Trận Đồng Hới là một trận đánh cực kỳ quan trọng cũng như nổi danh trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Trong trận này, các máy bay của Không quân Nhân dân Việt Nam đã đánh bom trúng tàu chiến Mỹ - điều mà trước đó chỉ Không quân Nhật có thể làm được trong Thế chiến thứ 2. Ảnh: Chiếc MiG-17F của phi công Nguyễn Văn Bảy (B) trong Trận Đồng Hới. Nguồn ảnh: KQNDVN.Thực tế thì đây là một trận chiến hoàn toàn không cân sức giữa một bên là Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và một bên là... Trung đoàn Radar 291 và phân đội 2 tiêm kích MiG-17F của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: USnavy.Trận chiến diễn ra vào ngày 19/4/1972 tại bờ biển Đồng Hới, Quảng Bình. Đây cũng là lần đầu tiên Không quân Nhân dân Việt Nam thực hiện đánh biển và mục tiêu của trận chiến đầu tiên này lại cực kỳ "khó nhằn" - đó là Hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Muxd.Hình ảnh lịch sử của Phi công Lê Xuân Dị (trái) và phi công Át chủ bài Nguyễn Văn Bảy B đang bàn phương án tiếp cận tấn công tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: KQND.Trận chiến bắt đầu lúc 15:30 ngày 19/4/1972 khi các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cách bờ khoảng 25 km và bắt đầu sử dụng hải pháo tấn công vào các ven bờ biển Đồng Hới, Quảng Bình. Nguồn ảnh: Wikipedia.Sau khi kiểm soát vùng trời bằng hệ thống radar dày đặc và chắc chắn rằng Mỹ không đưa máy bay tham chiến trong trận này. Ngay lập tức, các chiến đấu cơ MiG-17F của ta được lệnh xuất kích dù điều kiện thời tiết không được tốt. Nguồn ảnh: Wikipedia.Để đảm bảo tính bí mật, hai chiếc tiêm kích MiG-17F của Không quân Nhân dân Việt Nam đã bay ở độ cao chỉ 50 mét sau đó hạ thấp xuống còn... 10 mét so với mặt biển - một điều mà những phi công Liên Xô cũng không dám thục hiện do quá nguy hiểm. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tuy nhận được sự chỉ dẫn rất chi tiết từ mặt đất, tuy nhiên do thời tiết xấu và đội hình giãn cách quá xa, hai chiếc MiG-17F của ta vẫn bị... lạc nhau và mất liên lạc với nhau (vẫn duy trì được liên lạc với mặt đất). Khi phi công Nguyễn Văn Bảy (B) cắt bom đánh vào tàu tuần dương hạm USS Oklahoma City, hai chiếc MiG-17F của ta mới nối lại được liên lạc với nhau. Ảnh: Đài radar được Phân đội 403 sử dụng năm 1972 loại P-35. Nguồn ảnh: Wikipedia.Trong khi đó, chiếc MiG-17F của phi công Lê Xuân Dị thả một quả bom 250 kg trúng vào tháp pháo 127mm trên khu trục hạm USS Higbee. Do đã mất đi yếu tố bất ngờ, cả hai chiếc MiG-17F của ta được mặt đất chỉ dẫn bay ngược về đất liền ngay lập tức và hạ cánh 17 phút sau đó một cách an toàn. Nguồn ảnh: USnavy.Dù chịu thiệt hại nặng do hai quả bom tạ từ hai chiếc MiG-17F, tuy nhiên Hải quân Mỹ có vẻ rất may mắn khi chỉ có bốn thuỷ thủ bị thương nặng nhưng không có ai bị thiệt mạng. Đội hình của Hải quân Mỹ buộc phải rút lui ngay lập tức vì sợ rằng sẽ có đợt tấn công tiếp theo của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: USnavy.Để "gỡ gạc" cho việc bị tấn công bất ngờ và thiệt hại quá nặng này, Hải quân Mỹ đã rêu rao là họ đã hạ được hai tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên đây là trận chiến của lực lượng Phòng không Không quân, Hải quân Nhân dân Việt Nam không hề tham gia nên rõ ràng pha "gỡ gạc" này của Mỹ hơi... vô lý. Ảnh: Tàu Mỹ sau trận Đồng Hới phải vào cảng cạn để sửa chữa phần đuôi Nguồn ảnh: History.Thậm chí, phía Mỹ còn khẳng định họ đã bắn hạ được chiếc MiG-17F của phi công Lê Xuân Dị nhưng điều này cũng hoàn toàn không đúng sự thật khi cả hai chiếc MiG-17F của Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B) đều hạ cánh an toàn. Trận thảm bại này đã khiến Bộ Quốc Phòng Mỹ bị điều trần trước quốc hội nước này. Về phía Việt Nam, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chúng ta sử dụng MiG-17F để đánh mục tiêu biển. Nguồn ảnh: USCJ. Mời độc giả xem Video: Không quân Hải quân Mỹ làm chủ không phận trên biển của Việt Nam gần như suốt cuộc chiến tranh lại không có mặt trong trận Đồng Hới.
