Marksman là một trong những hệ thống pháo phòng không tự hành mạnh mẽ nhất hiện nay. Chúng kết hợp từ khung thân xe tăng T54/55 của Nga và pháo cùng hệ thống hỏa lực của Phương Tây. Nguồn ảnh: MilitaryChắc chắn, nhiều người cảm thấy khó hiểu vì tại sao nước Anh lại có khung gầm tăng T-54/55 dành cho Marksman. Thực ra thì quốc gia đặt hàng hệ thống Marksman là Phần Lan đã cung cấp khung gầm cũ T-55AM để cho công ty Marconi (Anh Quốc) tích hợp tháp pháo và radar Marksman. Nguồn ảnh: WikipediaTổ hợp này có trọng lượng 41 tấn, trang bị động cơ V-55 V-12 công suất 620 mã lực cho phép xe vận hành với vận tốc 55km/h, dự trữ hành trình 450km. Nguồn ảnh:YouTubeMarksman có hệ thống điện tử tương đối tối tân bao gồm radar thám sát và điều khiển hỏa lực Marconi 400 hoạt động trên băng tần X/J, chúng có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 12km. Ngoài ra các camera ảnh nhiệt và hệ thống chiếu xạ laser mục tiêu cũng được tích hợp. Nguồn ảnh: weaponsystemsVũ khí chính là cặp pháo bắn nhanh Oerlikon GDF cỡ nòng 35mm cho phép bắn 1.100 viên/phút, tầm tác xạ 4km, cơ số đạn 500 viên. Nguồn ảnh: WeaponsystemsVới sự kết hợp này tạo ra một sản phẩm mới đem lại hiệu quả chiến đấu cao. Những nước có truyền thống sử dụng xe tăng T54/55 cũng có thể tham khảo chọn giải pháp nâng cấp này để trang bị thêm những vũ khí mới sau khi loại biên chế T-54/55. Nguồn ảnh: BritmodellerViệc nâng cấp này sẽ giúp hạn chế chi phí khi mua tổ hợp pháo phòng không mới, đồng thời tận dụng được số lượng xe tăng dư thừa, vừa đảm bảo tính kinh tế, lẫn tính năng chiến đấu. Nguồn ảnh: militarytodayPháo phòng không PZA Loara cũng là một sản phẩm kết hợp giữa những tinh hoa của nền quốc phòng của Nga và Phương Tây. Nguồn ảnh:BumarVề cơ bản hệ thống này sử dụng khung gầm của xe tăng chủ lực T-72, hoặc PT-91 (Biến thể T-72 do Ba Lan sản xuất). Nguồn ảnh: PinterestVới trọng lượng 45 tấn, được trang bị động cơ diesel S-12U công suất 850 mã lực ở những phiên bản đầu, phiên bản kế tiếp sử dụng động cơ S-1000 với công suất 1000 mã lực cho khả năng cơ động 60km/h và tầm hoạt động 650km. Nguồn ảnh: pu.i.wpPháo phòng không tự hành PLZ Loara được Ba Lan phát triển vào đầu thập niên 1990, với việc trang bị radar tìm kiếm mảng pha 3D có thể theo dõi đồng thời 64 mục tiêu ở khoảng cách 26km, bên cạnh đó việc điều khiển hỏa lực do radar Eagle Mk, kèm theo hệ thống chị thị mục tiêu laser và các camera ảnh nhiệt. Nguồn ảnh: DefenceTalkVới việc trang bị hệ thống điện tử này, PLZ Loara được coi là một trong những hệ thống pháo phòng không đáng sợ nhất hiện nay khi cho phép đánh trúng mục tiêu với xác xuất rất cao. Nguồn ảnh:militarytodayTrang bị chính vẫn là biến thể của cặp pháo Oerlikon KDA đạt tốc độ bắn 1.100 viên/phút, với tầm bắn 4km, cơ số đạn sẵn sàng khai hỏa 500 viên. Nguồn ảnh: militariumHiện tại đã có 5 nguyên mẫu được phát triển và phiên bản mới nhất PLZ Loara-A đang được nghiên cứu với việc sử dụng khung gầm tăng chủ lực PT-91. Đây hứa hẹn là một trong những mẫu pháo phòng không đáng sở hữu nhất hiện nay. Nguồn ảnh: wikiNền công nghiệp quốc phòng Italy cũng góp mặt một thành viên trong 10 hệ thống pháo phòng không tốt nhất hiện nay với pháo SIDAM25. Nguồn ảnh: ArmoramaVới việc trang bị tới 4 khẩu pháo bắn nhanh trên khung gầm xe bọc thép M113, việc lựa chọn khung gầm này cho phép nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí phát triển trong khi vẫn đảm bảo được tính năng chiến đấu cần thiết. Nguồn ảnh:militarytodayVới trọng lượng chỉ 12,5 tấn, xe được trang bị động cơ 6V53 công suất 210 mã lực cho phép xe có thể cơ động 68km/h và tầm hoạt động lên tới 480km. Nguồn ảnh: militarytodayThay vì trang bị radar, hệ thống SIDAM25 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện tử với các camera ảnh nhiệt, thiết bị cảm biến đo và chiếu xạ mục tiêu bằng laser cho phép hệ thống có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu trong tầm tác xạ của chúng. Nguồn ảnh: БольшаяHỏa lực chính là 4 khẩu pháo cỡ nòng 25mm, cho mật độ hỏa lực 2.280 viên/phút. Tầm bắn 5km, cơ số đạn sẵn sàng khai hỏa 630 viên. Nguồn ảnh:Brassan
