Theo thông tin từ trang web "Quan sát quân sự" của Mỹ, Nga lần đầu tiên công bố hình ảnh tên lửa không đối không tầm xa R-37M được phóng từ tiêm kích hạng nặng Su-35; trước kia tên lửa R-37M chưa bao giờ được trang bị trên Su-35. Ảnh: Máy bay Su-35 phóng tên lửa R-37M - Nguồn: SinaTên lửa R-37 đã được trang bị trên tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Không quân Nga từ vài năm nay; đây được coi là một trong những tên lửa không đối không mạnh nhất thế giới, với tầm bắn đến 400 km, tốc độ Mach 6 và đầu đạn nặng 60 kg. Ảnh: Tên lửa R-37M - Nguồn: TassTrong khi đó, tên lửa không đối không tầm xa mạnh nhất của Mỹ là loại tên lửa AIM-120D chỉ có tầm bắn tối đa 180 km, tốc độ tối đa Mach 4,5 và đầu đạn nặng khoảng 20 kg. Ảnh: Tên lửa AIM-120D - Nguồn: Wikipedia.Tên lửa R-37 có tầm bắn xa, như vậy phương tiện mang phóng loại tên lửa này phải được trang bị radar cực mạnh; trước đây chỉ có siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 mới sử dụng được, vì MiG-31 được trang bị radar đường không mạnh nhất thế giới cho đến nay. Ảnh: Tiêm kích MiG-31 - Nguồn: Wikipedia.Không chỉ MiG-31, Su-35 cũng được trang bị radar mảng pha Irbis-E có khoảng cách dò tìm đạt tới 400 km với mục tiêu có độ phản xạ radar (RCS) là 3m2 (tương đương máy bay F-16). Với mục tiêu có độ phản xạ radar là 0,01m2 (tương đương máy bay tàng hình) phạm vi dò tìm đạt 90 km, nên cho phép sử dụng tên lửa R-37M. Ảnh: Radar Irbis-E - Nguồn: Wikipedia.Trong tương lai, Su-35 có thể được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động, được sử dụng cho Su-57, giúp cho phi công khả năng nhận biết tình huống tốt hơn. Ngoài ra Su-35 có thể chia sẻ dữ liệu với các máy bay chiến đấu khác, cũng như nhận được thông tin từ radar mặt đất và máy bay cảnh báo sớm A-50U, giúp phát huy tốt hơn khả năng tác chiến tầm xa của tên lửa R-37M. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35S - Nguồn: Wikipedia.Ngoài tên lửa R-37M, Không quân Nga cũng sẽ biên chế một loại tên lửa không đối không mới khác K-77. Tên lửa này có tầm bắn ngắn hơn R-37M, chỉ vào khoảng 193 km, nhưng có hình dáng nhỏ gọn hơn, nên có thể trang bị trên nhiều loại máy bay chiến đấu hiện có của Nga. Ảnh: Tên lửa K-77. Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên có khả năng tên lửa K-77 có thể chỉ được trang bị cho Su-57; theo phân tích, một chiếc Su-57 có thể mang được 8 tên lửa K-77 và được lắp trong khoang chứa vũ khí bên trong của Su-57, để giúp duy trì đặc tính tàng hình của nó. Ảnh: Máy bay Su-57 thử nghiệm tên lửa K-77 - Nguồn: Twitter/Sukhoi Su-57 Felon.Rất có thể trong tương lai, tên lửa R-37M sẽ được triển khai trên nhiều loại máy bay chiến đấu hơn, bao gồm Su-35, Su-30SM, Su-30SM2, MiG-35 và Su-57. Ảnh: Tên lửa R-37M - Nguồn: TassHiện vẫn chưa chắc chắn liệu Su-57 có thể mang R-37M trong khoang chứa vũ khí bên trong hay mang tên lửa ở giá treo bên ngoài; nhưng nếu mang tên lửa ở giá treo bên ngoài, sẽ ảnh hưởng đến đặc tính tàng hình của máy bay. Ảnh: Tên lửa R-37M - Nguồn: TassHiện vẫn chưa chắc chắn liệu Su-57 có thể mang R-37M trong khoang chứa vũ khí bên trong hay mang tên lửa ở giá treo bên ngoài; nhưng nếu