Trung Quốc bất ngờ cắt giảm quân số với số lượng rất lớn. Mục đích của việc này là nhằm tiến tới một quân đội thu gọn nhưng hiện đại hơn.Chuyên gia quân sự của Trung Quốc, ông Zhong Xin cho biết động thái cắt giảm trên là một phần trong nỗ lực "tối ưu hóa" cơ cấu nhân sự của quân đội nước này, đồng thời tăng thêm lực lượng đảm nhiệm vai trò tác chiến.Một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết khoảng 300.000 vị trí bị cắt giảm thuộc các đơn vị phi tác chiến, bao gồm các tổng cục chính trị, hậu cần, quân khí vốn bị giải thể từ trước.Bên cạnh đó 5 tập đoàn quân và nhân viên phục vụ tại viện dưỡng lão dành cho cựu chiến binh cũng bị cắt giảm nhân sự mạnh.Trong khi đó, các đơn vị tác chiến lại được bổ sung thêm quân, gồm lực lượng không quân, tên lửa và hỗ trợ chiến lược."Các đơn vị lính dù của PLA được nâng từ cấp lữ đoàn lên sư đoàn, đồng thời số lượng phi công được tăng lên để vận hành nhiều tiêm kích thế hệ mới như J-20, J-16 và J-10C", nguồn tin cho hay.Ông Zhong Xin cho biết quân đội Trung Quốc hiện có khoảng hai triệu binh sĩ, giảm ba lần so với đỉnh điểm với 6 triệu quân vào đầu những năm 1950.Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu Quân ủy Trung ương, đưa ra kế hoạch hiện đại hóa quân đội năm 2015, Trung Quốc có khoảng 2,3 triệu quân.Chuyên gia Zhong Xin nhận định quân đội Trung Quốc còn nhiều việc phải làm để biến tham vọng hiện đại hóa thành hiện thực."Hệ thống chỉ huy của quân đội không đồng bộ, cấu trúc lực lượng không đủ vững chắc và quy trình chính sách chậm chạp làm hạn chế nghiêm trọng các hoạt động phòng thủ", ông Zhong Xin viết."Nếu những vấn đề này không được giải quyết, kế hoạch xây dựng quân đội đẳng cấp thế giới sẽ chỉ là lời nói suông", ông Zhong Xin cho biết thêm.Chuyên gia quân sự Liu Yantong, trong bài bình luận khác ở cuốn sách của People's Daily nhận định rằng, rủi ro an ninh đối với Trung Quốc gia tăng khi nước này chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn về công nghệ, kinh tế và chính trị từ một số cường quốc khác."Chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng bất cứ lúc nào", ông Liu nhận định.Truyền thông Trung Quốc, trong đó có tờ PLA Daily của quân đội đưa tin, lực lượng hải quân nước này "được mở rộng để tăng cường bảo vệ các tuyến hàng hải huyết mạch".Quân đội Trung Quốc cũng lên kế hoạch mở rộng binh chủng thủy quân lục chiến từ 2 lên 10 lữ đoàn, tăng quân số từ khoảng 20.000 lên 100.000 người.Một số binh sĩ thủy quân lục chiến Trung Quốc sẽ đồn trú tại căn cứ ở Djibouti và Pakistan. Đây là các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài.Kế hoạch hiện đại hóa và mở rộng một số quân binh chủng nằm trong mục tiêu biến quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng hiện đại vào năm 2027.Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra mốc thời gian 2050 quân đội nước này sẽ đạt tới đẳng cấp thế giới, sánh ngang với Mỹ.Một số nhà phân tích nhận định rằng, mốc năm 2050 Trung Quốc đặt ra để có quân đội sánh ngang Mỹ là rất khó. Có thể Bắc Kinh đạt được bằng Mỹ về trang bị, nhưng về tính thiện chiến và kinh nghiệm trận mạc Trung Quốc sẽ cần một khoảng thời gian rất dài nữa mới bằng Mỹ.Ông Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nhận định quân đội Trung Quốc chịu áp lực ngày càng lớn từ trong và ngoài nước, khi thách thức đến từ những hướng khác nhau."Quân đội Trung Quốc từng thiên về lục quân. Tuy nhiên, lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc đang mở rộng và xuất hiện ở nhiều hình thá khác, thậm chí có thể tính cả mạng không gian", ông Chu Thần Minh nói.Ông Chu Thần Minh nhận định rằng quân đội Trung Quốc đang tiếp tục cải tổ sâu rộng các lực lượng tác chiến.Tuy nhiên, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết loạt vấn đề trong nước, trong đó có ảnh hưởng của già hóa dân số với hoạt động tuyển quân.
