thực địa.Giữa hai siêu cường quân sự này có lẽ cũng cần một nước đóng vai trò hòa giải viên để nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng đang có dấu hiệu gia tăng ngoài khơi bờ biển Syria.
Thời gian gần đây đã ghi nhận các hoạt động của hải quân Mỹ và Nga ngoài khơi bờ biển Syria đột nhiên trở nên căng thẳng, khác hẳn giai đoạn bình yên trước đó.
Tàu chiến và tàu ngầm Nga bị Mỹ tố cáo đã thực hiện nhiều hành động nguy hiểm và đe dọa đến an toàn hàng hải cũng như quyền tự do đi lại trong khu vực.
Chưa dừng lại đó, Mỹ còn tuyên bố máy bay chiến đấu và các tổ hợp tên lửa phòng không Nga triển khai tại căn cứ trên đất Syria có hành động không chuyên nghiệp khi bay kèm chiếc P-8A Poseidon của hải quân nước này.
Trước tình hình trên, Đô đốc James Foggo - Tư lệnh hải quân Mỹ phụ trách khu vực châu Âu và châu Phi đã đưa ra một thông điệp được đánh giá là rất cứng rắn.
Đô đốc James Foggo đã tuyên bố rằng hạm đội Mỹ đã sẵn sàng tấn công các tàu chiến Nga nằm ngoài khơi Syria nếu phát sinh tình huống xung đột vũ trang.
Mỹ tự tin cho rằng với lực lượng đóng dày đặc tại các căn cứ quân sự quanh Trung Đông với nhiều biên đội tác chiến tàu sân bay cùng hàng trăm chiến đấu cơ và nhiều tàu ngầm, họ sẽ giành ưu thế áp đảo.
"Mỹ đang thận trọng theo dõi các cuộc tập trận của Nga ngoài khơi Syria và cho thấy một cách rõ ràng rằng hải quân Mỹ sẵn sàng tiến hành một hành động quân sự chống lại Nga", báo cáo của kênh truyền hình NBC cho biết.
Theo các chuyên gia, tuyên bố như vậy là vô cùng nghiêm trọng vì nó đe dọa trực tiếp tàu chiến và tàu ngầm Nga, trong trường hợp như vậy Nga hoàn toàn có thể trả đũa bằng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ.
Mặc dù không phải là đối thủ của lực lượng không quân và hải quân hùng hậu của Mỹ đóng xung quanh nhưng đòn trả đũa bằng tên lửa của Nga vẫn có thể kiến Mỹ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên giới chuyên môn cho rằng viễn cảnh tàu chiến Mỹ và Nga đối đầu trực tiếp với nhau gần như không có, do cả hai quốc gia đều không muốn có một kẻ địch mạnh, điều này không có lợi cho chính sách tại Trung Đông.
Ngoài ra ngay cả trong thời kỳ căng thẳng nhất của cuộc chiến tranh Lạnh cũng không bao giờ xảy ra tình huống chiến hạm Mỹ và Liên Xô tấn công trực tiếp nhau, bởi vì có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân không thể kiểm soát nổi.
Chính vì vậy tuyên bố của Đô đốc hải quân Mỹ có lẽ chỉ nhằm mục đích buộc người Nga phải chú ý hơn và hạn chế bớt các hoạt động của mình tại Syria mà thôi.
Mặc dù vậy, không loại trừ khả năng hai bên tránh sử dụng vũ khí nhưng sẽ xảy ra các tình huống va chạm và chế áp điện tử hay "khóa mục tiêu" bằng radar với nhau trên thực địa.
Giữa hai siêu cường quân sự này có lẽ cũng cần một nước đóng vai trò hòa giải viên để nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng đang có dấu hiệu gia tăng ngoài khơi bờ biển Syria.