mang tên lửa ở giá treo bên ngoài, sẽ ảnh hưởng đến đặc tính tàng hình của máy bay. Ảnh: Tên lửa R-37M - Nguồn: TassDự kiến, tên lửa R-37M cũng sẽ được xuất khẩu; Ai Cập và Trung Quốc đều là những khách hàng tiềm năng lớn vì cả hai nước đều đang trang bị tiêm kích Su-35. Gần đây, Nga thông báo rằng máy bay chiến đấu cải tiến Su-30 cũng có thể sử dụng R-37M, mang lại khả năng xuất khẩu lớn hơn. Ảnh: MiG-31 của Nga phóng tên lửa R-37M - Nguồn: Wikipedia.Không quân Algeria dự kiến sẽ nhận lô máy bay chiến đấu Su-57 đầu tiên vào khoảng năm 2025 và có thể nâng cấp số máy bay chiến đấu Su-30MKA lên tiêu chuẩn Su-30SM2. Không quân nước này cũng có thể mua tên lửa K-77 và R-37M cùng lúc. Ảnh: Máy bay Su-30MKA của Không quân Algeria - Nguồn: Wikipedia.Tên lửa R-37 ban đầu được thiết kế để chống lại các mục tiêu hạng nặng như máy bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm; nhưng tên lửa này cũng rất hiệu quả đối với các mục tiêu là máy bay chiến đấu, nếu phóng tên lửa dưới 70% tầm bắn tối đa. Ảnh: Tên lửa R-37 trang bị trên MiG-31. Nguồn: Wikipedia.Mặc dù tên lửa AIM-54 Phoenix trang bị trên máy bay F-14 của Mỹ có có tính năng như tên lửa R-37, nhưng về mặt kỹ thuật, nó ra đời trước tên lửa R-37 gần 40 năm. Hiện nay Mỹ cũng đã loại biên máy bay F-14, nên cũng không còn phương tiện mang phóng tên lửa AIM-54 Phoenix; do vậy R-37M của Nga được đánh giá là loại tên lửa mạnh nhất trong các loại tên lửa tầm xa. Ảnh: Tên lửa AIM-54 Phoenix trang bị trên máy bay F-14 của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia. Video Nga thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Zircon - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Theo thông tin từ trang web "Quan sát quân sự" của Mỹ, Nga lần đầu tiên công bố hình ảnh tên lửa không đối không tầm xa R-37M được phóng từ tiêm kích hạng nặng Su-35; trước kia tên lửa R-37M chưa bao giờ được trang bị trên Su-35. Ảnh: Máy bay Su-35 phóng tên lửa R-37M - Nguồn: Sina
Tên lửa R-37 đã được trang bị trên tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Không quân Nga từ vài năm nay; đây được coi là một trong những tên lửa không đối không mạnh nhất thế giới, với tầm bắn đến 400 km, tốc độ Mach 6 và đầu đạn nặng 60 kg. Ảnh: Tên lửa R-37M - Nguồn: Tass
Trong khi đó, tên lửa không đối không tầm xa mạnh nhất của Mỹ là loại tên lửa AIM-120D chỉ có tầm bắn tối đa 180 km, tốc độ tối đa Mach 4,5 và đầu đạn nặng khoảng 20 kg. Ảnh: Tên lửa AIM-120D - Nguồn: Wikipedia.
Tên lửa R-37 có tầm bắn xa, như vậy phương tiện mang phóng loại tên lửa này phải được trang bị radar cực mạnh; trước đây chỉ có siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 mới sử dụng được, vì MiG-31 được trang bị radar đường không mạnh nhất thế giới cho đến nay. Ảnh: Tiêm kích MiG-31 - Nguồn: Wikipedia.
Không chỉ MiG-31, Su-35 cũng được trang bị radar mảng pha Irbis-E có khoảng cách dò tìm đạt tới 400 km với mục tiêu có độ phản xạ radar (RCS) là 3m2 (tương đương máy bay F-16). Với mục tiêu có độ phản xạ radar là 0,01m2 (tương đương máy bay tàng hình) phạm vi dò tìm đạt 90 km, nên cho phép sử dụng tên lửa R-37M. Ảnh: Radar Irbis-E - Nguồn: Wikipedia.
