Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ukraine liên tục tìm kiếm sự trợ giúp về vũ khí và trang thiết bị từ các nước phương Tây. Ban đầu, các nước phương Tây chỉ cung cấp cho Ukraine một số loại hỏa khí bộ binh, như tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không di động Stinger.Tuy nhiên, khi tình hình chiến sự ở Ukraine càng ngày càng xấu đi, sự hỗ trợ vũ khí của các nước phương Tây cho Ukraine dần trở nên lớn hơn, thậm chí họ còn viện trợ cả xe tăng chiến đấu chủ lực và pháo tự hành cho Ukraine.Quân đội Ukraine dường như cũng bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn quanh thuyết vũ khí, dường như họ nghĩ rằng, chỉ cần phương Tây cung cấp cho họ một hoặc hai loại vũ khí tiên tiến, họ hoàn toàn có thể đảo ngược tình thế trên chiến trường.Cách đây không lâu, Mỹ đã viện trợ một lô tên lửa cơ động cao M142 HIMARS tới Ukraine, loại bệ phóng tên lửa có độ chính xác cao, với tầm bắn xa và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến này, thực sự là mối đe dọa nhất định đối với Quân đội Nga. Truyền thông Nhà nước Ukraine cho biết, kể từ khi Quân đội Nga chiếm hoàn toàn thành phố Lisichansk, Ukraine đã tiếp tục sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS đánh vào các kho đạn ở hậu phương của Nga, việc này đã gây ra cho Quân đội Nga một mức độ tổn thất nhất định.Do tính cơ động cao của bệ phóng tên lửa HIMARS, nó có thể "vừa bắn vừa chạy". Tuy nhiên, sau khi Quân đội Nga dần hiểu ra quy luật hoạt động của pháo binh Ukraine, cuối cùng họ đã phát hiện được một xe HIMARS và phá hủy nó ngay lập tức.Theo thông tin từ tờ Izvestia của Nga, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov cho biết, Quân đội Nga đã phá hủy bệ phóng tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất lần đầu tiên vào ngày 17/7. Tên lửa bị phá hủy tại khu dân cư Krasno-Armesk của tỉnh Donetsk. Lần này, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố một đoạn video cho thấy, Quân đội Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo, có khả năng là loại 9M728 / 9M729 của hệ thống Iskander-K, và đã bắn trúng mục tiêu. Tuy nhiên, do hình ảnh video tương đối mờ, nên chưa chắc tên lửa HIMARS đã bị phá hủy, và vị trí vụ nổ nằm trong khu vực do Quân đội Ukraine kiểm soát, nên Quân đội Nga không thể tìm thấy đống đổ nát của tên lửa HIMARS để làm bằng chứng. Tuy nhiên một điều chắc chắn rằng, việc phá hủy lựu pháo M777 và lựu pháo tự hành AHS Krab do Ba Lan cung cấp gần đây, cũng đủ để minh chứng cho sức mạnh hiện tại và hiệu quả, của các chiến dịch tìm diệt vũ khí phương Tây mà Nga đang thực hiện. Vì sao việc phá hủy hệ thống tên lửa cơ động HIMARS của Ukraine lại khó khăn như vậy? Thứ nhất là do các đặc tính kỹ thuật của chính bệ phóng tên lửa HIMARS và cách Quân đội Ukraine sử dụng nó.Xe phóng tên lửa cơ động HIMARS sử dụng khung gầm bánh lốp, tốc độ tối đa có thể đạt 85 km/h (trên đường nhựa), thời gian từ khi xác định tọa độ mục tiêu đến khi hoàn thành vụ phóng là rất ngắn.Đôi khi những xe phóng HIMARS của Ukraine có thể dừng lại và phóng khẩn cấp ngay trên đường, và 6 quả tên lửa có thể được phóng ra chỉ trong vòng hơn 10 giây. Vào thời điểm radar phòng không của Quân đội Nga xác định được vị trí cụ thể, phương tiện phóng tên lửa HIMARS đã chạy xa khỏi trận địa phóng. Thứ hai, tên lửa có điều khiển của hệ thống HIMARS này có tầm bắn rất xa, các trận địa phóng của nó về cơ bản nằm ngoài tầm bắn của pháo binh Nga khiến việc phản pháo là bất khả thiDo là vũ khí mới và quan trọng, nên Quân đội Ukraine rất cẩn thận trong việc sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS, nên đã triển khai một số lượng lớn lực lượng phòng không xung quanh nó. Do vậy, trực thăng vũ trang hoặc máy bay chiến đấu cánh cố định của Nga, không dám thực hiện các cuộc không kích gần nó.Ngoài ra, Quân đội Ukraine không sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS như một loại pháo chế áp truyền thống, mà coi nó như một vũ khí "bất đối xứng", sử dụng kiểu chiến tranh du kích, bắn xong là rút chạy luôn, không cho radar phản pháo của Nga có thời gian kịp phát hiện tọa độ trận địa.Nhưng phải nói rằng, cho dù khả năng sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS của Quân đội Ukraine dù có tinh vi đến đâu, thì các quy tắc sử dụng nó, chắc chắn sẽ bị Quân đội Nga tìm ra theo thời gian.Quân đội Ukraine từng thừa nhận, hỏa lực pháo binh tổng thể của Ukraine đang ở trong tình trạng bị Quân đội Nga áp chế tuyệt đối. Việc quan trọng là Nga sử dụng UAV hoặc máy bay cánh cố định, để tìm tọa độ chính xác của những xe phóng HIMARS.Khi phát hiện được những xe phóng HIMARS, ngay lập tức có thể dùng các bệ phóng tên lửa tầm xa bắn đạn có điều khiển như BM-27/30 và nhất là tên lửa chiến thuật Iskander, để phá hủy xe phóng hoặc tìm các kho đạn giành cho HIMARS để phá hủy.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ukraine liên tục tìm kiếm sự trợ giúp về vũ khí và trang thiết bị từ các nước phương Tây. Ban đầu, các nước phương Tây chỉ cung cấp cho Ukraine một số loại hỏa khí bộ binh, như tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không di động Stinger.
Tuy nhiên, khi tình hình chiến sự ở Ukraine càng ngày càng xấu đi, sự hỗ trợ vũ khí của các nước phương Tây cho Ukraine dần trở nên lớn hơn, thậm chí họ còn viện trợ cả xe tăng chiến đấu chủ lực và pháo tự hành cho Ukraine.
Quân đội Ukraine dường như cũng bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn quanh thuyết vũ khí, dường như họ nghĩ rằng, chỉ cần phương Tây cung cấp cho họ một hoặc hai loại vũ khí tiên tiến, họ hoàn toàn có thể đảo ngược tình thế trên chiến trường.
Cách đây không lâu, Mỹ đã viện trợ một lô tên lửa cơ động cao M142 HIMARS tới Ukraine, loại bệ phóng tên lửa có độ chính xác cao, với tầm bắn xa và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến này, thực sự là mối đe dọa nhất định đối với Quân đội Nga.
Truyền thông Nhà nước Ukraine cho biết, kể từ khi Quân đội Nga chiếm hoàn toàn thành phố Lisichansk, Ukraine đã tiếp tục sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS đánh vào các kho đạn ở hậu phương của Nga, việc này đã gây ra cho Quân đội Nga một mức độ tổn thất nhất định.
Do tính cơ động cao của bệ phóng tên lửa HIMARS, nó có thể "vừa bắn vừa chạy". Tuy nhiên, sau khi Quân đội Nga dần hiểu ra quy luật hoạt động của pháo binh Ukraine, cuối cùng họ đã phát hiện được một xe HIMARS và phá hủy nó ngay lập tức.
