Trung Quốc nổi tiếng với việc sản xuất các loại vũ khí được quảng bá có hiệu suất bằng thậm chí nhỉn hơn hàng Nga nhưng giá thấp hơn rất nhiều. Huấn luyện cơ kiêm cường kích JL-10 là một trong số đó.Trong khi máy bay huấn luyện kiêm cường kích hạng nhẹ của Nga có giá thành lên tới 15 triệu USD/chiếc thì loại JL-10 (phiên bản xuất khẩu định danh là L-15) lại có giá chỉ vào khoảng 10 triệu USD cho một chiếc.Nhìn bề ngoài của huấn luyện cơ kiêm cường kích nhẹ JL-10 có nhiều điểm khá tương đồng với chiếc YaK-130 của Nga. Trung Quốc rất tự tin về loại máy bay này, họ thậm chí còn cho rằng ở một số điều kiện, JL-10 còn nhỉnh hơn Yak-130.Được biết, máy bay JL-10 áp dụng hệ thống điều khiển fly-by-wire, đồng thời sử dụng khoang điều khiển thủy tinh, trong khoang có 6 màn hình hiển thị màu đa năng (mỗi phi công trang bị 3 chiếc).Ngoài ra, trong khoang điều khiển còn trang bị thiết bị lấy chuẩn, radar hiện đại trên đầu máy bay.25% toàn bộ kết cấu của máy bay JL-10 sử dụng vật liệu composite carbon, trong đó có phần cánh và đuôi máy bay. Tuổi thọ dự kiến của máy bay là 10.000 giờ hoặc sử dụng 30 năm.JL-10 trang bị 2 động cơ phản lực AI-222-25F của Ukraine, động cơ đã trang bị buồng đốt nhiên liệu phụ trội giúp máy bay có thể bay với vận tốc siêu âm.Mới đây Trung Quốc đã chi tới 800 triệu USD để mua thêm 400 động cơ của Ukrainie. Trước đó họ cũng đã mua 250 động cơ AI-222-25F vào năm 2015.Hai động cơ AI-322 trên chiếc JL-10 của Trung Quốc có đủ sức đẩy cho máy bay trọng lượng cất cánh tối đa tới 9.8 tấnJL-10 có kíp lái 2 người, điều này dễ dàng cho việc giảng viên hướng dẫn cận kẽ cho học viên trong chuyến bay thực tế.Khi cần thiết chỉ bằng những thay đổi nhỏ, chiếc JL-10 đã biến thành một cường kích hạng nhẹ đầy uy lực.Với sự trợ giúp của Ukraine trong vấn đề động cơ, rõ ràng Trung Quốc có thể tung ra vài trăm mẫu máy bay huấn luyện được quảng bá là chất lượng cao nhưng giá rẻ.Điều này sẽ tạo ra khó khăn nhất định cho Nga trên thị trường vũ khí xuất khẩu, dù giới phân tích chỉ ra rằng còn quá sớm để cho rằng JL-10 có hiệu suất tương đồng chưa nói tới việc nó có thể vượt trội "hàng xịn" Yak-130.Dù vũ khí Trung Quốc luôn mang tiếng về độ thiếu ổn định, nhưng rõ ràng mức giá rẻ "đến mức bất ngờ" sẽ làm một số quốc gia có tiềm lực ngân sách quốc phòng hạn chế dao động.Thực tế đã chứng minh rằng vũ khí Trung Quốc vẫn tìm được chỗ đứng nhất định, nhiều hợp đồng vũ khí của Nga đã rơi vào tay Trung Quốc ở phút chót.Hiện tại Trung Quốc đang tăng tốc sản xuất những chiếc máy bay JL-10 cho không quân nước này và tiếp tục chiến lược tiếp thị chúng ra thị trường vũ khí quốc tế.
Trung Quốc nổi tiếng với việc sản xuất các loại vũ khí được quảng bá có hiệu suất bằng thậm chí nhỉn hơn hàng Nga nhưng giá thấp hơn rất nhiều. Huấn luyện cơ kiêm cường kích JL-10 là một trong số đó.
Trong khi máy bay huấn luyện kiêm cường kích hạng nhẹ của Nga có giá thành lên tới 15 triệu USD/chiếc thì loại JL-10 (phiên bản xuất khẩu định danh là L-15) lại có giá chỉ vào khoảng 10 triệu USD cho một chiếc.
Nhìn bề ngoài của huấn luyện cơ kiêm cường kích nhẹ JL-10 có nhiều điểm khá tương đồng với chiếc YaK-130 của Nga. Trung Quốc rất tự tin về loại máy bay này, họ thậm chí còn cho rằng ở một số điều kiện, JL-10 còn nhỉnh hơn Yak-130.
Được biết, máy bay JL-10 áp dụng hệ thống điều khiển fly-by-wire, đồng thời sử dụng khoang điều khiển thủy tinh, trong khoang có 6 màn hình hiển thị màu đa năng (mỗi phi công trang bị 3 chiếc).
Ngoài ra, trong khoang điều khiển còn trang bị thiết bị lấy chuẩn, radar hiện đại trên đầu máy bay.
25% toàn bộ kết cấu của máy bay JL-10 sử dụng vật liệu composite carbon, trong đó có phần cánh và đuôi máy bay. Tuổi thọ dự kiến của máy bay là 10.000 giờ hoặc sử dụng 30 năm.
JL-10 trang bị 2 động cơ phản lực AI-222-25F của Ukraine, động cơ đã trang bị buồng đốt nhiên liệu phụ trội giúp máy bay có thể bay với vận tốc siêu âm.
Mới đây Trung Quốc đã chi tới 800 triệu USD để mua thêm 400 động cơ của Ukrainie. Trước đó họ cũng đã mua 250 động cơ AI-222-25F vào năm 2015.
Hai động cơ AI-322 trên chiếc JL-10 của Trung Quốc có đủ sức đẩy cho máy bay trọng lượng cất cánh tối đa tới 9.8 tấn
JL-10 có kíp lái 2 người, điều này dễ dàng cho việc giảng viên hướng dẫn cận kẽ cho học viên trong chuyến bay thực tế.
Khi cần thiết chỉ bằng những thay đổi nhỏ, chiếc JL-10 đã biến thành một cường kích hạng nhẹ đầy uy lực.
Với sự trợ giúp của Ukraine trong vấn đề động cơ, rõ ràng Trung Quốc có thể tung ra vài trăm mẫu máy bay huấn luyện được quảng bá là chất lượng cao nhưng giá rẻ.
Điều này sẽ tạo ra khó khăn nhất định cho Nga trên thị trường vũ khí xuất khẩu, dù giới phân tích chỉ ra rằng còn quá sớm để cho rằng JL-10 có hiệu suất tương đồng chưa nói tới việc nó có thể vượt trội "hàng xịn" Yak-130.
Dù vũ khí Trung Quốc luôn mang tiếng về độ thiếu ổn định, nhưng rõ ràng mức giá rẻ "đến mức bất ngờ" sẽ làm một số quốc gia có tiềm lực ngân sách quốc phòng hạn chế dao động.
Thực tế đã chứng minh rằng vũ khí Trung Quốc vẫn tìm được chỗ đứng nhất định, nhiều hợp đồng vũ khí của Nga đã rơi vào tay Trung Quốc ở phút chót.
Hiện tại Trung Quốc đang tăng tốc sản xuất những chiếc máy bay JL-10 cho không quân nước này và tiếp tục chiến lược tiếp thị chúng ra thị trường vũ khí quốc tế.