Đoạn video cho thấy tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga bay trong trạng thái "mui trần" đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và gây ra không ít sự sửng sốt.Tuy nhiên đây không phải là trường hợp máy bay gặp lỗi kỹ thuật hay một sửa đổi mới của chiếc tiêm kích này, cụ thể chuyến bay diễn ra trong tình trạng nói trên với mục đích thử nghiệm tình huống khẩn cấp."Một đoạn video bất thường đã được Bộ Quốc phòng Nga tung ra nhằm chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Trung tâm thử nghiệm bay nhà nước V.P. Chkalov, tất cả các máy bay của không quân Nga hay khách hàng nước ngoài đều được đánh giá tại đây"."Chương trình thử nghiệm bao gồm một chuyến bay của Su-57 với buồng lái mở, điều này là cần thiết để đánh giá hành vi cũng như sức khỏe của phi công trong tình huống nắp cabin vì lý do này hay khác bị hỏng", báo chí Nga nói rõ.Được biết phần nắp cabin đã được tháo ra từ trước khi máy bay chiến đấu và phi công cất cánh lên bầu trời. Tuy nhiên chưa rõ chuyến bay diễn ra ở độ cao và tốc độ bao nhiêu, cũng như có phải chuẩn bị biện pháp an toàn đặc biệt nào hay không.Nhưng theo suy đoán thì chiếc Su-57 nói trên bay hành trình ở tốc độ cũng như độ cao khá thấp, bởi nếu không sức gió và nhiệt độ có thể khiến phi công mất khả năng điều khiển chiến đấu cơ.Trong thực tế cũng đã xảy ra khá nhiều trường hợp phi công phải bay trong điều kiện nói trên, do vậy bài kiểm tra này rõ ràng là cần thiết, nhất là đối với chiếc tiêm kích tàng hình tối tân như Su-57.Hiện tại chưa rõ danh tính phi công thử nghiệm, nhưng chắc chắn đó phải là một "thợ lái" cực kỳ dày dạn kinh nghiệm bởi rõ ràng đây là bài kiểm tra tiềm ẩn rủi ro rất cao.Cũng trong đoạn video trên, ngoài khoảnh khắc tiêm kích Su-57 bay trong tình trạng "mui trần" thì giới truyền thông còn chú ý tới vụ phóng thử nghiệm đầu tiên của tên lửa không đối không tầm xa R-37M từ chiếc Su-35S.Tên lửa R-37M còn được gọi là RVV-BD hay "Sản phẩm 620", nó là sản phẩm của Cục thiết kế chế tạo máy nhà nước Vympel được đặt theo tên của Toropov (một thành viên của Tập đoàn Vũ khí - Tên lửa chiến thuật).Theo công bố, tên lửa có tầm bắn tối đa lên tới 300 km. Độ cao hoạt động nằm trong khoảng 5 m đến 25 km. Trọng lượng phóng của R-37M vào khoảng 510 kg. Đầu đạn phân mảnh của nó nặng 60 kg. Chiều dài của tên lửa là 4,06 m.Động cơ đẩy nhiên liệu rắn chế độ kép và hệ thống dẫn đường kết hợp quán tính thông qua hiệu chỉnh vô tuyến với radar chủ động trong giai đoạn cuối của chuyến bay cho phép phi công khai hỏa tên lửa R-37M theo nguyên tắc "phóng và quên".Radar của R-37M là loại Agat 9M1103M-350 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly lên tới 70 km, khóa mục tiêu từ khoảng cách 40 km, hiện chưa rõ khả năng chịu quá tải của tên lửa đạt tới con số bao nhiêu.Tiêm kích Su-35S có khả năng mang theo 4 tên lửa R-37M. Ngoài ra vũ khí mới này sẽ được đưa vào trang bị cho các chiến đấu cơ MiG-31BM, nó có thể mang 6 tên lửa trên các giá treo của mình.Mặc dù có tầm bắn xa nhưng độ chính xác của tên lửa R-37M chưa thể kiểm nghiệm, giới phân tích cho rằng đối tượng tiêu diệt của nó là máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không hoặc máy bay ném bom độ cơ động thấp chứ không phải tiêm kích.