Trong tương lai, Su-35 có thể được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động, được sử dụng cho Su-57, giúp cho phi công khả năng nhận biết tình huống tốt hơn. Ngoài ra Su-35 có thể chia sẻ dữ liệu với các máy bay chiến đấu khác, cũng như nhận được thông tin từ radar mặt đất và máy bay cảnh báo sớm A-50U, giúp phát huy tốt hơn khả năng tác chiến tầm xa của tên lửa R-37M. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35S - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài tên lửa R-37M, Không quân Nga cũng sẽ biên chế một loại tên lửa không đối không mới khác K-77. Tên lửa này có tầm bắn ngắn hơn R-37M, chỉ vào khoảng 193 km, nhưng có hình dáng nhỏ gọn hơn, nên có thể trang bị trên nhiều loại máy bay chiến đấu hiện có của Nga. Ảnh: Tên lửa K-77. Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên có khả năng tên lửa K-77 có thể chỉ được trang bị cho Su-57; theo phân tích, một chiếc Su-57 có thể mang được 8 tên lửa K-77 và được lắp trong khoang chứa vũ khí bên trong của Su-57, để giúp duy trì đặc tính tàng hình của nó. Ảnh: Máy bay Su-57 thử nghiệm tên lửa K-77 - Nguồn: Twitter/Sukhoi Su-57 Felon.
Rất có thể trong tương lai, tên lửa R-37M sẽ được triển khai trên nhiều loại máy bay chiến đấu hơn, bao gồm Su-35, Su-30SM, Su-30SM2, MiG-35 và Su-57. Ảnh: Tên lửa R-37M - Nguồn: Tass
Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu Su-57 có thể mang R-37M trong khoang chứa vũ khí bên trong hay mang tên lửa ở giá treo bên ngoài; nhưng nếu mang tên lửa ở giá treo bên ngoài, sẽ ảnh hưởng đến đặc tính tàng hình của máy bay. Ảnh: Tên lửa R-37M - Nguồn: Tass
Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu Su-57 có thể mang R-37M trong khoang chứa vũ khí bên trong hay mang tên lửa ở giá treo bên ngoài; nhưng nếu mang tên lửa ở giá treo bên ngoài, sẽ ảnh hưởng đến đặc tính tàng hình của máy bay. Ảnh: Tên lửa R-37M - Nguồn: Tass
Dự kiến, tên lửa R-37M cũng sẽ được xuất khẩu; Ai Cập và Trung Quốc đều là những khách hàng tiềm năng lớn vì cả hai nước đều đang trang bị tiêm kích Su-35. Gần đây, Nga thông báo rằng máy bay chiến đấu cải tiến Su-30 cũng có thể sử dụng R-37M, mang lại khả năng xuất khẩu lớn hơn. Ảnh: MiG-31 của Nga phóng tên lửa R-37M - Nguồn: Wikipedia.
Không quân Algeria dự kiến sẽ nhận lô máy bay chiến đấu Su-57 đầu tiên vào khoảng năm 2025 và có thể nâng cấp số máy bay chiến đấu Su-30MKA lên tiêu chuẩn Su-30SM2. Không quân nước này cũng có thể mua tên lửa K-77 và R-37M cùng lúc. Ảnh: Máy bay Su-30MKA của Không quân Algeria - Nguồn: Wikipedia.
Tên lửa R-37 ban đầu được thiết kế để chống lại các mục tiêu hạng nặng như máy bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm; nhưng tên lửa này cũng rất hiệu quả đối với các mục tiêu là máy bay chiến đấu, nếu phóng tên lửa dưới 70% tầm bắn tối đa. Ảnh: Tên lửa R-37 trang bị trên MiG-31. Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù tên lửa AIM-54 Phoenix trang bị trên máy bay F-14 của Mỹ có có tính năng như tên lửa R-37, nhưng về mặt kỹ thuật, nó ra đời trước tên lửa R-37 gần 40 năm. Hiện nay Mỹ cũng đã loại biên máy bay F-14, nên cũng không còn phương tiện mang phóng tên lửa AIM-54 Phoenix; do vậy R-37M của Nga được đánh giá là loại tên lửa mạnh nhất trong các loại tên lửa tầm xa. Ảnh: Tên lửa AIM-54 Phoenix trang bị trên máy bay F-14 của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Video Nga thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Zircon - Nguồn: Sputnik Việt Nam