Trận Đồng Hới là một trận đánh cực kỳ quan trọng cũng như nổi danh trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Trong trận này, các máy bay của Không quân Nhân dân Việt Nam đã đánh bom trúng tàu chiến Mỹ - điều mà trước đó chỉ Không quân Nhật có thể làm được trong Thế chiến thứ 2. Ảnh: Chiếc MiG-17F của phi công Nguyễn Văn Bảy (B) trong Trận Đồng Hới. Nguồn ảnh: KQNDVN.
Thực tế thì đây là một trận chiến hoàn toàn không cân sức giữa một bên là Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và một bên là... Trung đoàn Radar 291 và phân đội 2 tiêm kích MiG-17F của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: USnavy.
Trận chiến diễn ra vào ngày 19/4/1972 tại bờ biển Đồng Hới, Quảng Bình. Đây cũng là lần đầu tiên Không quân Nhân dân Việt Nam thực hiện đánh biển và mục tiêu của trận chiến đầu tiên này lại cực kỳ "khó nhằn" - đó là Hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Muxd.
Hình ảnh lịch sử của Phi công Lê Xuân Dị (trái) và phi công Át chủ bài Nguyễn Văn Bảy B đang bàn phương án tiếp cận tấn công tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: KQND.
Trận chiến bắt đầu lúc 15:30 ngày 19/4/1972 khi các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cách bờ khoảng 25 km và bắt đầu sử dụng hải pháo tấn công vào các ven bờ biển Đồng Hới, Quảng Bình. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Sau khi kiểm soát vùng trời bằng hệ thống radar dày đặc và chắc chắn rằng Mỹ không đưa máy bay tham chiến trong trận này. Ngay lập tức, các chiến đấu cơ MiG-17F của ta được lệnh xuất kích dù điều kiện thời tiết không được tốt. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Để đảm bảo tính bí mật, hai chiếc tiêm kích MiG-17F của Không quân Nhân dân Việt Nam đã bay ở độ cao chỉ 50 mét sau đó hạ thấp xuống còn... 10 mét so với mặt biển - một điều mà những phi công Liên Xô cũng không dám thục hiện do quá nguy hiểm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tuy nhận được sự chỉ dẫn rất chi tiết từ mặt đất, tuy nhiên do thời tiết xấu và đội hình giãn cách quá xa, hai chiếc MiG-17F của ta vẫn bị... lạc nhau và mất liên lạc với nhau (vẫn duy trì được liên lạc với mặt đất). Khi phi công Nguyễn Văn Bảy (B) cắt bom đánh vào tàu tuần dương hạm USS Oklahoma City, hai chiếc MiG-17F của ta mới nối lại được liên lạc với nhau. Ảnh: Đài radar được Phân đội 403 sử dụng năm 1972 loại P-35. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong khi đó, chiếc MiG-17F của phi công Lê Xuân Dị thả một quả bom 250 kg trúng vào tháp pháo 127mm trên khu trục hạm USS Higbee. Do đã mất đi yếu tố bất ngờ, cả hai chiếc MiG-17F của ta được mặt đất chỉ dẫn bay ngược về đất liền ngay lập tức và hạ cánh 17 phút sau đó một cách an toàn. Nguồn ảnh: USnavy.
Dù chịu thiệt hại nặng do hai quả bom tạ từ hai chiếc MiG-17F, tuy nhiên Hải quân Mỹ có vẻ rất may mắn khi chỉ có bốn thuỷ thủ bị thương nặng nhưng không có ai bị thiệt mạng. Đội hình của Hải quân Mỹ buộc phải rút lui ngay lập tức vì sợ rằng sẽ có đợt tấn công tiếp theo của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: USnavy.
Để "gỡ gạc" cho việc bị tấn công bất ngờ và thiệt hại quá nặng này, Hải quân Mỹ đã rêu rao là họ đã hạ được hai tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên đây là trận chiến của lực lượng Phòng không Không quân, Hải quân Nhân dân Việt Nam không hề tham gia nên rõ ràng pha "gỡ gạc" này của Mỹ hơi... vô lý. Ảnh: Tàu Mỹ sau trận Đồng Hới phải vào cảng cạn để sửa chữa phần đuôi Nguồn ảnh: History.
Thậm chí, phía Mỹ còn khẳng định họ đã bắn hạ được chiếc MiG-17F của phi công Lê Xuân Dị nhưng điều này cũng hoàn toàn không đúng sự thật khi cả hai chiếc MiG-17F của Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B) đều hạ cánh an toàn. Trận thảm bại này đã khiến Bộ Quốc Phòng Mỹ bị điều trần trước quốc hội nước này. Về phía Việt Nam, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chúng ta sử dụng MiG-17F để đánh mục tiêu biển. Nguồn ảnh: USCJ.
Mời độc giả xem Video: Không quân Hải quân Mỹ làm chủ không phận trên biển của Việt Nam gần như suốt cuộc chiến tranh lại không có mặt trong trận Đồng Hới.