Đầu tiên phải kể đến máy bay chiến đấu J-20 vẫn là tâm điểm của sự chú ý nhất trong ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Mẫu thử nghiệm thứ 4 mang số hiệu 2012 đã thực hiện bay thử lần đầu tiên, toàn bộ dự án đang được thúc đẩy rất ổn định. Ngoài J-20, dự án tiêm kích tàng hình thế hệ 5 khác là J-31 công ty máy bay Thẩm Dương cũng thu hút không ít sự chú ý. Hiện tại, J-31 vẫn đang trong quá trình bay thử nghiệm, tuy nhiên tốc độ sản xuất mẫu thử có phần chậm hơn so với J-20. Có thông tin cho rằng, máy bay này sẽ lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không Châu Hải năm nay.
Sau J-11, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tận dụng thiết kế tiêm kích Sukhoi của Nga để phát triển các mẫu máy bay mới. Theo đó, trên cơ sở kết cấu thân Su-30MKK, Trung Quốc đã sao chép công nghệ tạo ra tiêm kích J-16 có tính năng tương ứng hệ thống điện tử vũ khí sản xuất trong nước của máy bay thế hệ 4. Hiện một số lượng nhỏ J-16 đã được chế tạo để thử nghiệm, đánh giá.
Bên cạnh việc chế tạo mới tiêm kích, Trung Quốc tích cực cải tiến thế hệ máy bay đang phục vụ, điển hình là chương trình phát triển J-10B. Đây là biến thể cải tiến lớn từ mẫu J-10A vốn tồn tại một số nhược điểm. Hiện nay, theo một số nguồn tin thì dự án J-10B bắt đầu đi đến hồi kết, chuẩn bị sản xuất loạt số lượng nhỏ.
Trong lĩnh vực phát triển máy bay cảnh giới trên không, Trung Quốc đang thực hiện chương trình phát triển máy bay cảnh báo KJ-500 thế hệ mới. Theo một số nguồn tin, KJ-500 sử dụng khung bệ cơ sở máy bay vận tải Y-8 được trang bị loại radar mạng pha mạnh hơn KJ-2000.
Tuy quy mô của không lực máy bay trên tàu của Trung Quốc tạm thời không lớn, nhưng nhu cầu của hải quân nước này đối với máy bay huấn luyện vẫn là cần thiết. Vì vậy, Trung Quốc đang thực hiện chương trình phát triển mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu trên hạm 2 chỗ ngồi J-15S. Không loại trừ khả năng Trung Quốc thậm chí có thể đưa J-15S thành mẫu tiêm kích chiến đấu.
Nhằm tăng cường năng lực tác chiến trên biển, Trung Quốc đang phát triển biến thể mới máy bay cường kích JH-7 được định danh là JH-7B. Tuy có hình dáng không khác biệt JH-7A, nhưng bên trong sẽ được nâng cấp mạnh với hệ thống lái kỹ thuật số hoàn toàn mới, thiết bị điện tử hiện đại.
Trong chương trình phát triển máy bay huấn luyện, có thể do thiết kế L-15 không đạt được hiệu quả như mong đợi nên Trung Quốc đang tích cực phát triển mẫu máy bay huấn luyện tiên tiến JL-10.
Nhằm đối phó với lực lượng tàu ngầm hùng mạnh của Mỹ-Nhật, Trung Quốc đang tích cực phát triển máy bay săn ngầm tầm xa tương tự mẫu P-3C Orion của Mỹ. Theo đó, trong vài năm gần đây Trung Quốc "vô tình" để lộ mẫu thử máy bay chống ngầm tầm xa được định danh là Cao Tân 6.
Trước nhu cầu cấp bách về vận tải tầm xa của Không quân Trung Quốc, thì nước này đang tích cực nghiên cứu và phát triển máy bay vận tải hạng nặng Y-20.
Đầu tiên phải kể đến máy bay chiến đấu J-20 vẫn là tâm điểm của sự chú ý nhất trong ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Mẫu thử nghiệm thứ 4 mang số hiệu 2012 đã thực hiện bay thử lần đầu tiên, toàn bộ dự án đang được thúc đẩy rất ổn định.
Ngoài J-20, dự án tiêm kích tàng hình thế hệ 5 khác là J-31 công ty máy bay Thẩm Dương cũng thu hút không ít sự chú ý. Hiện tại, J-31 vẫn đang trong quá trình bay thử nghiệm, tuy nhiên tốc độ sản xuất mẫu thử có phần chậm hơn so với J-20. Có thông tin cho rằng, máy bay này sẽ lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không Châu Hải năm nay.
Sau J-11, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tận dụng thiết kế tiêm kích Sukhoi của Nga để phát triển các mẫu máy bay mới. Theo đó, trên cơ sở kết cấu thân Su-30MKK, Trung Quốc đã sao chép công nghệ tạo ra tiêm kích J-16 có tính năng tương ứng hệ thống điện tử vũ khí sản xuất trong nước của máy bay thế hệ 4. Hiện một số lượng nhỏ J-16 đã được chế tạo để thử nghiệm, đánh giá.
Bên cạnh việc chế tạo mới tiêm kích, Trung Quốc tích cực cải tiến thế hệ máy bay đang phục vụ, điển hình là chương trình phát triển J-10B. Đây là biến thể cải tiến lớn từ mẫu J-10A vốn tồn tại một số nhược điểm. Hiện nay, theo một số nguồn tin thì dự án J-10B bắt đầu đi đến hồi kết, chuẩn bị sản xuất loạt số lượng nhỏ.
Trong lĩnh vực phát triển máy bay cảnh giới trên không, Trung Quốc đang thực hiện chương trình phát triển máy bay cảnh báo KJ-500 thế hệ mới. Theo một số nguồn tin, KJ-500 sử dụng khung bệ cơ sở máy bay vận tải Y-8 được trang bị loại radar mạng pha mạnh hơn KJ-2000.
Tuy quy mô của không lực máy bay trên tàu của Trung Quốc tạm thời không lớn, nhưng nhu cầu của hải quân nước này đối với máy bay huấn luyện vẫn là cần thiết. Vì vậy, Trung Quốc đang thực hiện chương trình phát triển mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu trên hạm 2 chỗ ngồi J-15S. Không loại trừ khả năng Trung Quốc thậm chí có thể đưa J-15S thành mẫu tiêm kích chiến đấu.
Nhằm tăng cường năng lực tác chiến trên biển, Trung Quốc đang phát triển biến thể mới máy bay cường kích JH-7 được định danh là JH-7B. Tuy có hình dáng không khác biệt JH-7A, nhưng bên trong sẽ được nâng cấp mạnh với hệ thống lái kỹ thuật số hoàn toàn mới, thiết bị điện tử hiện đại.
Trong chương trình phát triển máy bay huấn luyện, có thể do thiết kế L-15 không đạt được hiệu quả như mong đợi nên Trung Quốc đang tích cực phát triển mẫu máy bay huấn luyện tiên tiến JL-10.
Nhằm đối phó với lực lượng tàu ngầm hùng mạnh của Mỹ-Nhật, Trung Quốc đang tích cực phát triển máy bay săn ngầm tầm xa tương tự mẫu P-3C Orion của Mỹ. Theo đó, trong vài năm gần đây Trung Quốc "vô tình" để lộ mẫu thử máy bay chống ngầm tầm xa được định danh là Cao Tân 6.
Trước nhu cầu cấp bách về vận tải tầm xa của Không quân Trung Quốc, thì nước này đang tích cực nghiên cứu và phát triển máy bay vận tải hạng nặng Y-20.