Theo thông tin từ tờ Izvestia của Nga, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov cho biết, Quân đội Nga đã phá hủy bệ phóng tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất lần đầu tiên vào ngày 17/7. Tên lửa bị phá hủy tại khu dân cư Krasno-Armesk của tỉnh Donetsk.
Lần này, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố một đoạn video cho thấy, Quân đội Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo, có khả năng là loại 9M728 / 9M729 của hệ thống Iskander-K, và đã bắn trúng mục tiêu.
Tuy nhiên, do hình ảnh video tương đối mờ, nên chưa chắc tên lửa HIMARS đã bị phá hủy, và vị trí vụ nổ nằm trong khu vực do Quân đội Ukraine kiểm soát, nên Quân đội Nga không thể tìm thấy đống đổ nát của tên lửa HIMARS để làm bằng chứng.
Tuy nhiên một điều chắc chắn rằng, việc phá hủy lựu pháo M777 và lựu pháo tự hành AHS Krab do Ba Lan cung cấp gần đây, cũng đủ để minh chứng cho sức mạnh hiện tại và hiệu quả, của các chiến dịch tìm diệt vũ khí phương Tây mà Nga đang thực hiện.
Vì sao việc phá hủy hệ thống tên lửa cơ động HIMARS của Ukraine lại khó khăn như vậy? Thứ nhất là do các đặc tính kỹ thuật của chính bệ phóng tên lửa HIMARS và cách Quân đội Ukraine sử dụng nó.
Xe phóng tên lửa cơ động HIMARS sử dụng khung gầm bánh lốp, tốc độ tối đa có thể đạt 85 km/h (trên đường nhựa), thời gian từ khi xác định tọa độ mục tiêu đến khi hoàn thành vụ phóng là rất ngắn.
Đôi khi những xe phóng HIMARS của Ukraine có thể dừng lại và phóng khẩn cấp ngay trên đường, và 6 quả tên lửa có thể được phóng ra chỉ trong vòng hơn 10 giây. Vào thời điểm radar phòng không của Quân đội Nga xác định được vị trí cụ thể, phương tiện phóng tên lửa HIMARS đã chạy xa khỏi trận địa phóng.
Thứ hai, tên lửa có điều khiển của hệ thống HIMARS này có tầm bắn rất xa, các trận địa phóng của nó về cơ bản nằm ngoài tầm bắn của pháo binh Nga khiến việc phản pháo là bất khả thi
Do là vũ khí mới và quan trọng, nên Quân đội Ukraine rất cẩn thận trong việc sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS, nên đã triển khai một số lượng lớn lực lượng phòng không xung quanh nó. Do vậy, trực thăng vũ trang hoặc máy bay chiến đấu cánh cố định của Nga, không dám thực hiện các cuộc không kích gần nó.
Ngoài ra, Quân đội Ukraine không sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS như một loại pháo chế áp truyền thống, mà coi nó như một vũ khí "bất đối xứng", sử dụng kiểu chiến tranh du kích, bắn xong là rút chạy luôn, không cho radar phản pháo của Nga có thời gian kịp phát hiện tọa độ trận địa.
Nhưng phải nói rằng, cho dù khả năng sử dụng bệ phóng tên lửa HIMARS của Quân đội Ukraine dù có tinh vi đến đâu, thì các quy tắc sử dụng nó, chắc chắn sẽ bị Quân đội Nga tìm ra theo thời gian.
Quân đội Ukraine từng thừa nhận, hỏa lực pháo binh tổng thể của Ukraine đang ở trong tình trạng bị Quân đội Nga áp chế tuyệt đối. Việc quan trọng là Nga sử dụng UAV hoặc máy bay cánh cố định, để tìm tọa độ chính xác của những xe phóng HIMARS.
Khi phát hiện được những xe phóng HIMARS, ngay lập tức có thể dùng các bệ phóng tên lửa tầm xa bắn đạn có điều khiển như BM-27/30 và nhất là tên lửa chiến thuật Iskander, để phá hủy xe phóng hoặc tìm các kho đạn giành cho HIMARS để phá hủy.