Theo nguồn thông tin từ trang Avia-pro, quân đội Mỹ đã thực hiện một bước đi bất ngờ để có được dữ liệu mà họ quan tâm gần biên giới của các đối thủ chính, đó là Nga và Trung Quốc.Cụ thể, Mỹ định kỳ sử dụng máy bay quân sự với thiết bị tình báo điện tử được ngụy trang thành máy bay chở khách dân dụng và không thể phân biệt bằng mắt thường.Theo hãng thông tấn Sohu, một chiếc máy bay trinh sát như vậy đã nhiều lần được nhìn thấy hoạt động gần biên giới của Trung Quốc.Thông báo nêu rõ: “Vào tối 5/8, một máy bay trinh sát điện tử E-8C của không quân Mỹ đã hạ cánh xuống lãnh thổ Trung Quốc”.“Chiếc máy bay này ban đầu hệ thống radar kiểm soát không lưu đặt ở phía Nam tỉnh Quảng Châu xác định là máy bay thương mại"."Vào thời điểm đó, nó đã bay ở độ cao 9.000 mét và người ta không nhận ra được nó là máy bay quân sự của Mỹ cho đến khi đến gần thủ phủ tỉnh Quảng Đông”.“Theo ghi nhận, tới 22h tối hôm đó, chiếc máy bay đã di chuyển đến vị trí cách khoảng 109,77 km tính từ địa điểm bắt đầu của lãnh hải ngoài khơi bờ biển Quảng Đông", trang Sohu cho biết.Không chỉ vậy, máy bay quân sự của Mỹ cũng thường xuyên xuất hiện ở biên giới Nga, được ngụy trang thành máy bay dân dụng.Hành động này cần đặc biệt lưu tâm khi Mỹ đang tích cực tìm kiếm những kẽ hở mới để lấy dữ liệu về hoạt động của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 tối tân của Nga.Hiện tại chưa rõ máy bay Mỹ có thu thập được gì trong những chuyên bay trinh sát của mình hay không, nhưng đây là động thái mà Nga cần đặc biệt quan tâm và theo dõi sát sao.Như vậy có thể nhận thấy phạm vi trinh sát điện tử của không quân Mỹ đã mở rộng từ Syria, sang tới bán đảo Crimea và bây giờ là từ hướng biên giới giáp Trung Quốc.Phương tiện được sử dụng cũng có sự thay đổi rất đa dạng, khi đây là lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của máy bay trinh sát điện tử E-8C, trước đó chủ yếu là P-8A hay RC-135U.Việc không quân Mỹ ngụy trang máy bay trinh sát thành máy bay chở khách dân sự bị đánh giá là bước đi vô cùng nguy hiểm, bởi rất dễ dẫn đến nhầm lẫn và phát sinh tình huống đáng tiếc.
Theo nguồn thông tin từ trang Avia-pro, quân đội Mỹ đã thực hiện một bước đi bất ngờ để có được dữ liệu mà họ quan tâm gần biên giới của các đối thủ chính, đó là Nga và Trung Quốc.
Cụ thể, Mỹ định kỳ sử dụng máy bay quân sự với thiết bị tình báo điện tử được ngụy trang thành máy bay chở khách dân dụng và không thể phân biệt bằng mắt thường.
Theo hãng thông tấn Sohu, một chiếc máy bay trinh sát như vậy đã nhiều lần được nhìn thấy hoạt động gần biên giới của Trung Quốc.
Thông báo nêu rõ: “Vào tối 5/8, một máy bay trinh sát điện tử E-8C của không quân Mỹ đã hạ cánh xuống lãnh thổ Trung Quốc”.
“Chiếc máy bay này ban đầu hệ thống radar kiểm soát không lưu đặt ở phía Nam tỉnh Quảng Châu xác định là máy bay thương mại".
"Vào thời điểm đó, nó đã bay ở độ cao 9.000 mét và người ta không nhận ra được nó là máy bay quân sự của Mỹ cho đến khi đến gần thủ phủ tỉnh Quảng Đông”.
“Theo ghi nhận, tới 22h tối hôm đó, chiếc máy bay đã di chuyển đến vị trí cách khoảng 109,77 km tính từ địa điểm bắt đầu của lãnh hải ngoài khơi bờ biển Quảng Đông", trang Sohu cho biết.
Không chỉ vậy, máy bay quân sự của Mỹ cũng thường xuyên xuất hiện ở biên giới Nga, được ngụy trang thành máy bay dân dụng.
Hành động này cần đặc biệt lưu tâm khi Mỹ đang tích cực tìm kiếm những kẽ hở mới để lấy dữ liệu về hoạt động của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 tối tân của Nga.
Hiện tại chưa rõ máy bay Mỹ có thu thập được gì trong những chuyên bay trinh sát của mình hay không, nhưng đây là động thái mà Nga cần đặc biệt quan tâm và theo dõi sát sao.
Như vậy có thể nhận thấy phạm vi trinh sát điện tử của không quân Mỹ đã mở rộng từ Syria, sang tới bán đảo Crimea và bây giờ là từ hướng biên giới giáp Trung Quốc.
Phương tiện được sử dụng cũng có sự thay đổi rất đa dạng, khi đây là lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của máy bay trinh sát điện tử E-8C, trước đó chủ yếu là P-8A hay RC-135U.
Việc không quân Mỹ ngụy trang máy bay trinh sát thành máy bay chở khách dân sự bị đánh giá là bước đi vô cùng nguy hiểm, bởi rất dễ dẫn đến nhầm lẫn và phát sinh tình huống đáng tiếc.