Đầu tiên trong danh sách là súng trường Gras của Pháp, cỡ đạn 11x59mm; chiều dài súng 1310mm, trọng lượng là 4,18kg, ổ đạn chứa được 1 viên. Do tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng, nên trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, Gras vẫn được QĐNDVN tận dụng để chiến đấu. Súng nạp đạn rời từng viên từ đuôi nòng, nên được gọi là "khai hậu".Súng trường Lebel của Pháp, cỡ đạn 8x50mm, chiều dài súng 1300mm; trọng lượng 4,18kg, ổ đạn chứa được 8 viên. Quân đội Pháp sử dụng Lebel ở Việt Nam trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu, sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có phiên bản phóng lựu Lebel kiểu 1886/M93 thường được gọi là "súng trường tromblon".Tiếp theo là súng trường Berthier của Pháp, cỡ đạn 8x50mm, chiều dài súng 1300mm; trọng lượng từ 3-4kg, ổ đạn từ 3 đến 5 viên. Berthier được sử dụng trong quân đội Pháp từ 1892. Súng được QĐNDVN tịch thu, sử dụng trong chiến đấu, trong đó có các phiên bản carbine thường được gọi là "dóp ba", "dóp năm" tuỳ theo ổ đạn, "mút-cơ-tông" hay gọi tắt là "súng mút".Súng trường thuộc địa Đông Dương kiểu 1902 của Pháp, cỡ đạn 8x50mm, chiều dài súng 1120mm, ổ đạn từ 3-5 viên. Súng trường Đông Dương kiểu 1902 được thiết kế để trang bị cho lính thuộc địa người bản xứ. Sau 1945, súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại và thường được gọi là "súng trường Anh-đô-si-noa".Tiếp theo là súng trường MAS-36 của Pháp, cỡ đạn 7,5x54mm, chiều dài 1020mm; trọng lượng súng là 3,7kg, ổ đạn 5 viên. MAS-36 được trang bị cho các đơn vị tuyến đầu của Pháp trong CTTG 2. Quân đội Pháp sử dụng MAS-36 với số lượng lớn ở Việt Nam trong giai đoạn đầu chiến tranh. QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại rất nhiều kiểu súng này.Súng trường MAS-44 của Pháp, cỡ đạn 7,5x54mm, sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên. Súng trường bán tự động MAS-44 được thiết kế và phát triển từ 1940-1944, ngay trong thời gian bị Đức chiếm đóng. Năm 1946, quân đội Pháp ở Việt Nam, trang bị 1000 khẩu MAS-44 cho biệt kích của hải quân. Nhiều khẩu rất nhanh chóng đã rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.Tiếp theo là súng trường MAS-49 của Pháp, cỡ đạn 7,5x54mm; chiều dài 1100mm; trọng lượng súng 4,7kg, hộp tiếp đạn 10 viên. MAS-49 được trang bị làm súng trường chính của quân đội Pháp ở Đông Dương, trong giai đoạn sau của chiến tranh. QĐNDVN tịch thu MAS-49 với số lượng lớn và cũng sử dụng làm 1 trong những súng trường chính của mình.Súng trường Lee-Enfield của Anh, cỡ đạn .303 (7,7x56mm), chiều dài 1260mm, trọng lượng 3,96-4,19kg; hộp tiếp đạn 5 viên. Lee-Enfield là súng trường chính của quân đội Anh trong hai cuộc thế chiến. Quân đội Pháp ở Đông Dương trang bị nhiều Lee-Enfield do Anh cung cấp. QĐNDVN cũng sử dụng Lee-Enfield mua được từ Thái Lan, Malaysia, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp trong chiến đấu.Súng trường M1903 Springfield của Mỹ, cỡ đạn .30-06 (7,62x63mm), chiều dài 1097mm; trọng lượng súng 3,94kg, ổ đạn 5 viên. M1903 là súng trường chính cho quân đội Mỹ tới CTTG 1. Quân đội Pháp sử dụng M1903 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1903 chiến lợi phẩm được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1903" (Remington).Súng trường M1917 Enfield của Mỹ, cỡ đạn.30-06 (7,62x63mm), chiều dài súng 1175mm, trọng lượng 4,08kg; ổ đạn 5 viên. M1917 được sử dụng trong quân đội Mỹ và một số nước đồng minh trong CTTG 2. Quân đội Pháp sử dụng M1917 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1917 chiến lợi phẩm hoặc do TQ viện trợ, được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1917".Súng trường M1 Garand của Mỹ, cỡ đạn .30-06 (7,62x63mm); chiều dài 1103mm, trọng lượng 4,32kg, ổ đạn 8 viên. Súng trường bán tự động M1 Garand là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Mỹ trong CTTG 2. M1 Garand được quân đội Pháp sử dụng và trang bị cho quân đội của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. QĐNDVN tịch thu và sử dụng nhiều súng loại này.Súng trường M1 Carbine của Mỹ, cỡ đạn .30 US (7,62x33mm); chiều dài 904mm, trọng lượng 2,36kg, hộp tiếp đạn 15 viên. M1 Carbine được Mỹ cung cấp số lượng lớn cho quân đội Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là lính dù. M1 Carbine cũng được QĐNDVN sử dụng khá nhiều, một số do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Pháp.Súng trường Arisaka Kiểu 38/Kiểu 99 Nhật, cỡ đạn 6,5x50mm/7,7x58mm; chiều dài 966-1275mm, trọng lượng từ 3,3-4,12kg, ổ đạn 5 viên. Arisaka Kiểu là một trong những súng trường chính của quân đội Nhật trong CTTG 2. Phiên bản dùng đạn 7,7x58mm Kiểu 99 được thay thế cho Kiểu 38. Sau 1945, QĐNDVN thu được số lượng lớn Arisaka từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.Tiếp theo là súng trường Mosin của Nga, cỡ đạn 7,62x54mm; chiều dài 1306mm, trọng lượng từ 3,45-4,2kg, hộp tiếp đạn 5 viên. Trong chiến tranh Nga-Nhật, quân đội Nhật thu được của Nga và trang bị cho các đơn vị ở Đông Dương, QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại sau năm 1945. Trung Quốc cũng viện trợ cho Việt Nam một số súng Mosin, sau đó được trang bị cho bộ đội địa phương.Súng trường Hán Dương kiểu 88 của Trung Quốc, cỡ đạn 7,92x57mm, chiều dài 1245mm, trọng lượng 3,8kg, ổ đạn 5 viên; là 1 trong những súng trường tiêu chuẩn của quân đội Quốc Dân đảng. QĐNDVN sử dụng nhiều súng trường Hán Dương kiểu 88 với tên gọi "súng thất cửu" (7,9mm), do mua hoặc lấy của quân đội Quốc Dân đảng sau năm 1945 và được Trung Hoa Dân quốc viện trợ năm 1950.Súng trường Mauser 98 của Đức, cỡ đạn7,92x57mm, chiều dài 1250mm; trọng lượng từ 3,92-4,09kg, ổ đạn 5 viên. Mauser 98 là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Đức trong CTTG 1 và 2. Mauser 98 được các đơn vị chủ lực QĐNDVN tịch thu, hoặc nhờ mua và sau năm 1950 được Trung Quốc viện trợ. Ba trận đánh làm nên thương hiệu của lực lượng "Việt Minh" trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp.
Đầu tiên trong danh sách là súng trường Gras của Pháp, cỡ đạn 11x59mm; chiều dài súng 1310mm, trọng lượng là 4,18kg, ổ đạn chứa được 1 viên. Do tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng, nên trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, Gras vẫn được QĐNDVN tận dụng để chiến đấu. Súng nạp đạn rời từng viên từ đuôi nòng, nên được gọi là "khai hậu".
Súng trường Lebel của Pháp, cỡ đạn 8x50mm, chiều dài súng 1300mm; trọng lượng 4,18kg, ổ đạn chứa được 8 viên. Quân đội Pháp sử dụng Lebel ở Việt Nam trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu, sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có phiên bản phóng lựu Lebel kiểu 1886/M93 thường được gọi là "súng trường tromblon".
Tiếp theo là súng trường Berthier của Pháp, cỡ đạn 8x50mm, chiều dài súng 1300mm; trọng lượng từ 3-4kg, ổ đạn từ 3 đến 5 viên. Berthier được sử dụng trong quân đội Pháp từ 1892. Súng được QĐNDVN tịch thu, sử dụng trong chiến đấu, trong đó có các phiên bản carbine thường được gọi là "dóp ba", "dóp năm" tuỳ theo ổ đạn, "mút-cơ-tông" hay gọi tắt là "súng mút".
Súng trường thuộc địa Đông Dương kiểu 1902 của Pháp, cỡ đạn 8x50mm, chiều dài súng 1120mm, ổ đạn từ 3-5 viên. Súng trường Đông Dương kiểu 1902 được thiết kế để trang bị cho lính thuộc địa người bản xứ. Sau 1945, súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại và thường được gọi là "súng trường Anh-đô-si-noa".
Tiếp theo là súng trường MAS-36 của Pháp, cỡ đạn 7,5x54mm, chiều dài 1020mm; trọng lượng súng là 3,7kg, ổ đạn 5 viên. MAS-36 được trang bị cho các đơn vị tuyến đầu của Pháp trong CTTG 2. Quân đội Pháp sử dụng MAS-36 với số lượng lớn ở Việt Nam trong giai đoạn đầu chiến tranh. QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại rất nhiều kiểu súng này.
Súng trường MAS-44 của Pháp, cỡ đạn 7,5x54mm, sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên. Súng trường bán tự động MAS-44 được thiết kế và phát triển từ 1940-1944, ngay trong thời gian bị Đức chiếm đóng. Năm 1946, quân đội Pháp ở Việt Nam, trang bị 1000 khẩu MAS-44 cho biệt kích của hải quân. Nhiều khẩu rất nhanh chóng đã rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.
