Trang Sina của Trung Quốc mới đây đã đăng tải chùm ảnh về cuộc huấn luyện ngày đầu năm mới của các học viên phi công thuộc Trường Hàng không Tây An trong điều kiện thời tiết lạnh. Nguồn ảnh: Sina.Đây là đơn vị đang khai thác loại máy bay huấn luyện siêu âm JJ-7 - phiên bản hai chỗ ngồi dựa trên loại J-7 có tính năng tương đương MiG-21U. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù Không quân Trung Quốc gần đây đã được hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh chóng, nhưng không vì vậy mà bỏ qua thực tế rằng họ vẫn còn sử dụng hàng trăm tiêm kích J-7 thuộc thế hệ cũ hơn. Nguồn ảnh: Sina.Chính vì lý do này cho nên việc duy trì phiên bản huấn luyện JJ-7 vẫn được đánh giá là rất cần thiết, bất chấp họ đã đưa vào biên chế loại JL-9 hay JL-10 tối tân hơn nhiều. Nguồn ảnh: Sina.Đặc trưng của chiếc JJ-7 hay MiG-21 nguyên bản đó là diện tích cánh nhỏ, tốc độ hạ cánh rất cao, cộng thêm hệ thống điện tử hàng không khá thô sơ sẽ đòi hỏi phi công phải thực sự phát triển kỹ năng của mình, tránh phụ thuộc phương tiện hỗ trợ. Nguồn ảnh: Sina.Nếu chủ được chiếc máy bay này, học viên phi công sẽ không gặp nhiều khó khăn khi điều khiển các dòng chiến đấu cơ tối tân như J-10 hay J-11, J-16. Nguồn ảnh: Sina.Đào tạo phi công trên JJ-7 được so sánh như là huấn luyện thủy thủ trên tàu buồm trước khi đưa lên thực hành trên những con tàu hiện đại, nhằm giúp học viên nắm được cách dùng la bàn, nhìn sao xác định phương hướng hay tận dụng dòng hải lưu… Nguồn ảnh: Sina.Ngoài phục vụ trong Không quân Trung Quốc, chiếc JJ-7 còn được xuất khẩu cho nhiều quốc gia châu Á và châu Phi dưới tên gọi FT-7. Nguồn ảnh: Sina.Tuy vậy trong tương lai không xa, dự kiến Không quân Trung Quốc sẽ từng bước thay thế hết loại JJ-7 bằng chiếc JL-9 Sơn Ưng (còn gọi bằng cái tên FTC-2000), đây thực chất cũng vẫn là một dẫn xuất từ chiếc JJ-7 nhưng trang bị hiện đại hơn nhiều. Nguồn ảnh: Sina.Nhờ được thay thế theo tỷ lệ 1:1 mà tổng số lượng máy bay chiến đấu trong biên chế Không quân Trung Quốc vẫn không hề thay đổi so với trước khi hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra có một chi tiết nữa cũng cần được nhắc tới đó là trong khi Liên Xô/Nga đã ngừng cải tiến và sản xuất MiG-21 từ lâu thì Trung Quốc vẫn tiếp tục công việc với dòng J-7, khiến họ là quốc gia sở hữu những phiên bản MiG-21 tốt nhất. Nguồn ảnh: Sina.Thậm chí đây còn là mặt hàng xuất khẩu đắt khách của họ, vượt qua cả chiếc JF-17 Thunder mang nhiều kỳ vọng hay loại J-11/16 sao chép thiết kế của Nga. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem video: Chiến đấu cơ J-7 do Trung Quốc chế tạo trong biên chế Không quân Myanmar. (Nguồn Myanmar Defence)
Trang Sina của Trung Quốc mới đây đã đăng tải chùm ảnh về cuộc huấn luyện ngày đầu năm mới của các học viên phi công thuộc Trường Hàng không Tây An trong điều kiện thời tiết lạnh. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là đơn vị đang khai thác loại máy bay huấn luyện siêu âm JJ-7 - phiên bản hai chỗ ngồi dựa trên loại J-7 có tính năng tương đương MiG-21U. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù Không quân Trung Quốc gần đây đã được hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh chóng, nhưng không vì vậy mà bỏ qua thực tế rằng họ vẫn còn sử dụng hàng trăm tiêm kích J-7 thuộc thế hệ cũ hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Chính vì lý do này cho nên việc duy trì phiên bản huấn luyện JJ-7 vẫn được đánh giá là rất cần thiết, bất chấp họ đã đưa vào biên chế loại JL-9 hay JL-10 tối tân hơn nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc trưng của chiếc JJ-7 hay MiG-21 nguyên bản đó là diện tích cánh nhỏ, tốc độ hạ cánh rất cao, cộng thêm hệ thống điện tử hàng không khá thô sơ sẽ đòi hỏi phi công phải thực sự phát triển kỹ năng của mình, tránh phụ thuộc phương tiện hỗ trợ. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu chủ được chiếc máy bay này, học viên phi công sẽ không gặp nhiều khó khăn khi điều khiển các dòng chiến đấu cơ tối tân như J-10 hay J-11, J-16. Nguồn ảnh: Sina.
Đào tạo phi công trên JJ-7 được so sánh như là huấn luyện thủy thủ trên tàu buồm trước khi đưa lên thực hành trên những con tàu hiện đại, nhằm giúp học viên nắm được cách dùng la bàn, nhìn sao xác định phương hướng hay tận dụng dòng hải lưu… Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài phục vụ trong Không quân Trung Quốc, chiếc JJ-7 còn được xuất khẩu cho nhiều quốc gia châu Á và châu Phi dưới tên gọi FT-7. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy vậy trong tương lai không xa, dự kiến Không quân Trung Quốc sẽ từng bước thay thế hết loại JJ-7 bằng chiếc JL-9 Sơn Ưng (còn gọi bằng cái tên FTC-2000), đây thực chất cũng vẫn là một dẫn xuất từ chiếc JJ-7 nhưng trang bị hiện đại hơn nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Nhờ được thay thế theo tỷ lệ 1:1 mà tổng số lượng máy bay chiến đấu trong biên chế Không quân Trung Quốc vẫn không hề thay đổi so với trước khi hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra có một chi tiết nữa cũng cần được nhắc tới đó là trong khi Liên Xô/Nga đã ngừng cải tiến và sản xuất MiG-21 từ lâu thì Trung Quốc vẫn tiếp tục công việc với dòng J-7, khiến họ là quốc gia sở hữu những phiên bản MiG-21 tốt nhất. Nguồn ảnh: Sina.
Thậm chí đây còn là mặt hàng xuất khẩu đắt khách của họ, vượt qua cả chiếc JF-17 Thunder mang nhiều kỳ vọng hay loại J-11/16 sao chép thiết kế của Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem video: Chiến đấu cơ J-7 do Trung Quốc chế tạo trong biên chế Không quân Myanmar. (Nguồn Myanmar Defence)