Trung Quốc bất ngờ cắt giảm quân số với số lượng rất lớn. Mục đích của việc này là nhằm tiến tới một quân đội thu gọn nhưng hiện đại hơn.
Chuyên gia quân sự của Trung Quốc, ông Zhong Xin cho biết động thái cắt giảm trên là một phần trong nỗ lực "tối ưu hóa" cơ cấu nhân sự của quân đội nước này, đồng thời tăng thêm lực lượng đảm nhiệm vai trò tác chiến.
Một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết khoảng 300.000 vị trí bị cắt giảm thuộc các đơn vị phi tác chiến, bao gồm các tổng cục chính trị, hậu cần, quân khí vốn bị giải thể từ trước.
Bên cạnh đó 5 tập đoàn quân và nhân viên phục vụ tại viện dưỡng lão dành cho cựu chiến binh cũng bị cắt giảm nhân sự mạnh.
Trong khi đó, các đơn vị tác chiến lại được bổ sung thêm quân, gồm lực lượng không quân, tên lửa và hỗ trợ chiến lược.
"Các đơn vị lính dù của PLA được nâng từ cấp lữ đoàn lên sư đoàn, đồng thời số lượng phi công được tăng lên để vận hành nhiều tiêm kích thế hệ mới như J-20, J-16 và J-10C", nguồn tin cho hay.
Ông Zhong Xin cho biết quân đội Trung Quốc hiện có khoảng hai triệu binh sĩ, giảm ba lần so với đỉnh điểm với 6 triệu quân vào đầu những năm 1950.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu Quân ủy Trung ương, đưa ra kế hoạch hiện đại hóa quân đội năm 2015, Trung Quốc có khoảng 2,3 triệu quân.
Chuyên gia Zhong Xin nhận định quân đội Trung Quốc còn nhiều việc phải làm để biến tham vọng hiện đại hóa thành hiện thực.
"Hệ thống chỉ huy của quân đội không đồng bộ, cấu trúc lực lượng không đủ vững chắc và quy trình chính sách chậm chạp làm hạn chế nghiêm trọng các hoạt động phòng thủ", ông Zhong Xin viết.
"Nếu những vấn đề này không được giải quyết, kế hoạch xây dựng quân đội đẳng cấp thế giới sẽ chỉ là lời nói suông", ông Zhong Xin cho biết thêm.
Chuyên gia quân sự Liu Yantong, trong bài bình luận khác ở cuốn sách của People's Daily nhận định rằng, rủi ro an ninh đối với Trung Quốc gia tăng khi nước này chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn về công nghệ, kinh tế và chính trị từ một số cường quốc khác.
"Chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng bất cứ lúc nào", ông Liu nhận định.
Truyền thông Trung Quốc, trong đó có tờ PLA Daily của quân đội đưa tin, lực lượng hải quân nước này "được mở rộng để tăng cường bảo vệ các tuyến hàng hải huyết mạch".
Quân đội Trung Quốc cũng lên kế hoạch mở rộng binh chủng thủy quân lục chiến từ 2 lên 10 lữ đoàn, tăng quân số từ khoảng 20.000 lên 100.000 người.
Một số binh sĩ thủy quân lục chiến Trung Quốc sẽ đồn trú tại căn cứ ở Djibouti và Pakistan. Đây là các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài.
Kế hoạch hiện đại hóa và mở rộng một số quân binh chủng nằm trong mục tiêu biến quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng hiện đại vào năm 2027.
Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra mốc thời gian 2050 quân đội nước này sẽ đạt tới đẳng cấp thế giới, sánh ngang với Mỹ.
Một số nhà phân tích nhận định rằng, mốc năm 2050 Trung Quốc đặt ra để có quân đội sánh ngang Mỹ là rất khó. Có thể Bắc Kinh đạt được bằng Mỹ về trang bị, nhưng về tính thiện chiến và kinh nghiệm trận mạc Trung Quốc sẽ cần một khoảng thời gian rất dài nữa mới bằng Mỹ.
Ông Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nhận định quân đội Trung Quốc chịu áp lực ngày càng lớn từ trong và ngoài nước, khi thách thức đến từ những hướng khác nhau.
"Quân đội Trung Quốc từng thiên về lục quân. Tuy nhiên, lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc đang mở rộng và xuất hiện ở nhiều hình thá khác, thậm chí có thể tính cả mạng không gian", ông Chu Thần Minh nói.
Ông Chu Thần Minh nhận định rằng quân đội Trung Quốc đang tiếp tục cải tổ sâu rộng các lực lượng tác chiến.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết loạt vấn đề trong nước, trong đó có ảnh hưởng của già hóa dân số với hoạt động tuyển quân.