Có thể thấy, trong thời gian gần đây Bình Nhưỡng đã chịu ngồi vào bàn đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Đây là một dấu hiệu hết sức tích cực, dù rằng phía Triều Tiên với Mỹ chưa tìm được tiếng nói chung qua các hội nghị thượng đỉnh, tuy nhiên thiện chí của Bình Nhưỡng là điều chắc chắn đã thể hiện rõ. Nguồn ảnh: QQ.Sự thiện chí của Triều Tiên đã cho thấy một khả năng, đó là có vẻ như Bình Nhưỡng đang muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, tìm tới Mỹ như một cơ hội để vực dậy nền kinh tế ở quốc gia này. Nếu như có một cuộc xung đột quy mô lớn về mặt quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, Bình Nhưỡng sẽ là một quân bài cực kỳ có giá trị với cả hai bên. Nguồn ảnh: QQ.Bản thân người Trung Quốc sẽ không muốn để Triều Tiên "tuột" mất khỏi tầm ảnh hưởng của mình và đây cũng là điều Washington không thể làm ngơ. Sự thiện chí của Triều Tiên sẽ biến thành cơ hội cực kỳ to lớn cho Mỹ trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng tới khu vực này để "khoá vòi bạch tuộc" của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên sự thiện chí của Triều Tiên vẫn chỉ nằm trong một mức độ nào đó. Quốc gia này vẫn tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và chắc chắn không chịu sự áp đặt về mặt kinh tế cũng như chính trị của Mỹ - điều mà nhiều thế hệ lãnh đạo Triều Tiên đã chống đối đến cùng. Nguồn ảnh: QQ.Nếu xung đột quân sự Mỹ - Trung xảy ra, Hàn Quốc chắc chắn với danh nghĩa đồng minh của Mỹ sẽ phải tham gia vào cuộc chiến này bên cạnh Nhật Bản. Khi đó, nếu có một quốc gia nào có khả năng đứng ngoài cuộc chiến này thì đó chỉ có thể là Triều Tiên vì chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ không sát cánh bên Trung Quốc trong cuộc chiến vốn dĩ không có mấy lợi lộc với quốc gia mình như thế này. Nguồn ảnh: QQ.Vậy nên, giới quan sát cho rằng nếu có một cuộc chiến tranh quy mô lớn xảy ra trong khu vực và nếu như Triều Tiên có đủ độ tỉnh táo và khôn khéo trong các quyết sách ngoại giao, quốc gia này dù ít có cơ hội nhưng vẫn sẽ có khả năng đứng ngoài cuộc chiến và trở thành "ngư ông đắc lợi". Nguồn ảnh: QQ.Bản thân Triều Tiên nếu bị lôi vào cuộc chiến có lẽ cũng sẽ không tiến hành chiến tranh tổng lực mà chỉ dừng lại ở mức độ phòng thủ, bảo vệ lãnh thổ biên giới của mình. Suy cho cùng, dù có năng lực nội địa hoá các loại vũ khí của mình nhưng tiềm lực kinh tế vẫn là một điểm yếu chí tử của Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: QQ.Các loại khoáng sản quan trọng mà Triều Tiên có trữ lượng lớn, có đủ khoa học kỹ thuật để khai thác bao gồm than đá, quặng sắt, vàng, đồng,... đều rất cần thiết cho bất cứ một cuộc chiến tranh nào và nếu các lệnh trừng phạt về kinh tế được dỡ bỏ, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ sẵn sàng xuất khẩu những tài nguyên này cho các quốc gia trong khu vực. Nguồn ảnh: QQ.Nên nhớ rằng trong quá khứ, mỗi khi Mỹ gây chiến ở một quốc gia nào đó, các quốc gia lân cận sẽ đều có cơ hội để phát triển kinh tế một cách thần kỳ dựa vào việc cung cấp hàng hoá, nhu yếu phẩm cho quân đội Mỹ trên chiến trường. Nếu Đông Á biến thành một mặt trận, chắc chắn hai đồng minh của Mỹ đó là Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ không thể đứng nhìn và Triều Tiên là quốc gia có nhiều cơ hội nhất để đứng ngoài cuộc chiến - dù rằng cơ hội đó cũng không nhiều. Nguồn ảnh: QQ.Trong quá khứ, Triều Tiên chỉ có một mục đích duy nhất đó là thống nhất với Hàn Quốc. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, việc mở cửa được nền kinh tế có lẽ sẽ là điều mà Bình Nhưỡng hướng tới nhất. Một cuộc chiến tranh là không cần thiết vào lúc này với Triều Tiên và Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ không dại gì tham chiến vào bất cứ cuộc xung đột nào trong thời điểm hiện tại trừ khi bất khả kháng. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ở khu vực Đông Á, Triều Tiên là một trong những quốc gia có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho... một cuộc chiến tranh tổng lực. Vậy nên, ẩn số này vẫn là một điều khiến nhiều cường quốc phải thắc mắc hoặc thậm chí là phải nể sợ vài phần khi nhắc tới khu vực này. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Quân đội Triều Tiên thể hiện sức mạnh trong Video tuyên truyền lực lượng này phát hành.
