Những hình ảnh cho thấy màn khai hỏa R-37M của Su-35 cùng hoạt động của nhiều máy bay khác trong một cuộc diễn tập được Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 4/10. Theo hình ảnh công bố, quả đạn R-37M được thả từ giá treo vũ khí dưới cánh phải tiêm kích Su-35S. Tên lửa chúi xuống để tạo giãn cách an toàn và kích hoạt ngay sau đó.Bộ Quốc phòng Nga không cho biết thời gian diễn ra đợt thử nghiệm, cũng như khoảng cách từ chiếc Su-35S đến mục tiêu.Theo thiết kế, mỗi chiếc Su-35 có thể mang tối đa 2 đạn tên lửa R-37M trong mỗi lần cất cánh làm nhiệm vụ. Việc được tích hợp R-37M khiến hiệu quả chiến đấu của nó tương đương với Su-57.Việc bổ sung tên lửa không đối không tầm xa R-37M mang lại cho Su-35 khả năng đánh chặn tên lửa hành trình của đối phương trước khi nó được phóng đi.Khi trực tiếp đối mặt với mục tiêu tấn công, trong giai đoạn bay cuối, tên lửa sẽ kích hoạt radar dẫn đường của đầu đạn, sau khi khóa mục tiêu, tên lửa sẽ hiệu chỉnh tuyến đường bay một lần cuối cùng.Đến lúc này thì radar mục tiêu mới phát hiện được tên lửa, nhưng trong một khoảng cách cực ngắn và với tốc độ vượt siêu thanh thì việc đưa ra phản ứng đối phó của đối phương là điều không thể.R-37M hiện là tên lửa không đối không duy nhất trên thế giới có tầm bắn hơn 300 km, mặc dù nó vẫn kém hơn một chút so với tên lửa vượt siêu thanh Zircon với tốc độ Mach 8, nhưng R-37M (có tốc độ trên Mach 5) có thể theo dõi mục tiêu thông qua sự kết hợp của radar chủ động và bán chủ động, có thể nói là nó hoàn toàn độc lập với phương tiện phóng và có khả năng tấn công các mục tiêu tàng hình.Khi tên lửa này xâm nhập vào cự ly 190 km so với mục tiêu, thì các mục tiêu hoàn toàn không có khả năng sống sót. Do đó, R-37M được các chuyên gia quân sự Nga gọi là "kẻ hủy diệt" của máy bay chiến đấu F-35A Mỹ.
Những hình ảnh cho thấy màn khai hỏa R-37M của Su-35 cùng hoạt động của nhiều máy bay khác trong một cuộc diễn tập được Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 4/10. Theo hình ảnh công bố, quả đạn R-37M được thả từ giá treo vũ khí dưới cánh phải tiêm kích Su-35S. Tên lửa chúi xuống để tạo giãn cách an toàn và kích hoạt ngay sau đó.
Bộ Quốc phòng Nga không cho biết thời gian diễn ra đợt thử nghiệm, cũng như khoảng cách từ chiếc Su-35S đến mục tiêu.
Theo thiết kế, mỗi chiếc Su-35 có thể mang tối đa 2 đạn tên lửa R-37M trong mỗi lần cất cánh làm nhiệm vụ. Việc được tích hợp R-37M khiến hiệu quả chiến đấu của nó tương đương với Su-57.
Việc bổ sung tên lửa không đối không tầm xa R-37M mang lại cho Su-35 khả năng đánh chặn tên lửa hành trình của đối phương trước khi nó được phóng đi.
Khi trực tiếp đối mặt với mục tiêu tấn công, trong giai đoạn bay cuối, tên lửa sẽ kích hoạt radar dẫn đường của đầu đạn, sau khi khóa mục tiêu, tên lửa sẽ hiệu chỉnh tuyến đường bay một lần cuối cùng.
Đến lúc này thì radar mục tiêu mới phát hiện được tên lửa, nhưng trong một khoảng cách cực ngắn và với tốc độ vượt siêu thanh thì việc đưa ra phản ứng đối phó của đối phương là điều không thể.
R-37M hiện là tên lửa không đối không duy nhất trên thế giới có tầm bắn hơn 300 km, mặc dù nó vẫn kém hơn một chút so với tên lửa vượt siêu thanh Zircon với tốc độ Mach 8, nhưng R-37M (có tốc độ trên Mach 5) có thể theo dõi mục tiêu thông qua sự kết hợp của radar chủ động và bán chủ động, có thể nói là nó hoàn toàn độc lập với phương tiện phóng và có khả năng tấn công các mục tiêu tàng hình.
Khi tên lửa này xâm nhập vào cự ly 190 km so với mục tiêu, thì các mục tiêu hoàn toàn không có khả năng sống sót. Do đó, R-37M được các chuyên gia quân sự Nga gọi là "kẻ hủy diệt" của máy bay chiến đấu F-35A Mỹ.