|
Ảnh cận cảnh cực hiếm về bom lượn có điều khiển FAB-500 của Nga trước khi được sử dụng. Nguồn Telegram
|
Bom FAB-500 của Nga có khả năng chống lại nguồn gây nhiễu tới 1MW
Những bức ảnh thú vị đã xuất hiện trên một kênh Telegram, chuyên theo dõi các thiết bị quân sự, được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine. Trang Bulgarian Military cho biết, bức ảnh cho thấy một phần quá trình lắp bom lượn có điều khiển FAB-500 lên máy bay chiến đấu của Nga.
Các bức ảnh cho thấy rõ dải ăng-ten của hệ thống thu tín hiệu vệ tinh Kometa-M. Hệ thống này cung cấp cho bom lượn FAB-500 khả năng kết nối với tín hiệu vệ tinh để hiệu chỉnh bom, giúp bom đánh trúng mục tiêu.
Hệ thống Kometa-M có khả năng chống nhiễu tốt trước các hệ thống tác chiến điện tử (EW) của đối phương. Có thể nói đây chính là “trái tim” bom lượn có điều khiển của Nga.
Trước đó, một hệ thống Kometa-M tương tự đã được phát hiện trên UAV trinh sát Orlan-10 của Nga và các loại thiết bị khác. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, để chống lại hoạt động của một hệ thống như vậy, cần có một nguồn gây nhiễu với công suất 1 MW và ở khoảng cách dưới 10 km trở xuống.
|
Hình ảnh "mổ xẻ" của Ukraine về hệ thống Kometa-M trên bom lượn của Nga. Nguồn Telegram |
Nhưng hệ thống Kometa-M là gì? Dưới đây là những thông tin mà Bulgarian Military tổng hợp được để có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng cũng như chức năng của “trái tim” bom lượn có điều khiển FAB-500 của Nga.
Kometa-M là một thiết bị thu tín hiệu từ hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS của Nga; tín hiệu vệ tinh này sẽ hiệu chỉnh những sai số của hệ thống dẫn đường quán tính (INS) trên đường bay của quả bom; giúp bom đánh trúng mục tiêu.
Dãy ăng-ten của Kometa-M là một hệ thống radar có cấu tạo rất phức tạp, được thiết kế để thu tín hiệu vệ tinh. Đây là một hệ thống sử dụng các thuật toán tiên tiến và kỹ thuật xử lý tín hiệu số, giúp hệ thống thu tín hiệu chính xác và đáng tin cậy.
Hệ thống Kometa-M được thiết kế để hoạt động trong nhiều môi trường, bao gồm cả điều kiện thời tiết khắc nghiệt và mức độ nhiễu điện từ cao. Nó cũng có khả năng hoạt động ở cả chế độ chủ động và bị động, cho phép kết nối với cả vệ tinh khi chúng không phát ra tín hiệu. Điều này làm cho nó trở thành một giải pháp lý tưởng cho các nhiệm vụ giám sát và trinh sát.
|
Một thiết bị trên hệ thống Kometa-M của Nga được Ukraine công bố. Nguồn Telegram |
Một trong những tính năng chính của hệ thống Kometa-M là khả năng thích ứng với các điều kiện chiến trường bị gây nhiễu nặng. Hệ thống sử dụng một dãy ăng-ten được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất, cho phép hệ thống duy trì mức độ chính xác và độ tin cậy cao.
Hệ thống Kometa-M đã được thử nghiệm và hiện đang được quân đội Nga sử dụng rộng rãi. Nó đã được triển khai trong một loạt các ứng dụng, bao gồm phòng không, giám sát biên giới và an ninh hàng hải.
Hệ thống đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong các ứng dụng này và được coi là một trong những hệ thống radar thu tín hiệu vệ tinh tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
|
Hình ảnh về hệ thống Kometa-M trên bom lượn của Nga do Ukraine công bố. Nguồn Telegram |
Phương Tây có biện pháp đối phó, nhưng không phải ở Ukraine
Liệu phương Tây có hệ thống gây nhiễu nào trên 1MW, để có thể chế áp bom lượn FAB-500 không (cụ thể là gây nhiễu hệ thống Kometa-M)? Để trả lời câu hỏi trên, điểm danh một số hệ thống tác chiến điện tử (EW) của phương Tây có công suất ít nhất là 1 MW.
Một trong những loại mạnh nhất của phương Tây hiện nay là thiết bị gây nhiễu tương lai AN/ALQ-249 (NGJ), đang được phát triển bởi Hải quân Mỹ; hệ thống được thiết kế để lắp trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler và có công suất phát hơn 10 MW. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là NGJ vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa được đưa vào thực chiến.
|
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G của Australia trang bị hai thùng gây nhiễu AN/ALQ-218 TJS ở đầu cánh. Nguồn Pinterest |
Một hệ thống tác chiến điện tử khác của phương Tây có khả năng áp chế bom FAB-500 của Nga là hệ thống gây nhiễu chiến thuật AN/ALQ-218 (TJS) do công ty BAE Systems phát triển.
Đây là một hệ thống gây nhiễu công suất cao, có thể được lắp trên nhiều loại máy bay, bao gồm cả F-16 và F-35. AN/ALQ-218 TJS có công suất đầu ra lên tới 2 MW và có khả năng gây nhiễu nhiều dải tần số radar.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc đánh chặn một quả bom không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của hệ thống tác chiến điện tử. Các yếu tố khác như phạm vi, độ cao và tốc độ của bom, cũng như hiệu quả của kỹ thuật gây nhiễu, cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, liệu một vụ đánh chặn có thành công hay không.
Bom FAB-500 của Nga có gì nguy hiểm?
Bom hàng không FAB-500 của Nga là loại bom có sức công phá mạnh, nặng 500 kg. Đây là một trong những loại bom được sử dụng phổ biến nhất trong Không quân Nga và đã được sử dụng từ những năm 1970.
FAB-500 được thiết kế để thả từ độ cao lớn và có thể được sử dụng để phá hủy nhiều loại mục tiêu, bao gồm các tòa nhà, sinh lực ẩn, lộ, vũ khí, khí tài và công sự. Nó được biết đến với độ chính xác cao và sức mạnh hủy diệt khiến nó trở thành vũ khí nguy hiểm trong kho vũ khí Nga.
|
Bom FAB-500 của Nga. Nguồn Wikepedia |
|
FAB-500 được thiết kế để tránh các hệ thống phòng không của đối phương bằng cách sử dụng thả ở độ cao lớn lên tới 10.000m, khiến hệ thống radar của đối phương rất khó phát hiện. Ngoài ra, FAB-500 còn được trang bị một chiếc dù làm chậm quá trình hạ độ cao, cho phép nó bay chính xác và tránh hỏa lực phòng không của đối phương.
Một chiến thuật khác được FAB-500 sử dụng là khả năng thả theo cụm. Nhiều quả bom có thể được thả đồng thời, nhằm áp đảo các hệ thống phòng không của đối phương và tăng cơ hội đánh trúng mục tiêu.
FAB-500 cũng có thể được trang bị nhiều hệ thống dẫn đường khác nhau, bao gồm bộ dẫn đường laser và GPS, giúp tăng thêm độ chính xác và hiệu quả của nó.
Nhìn chung, FAB-500 là vũ khí mạnh mẽ và linh hoạt, có khả năng tránh các hệ thống phòng không của đối phương. Độ chính xác cao và sức mạnh hủy diệt khiến nó trở thành vũ khí có sức răng đe cao của quân đội Nga; đồng thời khả năng thả rơi từ độ cao lớn và theo cụm khiến nó trở thành một vũ khí khó có thể chống lại.