Có thể thấy, trong thời gian gần đây Bình Nhưỡng đã chịu ngồi vào bàn đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Đây là một dấu hiệu hết sức tích cực, dù rằng phía Triều Tiên với Mỹ chưa tìm được tiếng nói chung qua các hội nghị thượng đỉnh, tuy nhiên thiện chí của Bình Nhưỡng là điều chắc chắn đã thể hiện rõ. Nguồn ảnh: QQ.
Sự thiện chí của Triều Tiên đã cho thấy một khả năng, đó là có vẻ như Bình Nhưỡng đang muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, tìm tới Mỹ như một cơ hội để vực dậy nền kinh tế ở quốc gia này. Nếu như có một cuộc xung đột quy mô lớn về mặt quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, Bình Nhưỡng sẽ là một quân bài cực kỳ có giá trị với cả hai bên. Nguồn ảnh: QQ.
Bản thân người Trung Quốc sẽ không muốn để Triều Tiên "tuột" mất khỏi tầm ảnh hưởng của mình và đây cũng là điều Washington không thể làm ngơ. Sự thiện chí của Triều Tiên sẽ biến thành cơ hội cực kỳ to lớn cho Mỹ trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng tới khu vực này để "khoá vòi bạch tuộc" của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên sự thiện chí của Triều Tiên vẫn chỉ nằm trong một mức độ nào đó. Quốc gia này vẫn tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và chắc chắn không chịu sự áp đặt về mặt kinh tế cũng như chính trị của Mỹ - điều mà nhiều thế hệ lãnh đạo Triều Tiên đã chống đối đến cùng. Nguồn ảnh: QQ.
Nếu xung đột quân sự Mỹ - Trung xảy ra, Hàn Quốc chắc chắn với danh nghĩa đồng minh của Mỹ sẽ phải tham gia vào cuộc chiến này bên cạnh Nhật Bản. Khi đó, nếu có một quốc gia nào có khả năng đứng ngoài cuộc chiến này thì đó chỉ có thể là Triều Tiên vì chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ không sát cánh bên Trung Quốc trong cuộc chiến vốn dĩ không có mấy lợi lộc với quốc gia mình như thế này. Nguồn ảnh: QQ.
Vậy nên, giới quan sát cho rằng nếu có một cuộc chiến tranh quy mô lớn xảy ra trong khu vực và nếu như Triều Tiên có đủ độ tỉnh táo và khôn khéo trong các quyết sách ngoại giao, quốc gia này dù ít có cơ hội nhưng vẫn sẽ có khả năng đứng ngoài cuộc chiến và trở thành "ngư ông đắc lợi". Nguồn ảnh: QQ.
Bản thân Triều Tiên nếu bị lôi vào cuộc chiến có lẽ cũng sẽ không tiến hành chiến tranh tổng lực mà chỉ dừng lại ở mức độ phòng thủ, bảo vệ lãnh thổ biên giới của mình. Suy cho cùng, dù có năng lực nội địa hoá các loại vũ khí của mình nhưng tiềm lực kinh tế vẫn là một điểm yếu chí tử của Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: QQ.
Các loại khoáng sản quan trọng mà Triều Tiên có trữ lượng lớn, có đủ khoa học kỹ thuật để khai thác bao gồm than đá, quặng sắt, vàng, đồng,... đều rất cần thiết cho bất cứ một cuộc chiến tranh nào và nếu các lệnh trừng phạt về kinh tế được dỡ bỏ, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ sẵn sàng xuất khẩu những tài nguyên này cho các quốc gia trong khu vực. Nguồn ảnh: QQ.
Nên nhớ rằng trong quá khứ, mỗi khi Mỹ gây chiến ở một quốc gia nào đó, các quốc gia lân cận sẽ đều có cơ hội để phát triển kinh tế một cách thần kỳ dựa vào việc cung cấp hàng hoá, nhu yếu phẩm cho quân đội Mỹ trên chiến trường. Nếu Đông Á biến thành một mặt trận, chắc chắn hai đồng minh của Mỹ đó là Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ không thể đứng nhìn và Triều Tiên là quốc gia có nhiều cơ hội nhất để đứng ngoài cuộc chiến - dù rằng cơ hội đó cũng không nhiều. Nguồn ảnh: QQ.
Trong quá khứ, Triều Tiên chỉ có một mục đích duy nhất đó là thống nhất với Hàn Quốc. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, việc mở cửa được nền kinh tế có lẽ sẽ là điều mà Bình Nhưỡng hướng tới nhất. Một cuộc chiến tranh là không cần thiết vào lúc này với Triều Tiên và Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ không dại gì tham chiến vào bất cứ cuộc xung đột nào trong thời điểm hiện tại trừ khi bất khả kháng. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ở khu vực Đông Á, Triều Tiên là một trong những quốc gia có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho... một cuộc chiến tranh tổng lực. Vậy nên, ẩn số này vẫn là một điều khiến nhiều cường quốc phải thắc mắc hoặc thậm chí là phải nể sợ vài phần khi nhắc tới khu vực này. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Triều Tiên thể hiện sức mạnh trong Video tuyên truyền lực lượng này phát hành.