Bức ảnh dưới đây là một bức ảnh cận cảnh cực hiếm của bom lượn có điều khiển FAB-500 M62 của Nga. Bức ảnh được chụp sau khi mặt trời lặn, đây cũng là khoảng thời gian mà lực lượng không quân Nga bắt đầu lên kế hoạch và thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu trên chiến trường Ukraine. Ảnh: Reporter.Ngoài ra, bức ảnh cho thấy rõ phần quan trọng nhất của quả bom, đó là mô-đun hiệu chỉnh đường bay và bộ nhớ điều khiển (UMPC). Việc chụp được mô-đun này cũng là một khoảnh khắc hiếm có. Theo tờ Reporter, bức ảnh này chỉ là bức ảnh cận cảnh thứ hai của bom lượn có điều khiển FAB-500 kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ảnh: Reporter.Tờ Reporter của Nga cho biết, có thể thấy rõ ràng rằng quả bom được gắn vào một trong những giá treo bên ngoài của một máy bay chiến đấu Nga. Máy bay có màu xanh lam và có thể đó là tiêm kích bom Su-34 Fullback. Không quân Nga thường sử dụng Su-34 để thả loại bom này. Ảnh: Reporter.Như đã đề cập, mô-đun UMPC của quả bom có thể nhìn thấy rõ ràng; vậy tầm quan trọng của chúng là gì? Đó là nhờ có UMPC, giúp độ chính xác của bom đã được nâng lên rất nhiều. Ảnh: Reporter.Các mô-đun này sử dụng công nghệ tiên tiến để tính toán quỹ đạo của quả bom và thực hiện các hiệu chỉnh theo thời gian thực, để đảm bảo bom đánh trúng mục tiêu đã định với độ chính xác tới hàng mét. Do vậy, việc sử dụng bom lượn có điều khiển, không chỉ nâng cao mức chính xác, mà điều quan trọng là bảo đảm an toàn cho máy bay ném bom. Ảnh: Reporter.Nhờ mô-đun UMPC, phi công có thể tấn công hiệu quả hơn các mục tiêu khó tiếp cận hoặc mục tiêu được lưới lửa phòng không mặt đất bảo vệ chặt chẽ; đồng thời UMPC cho phép linh hoạt hơn trong việc lựa chọn mục tiêu, dựa trên các tình huống thay đổi, chẳng hạn như sự di chuyển của quân địch hoặc gặp chướng ngại vật bất ngờ. Ảnh: DE.Ngay sau khi phi rời khỏi máy bay, quả bom được hệ thống UMPC điều chỉnh hướng bay thông qua cơ cấu cánh đuôi của bom đến mục tiêu theo quỹ đạo tính toán trước, bằng cách sử dụng hệ thống định vị quán tính (INS) và mô-đun hiệu chỉnh sai số bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS hoặc GLONASS. Ảnh: BM.Những quả bom lượn FAB-500 M62 được trang bị cánh nâng; những cánh này được gập lại khi bom chưa rời máy bay và xòe ra khi bom được thả; do vậy, bom có khả năng bay được quãng đường lên tới 80 km. Tuy nhiên để đạt cự ly này, máy bay ném bom phải bay ở độ cao tối thiểu là 10 km. Ảnh: BM.Với cự ly tấn công từ 20-80 km, những máy bay ném bom FAB-500 M62 đều nằm ở ngoài phạm vi đe dọa của hầu hết các hệ thống phòng không dã chiến của Quân đội Ukraine. Do vậy tỷ lệ máy bay chiến đấu Nga, bị phòng không Ukraine bắn rơi trong thời gian qua đã giảm hẳn. Ảnh: Flickr.Bom phá FAB-500 là vũ khí quan trọng của Không quân và Hải quân Nga; bom có trọng lượng nặng 500 kg; dài 3,1 mét; đường kính thân lớn nhất 0,45 mét. Kết cấu của bom hình trụ, phần mũi và đuôi nhọn, vỏ bom bằng hợp kim gang pha thép, bên trong chứa thuốc nổ mạnh như TNT hoặc thuốc nổ bột nhôm. Ảnh: TASS.Ngòi nổ của FAB-500 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ và mục tiêu. Nó có thể sử dụng ngòi nổ chạm nổ hoặc nổ chậm hoặc nổ trên không, tùy theo tính chất mục tiêu. Ảnh: Pinterest.Với bán kính vụ nổ của bom FAB-500 M62 tới 200 mét và khả năng xuyên thủng bê tông cốt thép dày tới 150 mm, nên bom FAB-500 có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều nhiệm vụ và có khả năng phá hủy các công trình kiên cố của Quân đội Ukraine mà đạn pháo không thể phá hủy, như các tòa nhà cao tầng ở thành phố Bakhmut và Marinka. Ảnh: UA.Sức công phá của bom FAB-500 có thể rất tàn khốc. Vụ nổ có thể tạo ra sóng xung kích lan rộng vài trăm mét, gây thiệt hại cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng ở khu vực xung quanh. Vụ nổ cũng có thể gây ra hỏa hoạn, có thể lan nhanh và gây thêm thiệt hại. Ảnh: Vink.Ngoài thiệt hại vật chất do vụ nổ gây ra, quả bom FAB-500 còn có thể tác động tâm lý không nhỏ đối với binh lính khu vực xung quanh. Tiếng nổ lớn và ánh sáng chói lóa của vụ nổ, có thể gây sợ hãi và hoảng loạn, và sự tàn phá do quả bom gây ra, có thể để lại ấn tượng lâu dài cho những người chứng kiến. Ảnh: AS.Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2 năm ngoái, Không quân Nga chưa sở hữu loại bom lượn có điều khiển. Do vậy những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại như Su-30, Su-35 và đặc biệt là Su-34 phải sử dụng bom thường để tấn công, khiến máy bay Nga bị bắn rơi hàng loạt từ các loại tên lửa phòng không tầm thấp của Ukraine. Ảnh: UA.Bom lượn có điều khiển FAB-500M-62 được Không quân Nga đưa vào sử dụng chỉ vào tháng 2 năm nay; khi lực lượng này đang “khủng hoảng”, sau một thời gian gần như “vắng bóng” trên chiến trường, tức là sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra được một năm. Hiện có nhiều lý do giải thích việc tại sao Không quân Nga lại chậm chễ đưa bom lượn vào sử dụng? Ảnh: Pinterest.Loại bom đa năng FAB-500M-62 thực chất được cải tiến từ bom thường FAB-500, nên có thể triển khai từ bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Nga. Người Nga đã khéo léo điều chỉnh loại bom này với các cánh dẫn hướng, biến nó từ quả “bom ngu FAB-500” thành “bom thông minh FAB-500 M62”. Mặc dù cải tiến này đã được không quân Mỹ áp dụng từ lâu. Ảnh: Rosoboro.Theo trang Bulgarian Military cho biết, lực lượng Không quân Nga đã “không ngần ngại” thể hiện sức mạnh của mình để hỗ trợ lực lượng bộ binh chiến đấu trên chiến trường bằng bom FAB-500M-62 và không hiếm hình ảnh của loại bom này được sử dụng trên chiến trường Ukraine. Ảnh: Forces.Sau khi Nga đưa bom lượn có điều khiển vào chiến đấu, Không quân Nga đã tăng tốc trong việc sử dụng; không chỉ có bom FAB-500 M62; mà còn các loại bom khác như FAB-100, FAB-1000 và cả bom hạng nặng FAB-1500 được trang bị cánh lượn và hệ thống điều khiển UMPC. Điều này càng làm cuộc xung đột Nga-Ukraine trở lên ác liệt hơn. Ảnh: TASS.Khoảnh khắc bom lượn có điều khiển FAB-500 M62 rời khỏi máy bay Su-34 tấn công các mục tiêu của Ukraine. Nguồn Topwar
Bức ảnh dưới đây là một bức ảnh cận cảnh cực hiếm của bom lượn có điều khiển FAB-500 M62 của Nga. Bức ảnh được chụp sau khi mặt trời lặn, đây cũng là khoảng thời gian mà lực lượng không quân Nga bắt đầu lên kế hoạch và thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu trên chiến trường Ukraine. Ảnh: Reporter.
Ngoài ra, bức ảnh cho thấy rõ phần quan trọng nhất của quả bom, đó là mô-đun hiệu chỉnh đường bay và bộ nhớ điều khiển (UMPC). Việc chụp được mô-đun này cũng là một khoảnh khắc hiếm có. Theo tờ Reporter, bức ảnh này chỉ là bức ảnh cận cảnh thứ hai của bom lượn có điều khiển FAB-500 kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ảnh: Reporter.
Tờ Reporter của Nga cho biết, có thể thấy rõ ràng rằng quả bom được gắn vào một trong những giá treo bên ngoài của một máy bay chiến đấu Nga. Máy bay có màu xanh lam và có thể đó là tiêm kích bom Su-34 Fullback. Không quân Nga thường sử dụng Su-34 để thả loại bom này. Ảnh: Reporter.
Như đã đề cập, mô-đun UMPC của quả bom có thể nhìn thấy rõ ràng; vậy tầm quan trọng của chúng là gì? Đó là nhờ có UMPC, giúp độ chính xác của bom đã được nâng lên rất nhiều. Ảnh: Reporter.
Các mô-đun này sử dụng công nghệ tiên tiến để tính toán quỹ đạo của quả bom và thực hiện các hiệu chỉnh theo thời gian thực, để đảm bảo bom đánh trúng mục tiêu đã định với độ chính xác tới hàng mét. Do vậy, việc sử dụng bom lượn có điều khiển, không chỉ nâng cao mức chính xác, mà điều quan trọng là bảo đảm an toàn cho máy bay ném bom. Ảnh: Reporter.
Nhờ mô-đun UMPC, phi công có thể tấn công hiệu quả hơn các mục tiêu khó tiếp cận hoặc mục tiêu được lưới lửa phòng không mặt đất bảo vệ chặt chẽ; đồng thời UMPC cho phép linh hoạt hơn trong việc lựa chọn mục tiêu, dựa trên các tình huống thay đổi, chẳng hạn như sự di chuyển của quân địch hoặc gặp chướng ngại vật bất ngờ. Ảnh: DE.
Ngay sau khi phi rời khỏi máy bay, quả bom được hệ thống UMPC điều chỉnh hướng bay thông qua cơ cấu cánh đuôi của bom đến mục tiêu theo quỹ đạo tính toán trước, bằng cách sử dụng hệ thống định vị quán tính (INS) và mô-đun hiệu chỉnh sai số bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS hoặc GLONASS. Ảnh: BM.
Những quả bom lượn FAB-500 M62 được trang bị cánh nâng; những cánh này được gập lại khi bom chưa rời máy bay và xòe ra khi bom được thả; do vậy, bom có khả năng bay được quãng đường lên tới 80 km. Tuy nhiên để đạt cự ly này, máy bay ném bom phải bay ở độ cao tối thiểu là 10 km. Ảnh: BM.
Với cự ly tấn công từ 20-80 km, những máy bay ném bom FAB-500 M62 đều nằm ở ngoài phạm vi đe dọa của hầu hết các hệ thống phòng không dã chiến của Quân đội Ukraine. Do vậy tỷ lệ máy bay chiến đấu Nga, bị phòng không Ukraine bắn rơi trong thời gian qua đã giảm hẳn. Ảnh: Flickr.
Bom phá FAB-500 là vũ khí quan trọng của Không quân và Hải quân Nga; bom có trọng lượng nặng 500 kg; dài 3,1 mét; đường kính thân lớn nhất 0,45 mét. Kết cấu của bom hình trụ, phần mũi và đuôi nhọn, vỏ bom bằng hợp kim gang pha thép, bên trong chứa thuốc nổ mạnh như TNT hoặc thuốc nổ bột nhôm. Ảnh: TASS.
Ngòi nổ của FAB-500 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ và mục tiêu. Nó có thể sử dụng ngòi nổ chạm nổ hoặc nổ chậm hoặc nổ trên không, tùy theo tính chất mục tiêu. Ảnh: Pinterest.
Với bán kính vụ nổ của bom FAB-500 M62 tới 200 mét và khả năng xuyên thủng bê tông cốt thép dày tới 150 mm, nên bom FAB-500 có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều nhiệm vụ và có khả năng phá hủy các công trình kiên cố của Quân đội Ukraine mà đạn pháo không thể phá hủy, như các tòa nhà cao tầng ở thành phố Bakhmut và Marinka. Ảnh: UA.
Sức công phá của bom FAB-500 có thể rất tàn khốc. Vụ nổ có thể tạo ra sóng xung kích lan rộng vài trăm mét, gây thiệt hại cho các tòa nhà và cơ sở hạ tầng ở khu vực xung quanh. Vụ nổ cũng có thể gây ra hỏa hoạn, có thể lan nhanh và gây thêm thiệt hại. Ảnh: Vink.
Ngoài thiệt hại vật chất do vụ nổ gây ra, quả bom FAB-500 còn có thể tác động tâm lý không nhỏ đối với binh lính khu vực xung quanh. Tiếng nổ lớn và ánh sáng chói lóa của vụ nổ, có thể gây sợ hãi và hoảng loạn, và sự tàn phá do quả bom gây ra, có thể để lại ấn tượng lâu dài cho những người chứng kiến. Ảnh: AS.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2 năm ngoái, Không quân Nga chưa sở hữu loại bom lượn có điều khiển. Do vậy những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại như Su-30, Su-35 và đặc biệt là Su-34 phải sử dụng bom thường để tấn công, khiến máy bay Nga bị bắn rơi hàng loạt từ các loại tên lửa phòng không tầm thấp của Ukraine. Ảnh: UA.
Bom lượn có điều khiển FAB-500M-62 được Không quân Nga đưa vào sử dụng chỉ vào tháng 2 năm nay; khi lực lượng này đang “khủng hoảng”, sau một thời gian gần như “vắng bóng” trên chiến trường, tức là sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra được một năm. Hiện có nhiều lý do giải thích việc tại sao Không quân Nga lại chậm chễ đưa bom lượn vào sử dụng? Ảnh: Pinterest.
Loại bom đa năng FAB-500M-62 thực chất được cải tiến từ bom thường FAB-500, nên có thể triển khai từ bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Nga. Người Nga đã khéo léo điều chỉnh loại bom này với các cánh dẫn hướng, biến nó từ quả “bom ngu FAB-500” thành “bom thông minh FAB-500 M62”. Mặc dù cải tiến này đã được không quân Mỹ áp dụng từ lâu. Ảnh: Rosoboro.
Theo trang Bulgarian Military cho biết, lực lượng Không quân Nga đã “không ngần ngại” thể hiện sức mạnh của mình để hỗ trợ lực lượng bộ binh chiến đấu trên chiến trường bằng bom FAB-500M-62 và không hiếm hình ảnh của loại bom này được sử dụng trên chiến trường Ukraine. Ảnh: Forces.
Sau khi Nga đưa bom lượn có điều khiển vào chiến đấu, Không quân Nga đã tăng tốc trong việc sử dụng; không chỉ có bom FAB-500 M62; mà còn các loại bom khác như FAB-100, FAB-1000 và cả bom hạng nặng FAB-1500 được trang bị cánh lượn và hệ thống điều khiển UMPC. Điều này càng làm cuộc xung đột Nga-Ukraine trở lên ác liệt hơn. Ảnh: TASS.
Khoảnh khắc bom lượn có điều khiển FAB-500 M62 rời khỏi máy bay Su-34 tấn công các mục tiêu của Ukraine. Nguồn Topwar