Marksman là một trong những hệ thống pháo phòng không tự hành mạnh mẽ nhất hiện nay. Chúng kết hợp từ khung thân xe tăng T54/55 của Nga và pháo cùng hệ thống hỏa lực của Phương Tây. Nguồn ảnh: Military
Chắc chắn, nhiều người cảm thấy khó hiểu vì tại sao nước Anh lại có khung gầm tăng T-54/55 dành cho Marksman. Thực ra thì quốc gia đặt hàng hệ thống Marksman là Phần Lan đã cung cấp khung gầm cũ T-55AM để cho công ty Marconi (Anh Quốc) tích hợp tháp pháo và radar Marksman. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổ hợp này có trọng lượng 41 tấn, trang bị động cơ V-55 V-12 công suất 620 mã lực cho phép xe vận hành với vận tốc 55km/h, dự trữ hành trình 450km. Nguồn ảnh:YouTube
Marksman có hệ thống điện tử tương đối tối tân bao gồm radar thám sát và điều khiển hỏa lực Marconi 400 hoạt động trên băng tần X/J, chúng có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 12km. Ngoài ra các camera ảnh nhiệt và hệ thống chiếu xạ laser mục tiêu cũng được tích hợp. Nguồn ảnh: weaponsystems
Vũ khí chính là cặp pháo bắn nhanh Oerlikon GDF cỡ nòng 35mm cho phép bắn 1.100 viên/phút, tầm tác xạ 4km, cơ số đạn 500 viên. Nguồn ảnh: Weaponsystems
Với sự kết hợp này tạo ra một sản phẩm mới đem lại hiệu quả chiến đấu cao. Những nước có truyền thống sử dụng xe tăng T54/55 cũng có thể tham khảo chọn giải pháp nâng cấp này để trang bị thêm những vũ khí mới sau khi loại biên chế T-54/55. Nguồn ảnh: Britmodeller
Việc nâng cấp này sẽ giúp hạn chế chi phí khi mua tổ hợp pháo phòng không mới, đồng thời tận dụng được số lượng xe tăng dư thừa, vừa đảm bảo tính kinh tế, lẫn tính năng chiến đấu. Nguồn ảnh: militarytoday
Pháo phòng không PZA Loara cũng là một sản phẩm kết hợp giữa những tinh hoa của nền quốc phòng của Nga và Phương Tây. Nguồn ảnh:Bumar
Về cơ bản hệ thống này sử dụng khung gầm của xe tăng chủ lực T-72, hoặc PT-91 (Biến thể T-72 do Ba Lan sản xuất). Nguồn ảnh: Pinterest
Với trọng lượng 45 tấn, được trang bị động cơ diesel S-12U công suất 850 mã lực ở những phiên bản đầu, phiên bản kế tiếp sử dụng động cơ S-1000 với công suất 1000 mã lực cho khả năng cơ động 60km/h và tầm hoạt động 650km. Nguồn ảnh: pu.i.wp
Pháo phòng không tự hành PLZ Loara được Ba Lan phát triển vào đầu thập niên 1990, với việc trang bị radar tìm kiếm mảng pha 3D có thể theo dõi đồng thời 64 mục tiêu ở khoảng cách 26km, bên cạnh đó việc điều khiển hỏa lực do radar Eagle Mk, kèm theo hệ thống chị thị mục tiêu laser và các camera ảnh nhiệt. Nguồn ảnh: DefenceTalk
Với việc trang bị hệ thống điện tử này, PLZ Loara được coi là một trong những hệ thống pháo phòng không đáng sợ nhất hiện nay khi cho phép đánh trúng mục tiêu với xác xuất rất cao. Nguồn ảnh:militarytoday
Trang bị chính vẫn là biến thể của cặp pháo Oerlikon KDA đạt tốc độ bắn 1.100 viên/phút, với tầm bắn 4km, cơ số đạn sẵn sàng khai hỏa 500 viên. Nguồn ảnh: militarium
Hiện tại đã có 5 nguyên mẫu được phát triển và phiên bản mới nhất PLZ Loara-A đang được nghiên cứu với việc sử dụng khung gầm tăng chủ lực PT-91. Đây hứa hẹn là một trong những mẫu pháo phòng không đáng sở hữu nhất hiện nay. Nguồn ảnh: wiki
Nền công nghiệp quốc phòng Italy cũng góp mặt một thành viên trong 10 hệ thống pháo phòng không tốt nhất hiện nay với pháo SIDAM25. Nguồn ảnh: Armorama
Với việc trang bị tới 4 khẩu pháo bắn nhanh trên khung gầm xe bọc thép M113, việc lựa chọn khung gầm này cho phép nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí phát triển trong khi vẫn đảm bảo được tính năng chiến đấu cần thiết. Nguồn ảnh:militarytoday
Với trọng lượng chỉ 12,5 tấn, xe được trang bị động cơ 6V53 công suất 210 mã lực cho phép xe có thể cơ động 68km/h và tầm hoạt động lên tới 480km. Nguồn ảnh: militarytoday
Thay vì trang bị radar, hệ thống SIDAM25 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện tử với các camera ảnh nhiệt, thiết bị cảm biến đo và chiếu xạ mục tiêu bằng laser cho phép hệ thống có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu trong tầm tác xạ của chúng. Nguồn ảnh: Большая
Hỏa lực chính là 4 khẩu pháo cỡ nòng 25mm, cho mật độ hỏa lực 2.280 viên/phút. Tầm bắn 5km, cơ số đạn sẵn sàng khai hỏa 630 viên. Nguồn ảnh:Brassan