Đoạn video cho thấy tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga bay trong trạng thái "mui trần" đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và gây ra không ít sự sửng sốt.
Tuy nhiên đây không phải là trường hợp máy bay gặp lỗi kỹ thuật hay một sửa đổi mới của chiếc tiêm kích này, cụ thể chuyến bay diễn ra trong tình trạng nói trên với mục đích thử nghiệm tình huống khẩn cấp.
"Một đoạn video bất thường đã được Bộ Quốc phòng Nga tung ra nhằm chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Trung tâm thử nghiệm bay nhà nước V.P. Chkalov, tất cả các máy bay của không quân Nga hay khách hàng nước ngoài đều được đánh giá tại đây".
"Chương trình thử nghiệm bao gồm một chuyến bay của Su-57 với buồng lái mở, điều này là cần thiết để đánh giá hành vi cũng như sức khỏe của phi công trong tình huống nắp cabin vì lý do này hay khác bị hỏng", báo chí Nga nói rõ.
Được biết phần nắp cabin đã được tháo ra từ trước khi máy bay chiến đấu và phi công cất cánh lên bầu trời. Tuy nhiên chưa rõ chuyến bay diễn ra ở độ cao và tốc độ bao nhiêu, cũng như có phải chuẩn bị biện pháp an toàn đặc biệt nào hay không.
Nhưng theo suy đoán thì chiếc Su-57 nói trên bay hành trình ở tốc độ cũng như độ cao khá thấp, bởi nếu không sức gió và nhiệt độ có thể khiến phi công mất khả năng điều khiển chiến đấu cơ.
Trong thực tế cũng đã xảy ra khá nhiều trường hợp phi công phải bay trong điều kiện nói trên, do vậy bài kiểm tra này rõ ràng là cần thiết, nhất là đối với chiếc tiêm kích tàng hình tối tân như Su-57.
Hiện tại chưa rõ danh tính phi công thử nghiệm, nhưng chắc chắn đó phải là một "thợ lái" cực kỳ dày dạn kinh nghiệm bởi rõ ràng đây là bài kiểm tra tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Cũng trong đoạn video trên, ngoài khoảnh khắc tiêm kích Su-57 bay trong tình trạng "mui trần" thì giới truyền thông còn chú ý tới vụ phóng thử nghiệm đầu tiên của tên lửa không đối không tầm xa R-37M từ chiếc Su-35S.
Tên lửa R-37M còn được gọi là RVV-BD hay "Sản phẩm 620", nó là sản phẩm của Cục thiết kế chế tạo máy nhà nước Vympel được đặt theo tên của Toropov (một thành viên của Tập đoàn Vũ khí - Tên lửa chiến thuật).
Theo công bố, tên lửa có tầm bắn tối đa lên tới 300 km. Độ cao hoạt động nằm trong khoảng 5 m đến 25 km. Trọng lượng phóng của R-37M vào khoảng 510 kg. Đầu đạn phân mảnh của nó nặng 60 kg. Chiều dài của tên lửa là 4,06 m.
Động cơ đẩy nhiên liệu rắn chế độ kép và hệ thống dẫn đường kết hợp quán tính thông qua hiệu chỉnh vô tuyến với radar chủ động trong giai đoạn cuối của chuyến bay cho phép phi công khai hỏa tên lửa R-37M theo nguyên tắc "phóng và quên".
Radar của R-37M là loại Agat 9M1103M-350 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly lên tới 70 km, khóa mục tiêu từ khoảng cách 40 km, hiện chưa rõ khả năng chịu quá tải của tên lửa đạt tới con số bao nhiêu.
Tiêm kích Su-35S có khả năng mang theo 4 tên lửa R-37M. Ngoài ra vũ khí mới này sẽ được đưa vào trang bị cho các chiến đấu cơ MiG-31BM, nó có thể mang 6 tên lửa trên các giá treo của mình.
Mặc dù có tầm bắn xa nhưng độ chính xác của tên lửa R-37M chưa thể kiểm nghiệm, giới phân tích cho rằng đối tượng tiêu diệt của nó là máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không hoặc máy bay ném bom độ cơ động thấp chứ không phải tiêm kích.