Tiếp theo là súng trường MAS-49 của Pháp, cỡ đạn 7,5x54mm; chiều dài 1100mm; trọng lượng súng 4,7kg, hộp tiếp đạn 10 viên. MAS-49 được trang bị làm súng trường chính của quân đội Pháp ở Đông Dương, trong giai đoạn sau của chiến tranh. QĐNDVN tịch thu MAS-49 với số lượng lớn và cũng sử dụng làm 1 trong những súng trường chính của mình.
Súng trường Lee-Enfield của Anh, cỡ đạn .303 (7,7x56mm), chiều dài 1260mm, trọng lượng 3,96-4,19kg; hộp tiếp đạn 5 viên. Lee-Enfield là súng trường chính của quân đội Anh trong hai cuộc thế chiến. Quân đội Pháp ở Đông Dương trang bị nhiều Lee-Enfield do Anh cung cấp. QĐNDVN cũng sử dụng Lee-Enfield mua được từ Thái Lan, Malaysia, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp trong chiến đấu.
Súng trường M1903 Springfield của Mỹ, cỡ đạn .30-06 (7,62x63mm), chiều dài 1097mm; trọng lượng súng 3,94kg, ổ đạn 5 viên. M1903 là súng trường chính cho quân đội Mỹ tới CTTG 1. Quân đội Pháp sử dụng M1903 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1903 chiến lợi phẩm được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1903" (Remington).
Súng trường M1917 Enfield của Mỹ, cỡ đạn.30-06 (7,62x63mm), chiều dài súng 1175mm, trọng lượng 4,08kg; ổ đạn 5 viên. M1917 được sử dụng trong quân đội Mỹ và một số nước đồng minh trong CTTG 2. Quân đội Pháp sử dụng M1917 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1917 chiến lợi phẩm hoặc do TQ viện trợ, được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1917".
Súng trường M1 Garand của Mỹ, cỡ đạn .30-06 (7,62x63mm); chiều dài 1103mm, trọng lượng 4,32kg, ổ đạn 8 viên. Súng trường bán tự động M1 Garand là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Mỹ trong CTTG 2. M1 Garand được quân đội Pháp sử dụng và trang bị cho quân đội của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. QĐNDVN tịch thu và sử dụng nhiều súng loại này.
Súng trường M1 Carbine của Mỹ, cỡ đạn .30 US (7,62x33mm); chiều dài 904mm, trọng lượng 2,36kg, hộp tiếp đạn 15 viên. M1 Carbine được Mỹ cung cấp số lượng lớn cho quân đội Pháp ở Đông Dương, đặc biệt là lính dù. M1 Carbine cũng được QĐNDVN sử dụng khá nhiều, một số do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Pháp.
Súng trường Arisaka Kiểu 38/Kiểu 99 Nhật, cỡ đạn 6,5x50mm/7,7x58mm; chiều dài 966-1275mm, trọng lượng từ 3,3-4,12kg, ổ đạn 5 viên. Arisaka Kiểu là một trong những súng trường chính của quân đội Nhật trong CTTG 2. Phiên bản dùng đạn 7,7x58mm Kiểu 99 được thay thế cho Kiểu 38. Sau 1945, QĐNDVN thu được số lượng lớn Arisaka từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.
Tiếp theo là súng trường Mosin của Nga, cỡ đạn 7,62x54mm; chiều dài 1306mm, trọng lượng từ 3,45-4,2kg, hộp tiếp đạn 5 viên. Trong chiến tranh Nga-Nhật, quân đội Nhật thu được của Nga và trang bị cho các đơn vị ở Đông Dương, QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại sau năm 1945. Trung Quốc cũng viện trợ cho Việt Nam một số súng Mosin, sau đó được trang bị cho bộ đội địa phương.
Súng trường Hán Dương kiểu 88 của Trung Quốc, cỡ đạn 7,92x57mm, chiều dài 1245mm, trọng lượng 3,8kg, ổ đạn 5 viên; là 1 trong những súng trường tiêu chuẩn của quân đội Quốc Dân đảng. QĐNDVN sử dụng nhiều súng trường Hán Dương kiểu 88 với tên gọi "súng thất cửu" (7,9mm), do mua hoặc lấy của quân đội Quốc Dân đảng sau năm 1945 và được Trung Hoa Dân quốc viện trợ năm 1950.
Súng trường Mauser 98 của Đức, cỡ đạn7,92x57mm, chiều dài 1250mm; trọng lượng từ 3,92-4,09kg, ổ đạn 5 viên. Mauser 98 là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Đức trong CTTG 1 và 2. Mauser 98 được các đơn vị chủ lực QĐNDVN tịch thu, hoặc nhờ mua và sau năm 1950 được Trung Quốc viện trợ.
Ba trận đánh làm nên thương hiệu của lực lượng "Việt Minh" trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp.