Xe tăng Mark IV: đây là một trong những mẫu xe tăng được sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nếu dựa trên tiêu chuẩn chế tạo xe tăng ngày nay Mark IV thật sự là một thất bại, khi chỉ được trang bị hệ thống vũ khí nghèo nàn kém hiệu quả với tốc độ di chuyển chỉ hơn 6km/h. Nhưng vào những năm 1917 nó là nỗi khiếp sợ trên chiến trường. Những chiếc Mark IV là câu trả lời của người Anh cho phòng tuyến đầy dây thép gai và súng máy của lính Đức, với khả năng phá hủy bất kì phòng tuyến nào của Đức trên chiến trường cùng với đó là được trang bị hệ thống vũ khí khá mạnh vào thời kì đó. Mark IV đã góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của phe Hiệp Ước trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Xe tăng Mark IV với hai biến thể là xe đực và xe cái, xe đực được trang bị hệ thống vũ khí mạnh hơn với 2 pháo chống tăng QF 57mm cùng 3 súng máy Lewis, trong khi đó xe cái chỉ được trang bị 5 súng máy Lewis. Phạm vi hoạt động của Mark IV chỉ đạt 56km, đi kèm với nó là kíp chiến đấu gồm 8 binh sĩ. Xe tăng hạng nhẹ Panzer II: là mẫu xe tăng huyền thoại của Quân đội Phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy có trọng lượng cũng như vũ khí không bằng các mẫu xe tăng hạng nặng B1 hay xe tăng hạng trung S35 của Quân đội Pháp, nhưng Panzer II lại khiến nước Pháp khốn đốn trong mọi cuộc đấu tăng với Đức.Panzer II được xem là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Đức trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2, với trọng lượng chỉ có vỏn vẹn 10 tấn và chỉ được trang bị một pháo 20mm, bên cạnh đó thiết kế của nó cũng không thật sự nhiều điểm vượt trội. Nhưng nhờ áp dụng chiến thuật hợp lý cùng với việc trang bị tốt hơn cho lực lượng xe tăng, người Đức dễ dàng đánh bại lực lượng xe tăng Pháp ngay trong những trận đánh đầu tiên và nhanh chóng chinh phục Châu Âu. Bên cạnh đó việc trang bị hệ thống thông tin liên lạc giữa các xe tăng với nhau cũng trở thành một yếu tố giúp Đức dành được thắng lợi, điều mà các xe tăng Pháp không thể làm được. Xe tăng hạng trung T-34: trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 không thể không kể tới vai trò của những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô trong cuộc chiến chống Phát Xít Đức. Nhờ trang bị hệ thống giáp dày và hỏa lực mạnh mẽ đã giúp T-34 có thể phá hủy những chiếc xe tăng Panzer của Quân đội Đức. T-34 với trọng lượng khoảng 26,5 tấn, trang bị vũ khí chính là một pháo 76,2mm (sau này biến thể T-34-85 trang bị pháo 85mm). Bên cạnh đó nó còn được trang bị một động cơ diesel có công suất 500 mã lực với tốc độ di chuyển 53km/h, nhanh hơn cả mẫu xe tăng hạng nhẹ Panzer II của Phát xít Đức.Tuy nhiên T-34 vẫn còn nhiều thiết sót trong thiết kế, đáng kể nhất là không được trang bị hệ thống thông tin liên lạc. Điều này dẫn tới dễ bị cô lập trên chiến trường và thiệt hại đáng kể trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Xe tăng hạng trung M4 Sherman: đây là mẫu xe tăng thành công nhất của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nếu mặt trận phía đông Quân đội Đức gặp trở ngại với T-34 của Liên Xô, thì ở mặt trận phía tây Sherman lại là rào cản lớn nhất của quân Phát Xít. Tuy không được trang bị hỏa lực hay giáp tốt bằng các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Đức, nhưng Sherman vẫn có một số thế mạnh của riêng nó trên chiến trường với việc được trang bị vũ khí chính gồm một pháo 75mm hoặc 76mm tùy phiên bản. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của M4 lại là hệ thống giáp bảo vệ của nó khi chỉ dày có 76mm và dễ dàng bị pháo 88mm của Đức bắn hạ.Mặc dù vậy nhưng với sự hỗ trợ của lực lượng pháo binh và không quân trong tác chiến, những chiếc Sherman vẫn có thể hạ những chiếc xe tăng Đức. Và góp một phần không nhỏ vào việc kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2 ở cả hai mặt trận Châu Âu và Thái Binh Dương. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55: là mẫu xe tăng được sản xuất nhiều nhất trên thế giới hiện nay với hơn 100.000 chiếc từng được sản xuất với nhiều tên gọi và ở nhiều quốc gia khác nhau. T-54/55 sản phẩm thành công nhất của nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô, và nó có mặt hầu hết trong mọi cuộc chiến trên thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. T-54/55 có trọng lượng gần 40 tấn, được trang bị hỏa lực mạnh mẽ gồm 1 pháo 100mm cùng với hệ thống giáp bảo vệ chắc chắn. Vào thời điểm đó T54/55 có thể được xem là đối thủ lớn nhất trên chiến trường của các dòng xe tăng Phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy đã có tuổi thọ hoạt động gần 70 năm nhưng T-54/55 vẫn còn được trang bị cho quân đội nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó nó còn được tiến hành nâng cấp lên các biến thể khác nhau ở nhiều quốc gia để có thể phù hợp hơn trong thời kỳ chiến tranh hiện đại ngày nay.
Xe tăng Mark IV: đây là một trong những mẫu xe tăng được sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nếu dựa trên tiêu chuẩn chế tạo xe tăng ngày nay Mark IV thật sự là một thất bại, khi chỉ được trang bị hệ thống vũ khí nghèo nàn kém hiệu quả với tốc độ di chuyển chỉ hơn 6km/h. Nhưng vào những năm 1917 nó là nỗi khiếp sợ trên chiến trường.
Những chiếc Mark IV là câu trả lời của người Anh cho phòng tuyến đầy dây thép gai và súng máy của lính Đức, với khả năng phá hủy bất kì phòng tuyến nào của Đức trên chiến trường cùng với đó là được trang bị hệ thống vũ khí khá mạnh vào thời kì đó. Mark IV đã góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của phe Hiệp Ước trong Chiến tranh Thế giới thứ 1.
Xe tăng Mark IV với hai biến thể là xe đực và xe cái, xe đực được trang bị hệ thống vũ khí mạnh hơn với 2 pháo chống tăng QF 57mm cùng 3 súng máy Lewis, trong khi đó xe cái chỉ được trang bị 5 súng máy Lewis. Phạm vi hoạt động của Mark IV chỉ đạt 56km, đi kèm với nó là kíp chiến đấu gồm 8 binh sĩ.
Xe tăng hạng nhẹ Panzer II: là mẫu xe tăng huyền thoại của Quân đội Phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy có trọng lượng cũng như vũ khí không bằng các mẫu xe tăng hạng nặng B1 hay xe tăng hạng trung S35 của Quân đội Pháp, nhưng Panzer II lại khiến nước Pháp khốn đốn trong mọi cuộc đấu tăng với Đức.
Panzer II được xem là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Đức trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2, với trọng lượng chỉ có vỏn vẹn 10 tấn và chỉ được trang bị một pháo 20mm, bên cạnh đó thiết kế của nó cũng không thật sự nhiều điểm vượt trội.
Nhưng nhờ áp dụng chiến thuật hợp lý cùng với việc trang bị tốt hơn cho lực lượng xe tăng, người Đức dễ dàng đánh bại lực lượng xe tăng Pháp ngay trong những trận đánh đầu tiên và nhanh chóng chinh phục Châu Âu. Bên cạnh đó việc trang bị hệ thống thông tin liên lạc giữa các xe tăng với nhau cũng trở thành một yếu tố giúp Đức dành được thắng lợi, điều mà các xe tăng Pháp không thể làm được.
Xe tăng hạng trung T-34: trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 không thể không kể tới vai trò của những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô trong cuộc chiến chống Phát Xít Đức. Nhờ trang bị hệ thống giáp dày và hỏa lực mạnh mẽ đã giúp T-34 có thể phá hủy những chiếc xe tăng Panzer của Quân đội Đức.
T-34 với trọng lượng khoảng 26,5 tấn, trang bị vũ khí chính là một pháo 76,2mm (sau này biến thể T-34-85 trang bị pháo 85mm). Bên cạnh đó nó còn được trang bị một động cơ diesel có công suất 500 mã lực với tốc độ di chuyển 53km/h, nhanh hơn cả mẫu xe tăng hạng nhẹ Panzer II của Phát xít Đức.
Tuy nhiên T-34 vẫn còn nhiều thiết sót trong thiết kế, đáng kể nhất là không được trang bị hệ thống thông tin liên lạc. Điều này dẫn tới dễ bị cô lập trên chiến trường và thiệt hại đáng kể trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Xe tăng hạng trung M4 Sherman: đây là mẫu xe tăng thành công nhất của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nếu mặt trận phía đông Quân đội Đức gặp trở ngại với T-34 của Liên Xô, thì ở mặt trận phía tây Sherman lại là rào cản lớn nhất của quân Phát Xít.
Tuy không được trang bị hỏa lực hay giáp tốt bằng các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Đức, nhưng Sherman vẫn có một số thế mạnh của riêng nó trên chiến trường với việc được trang bị vũ khí chính gồm một pháo 75mm hoặc 76mm tùy phiên bản. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của M4 lại là hệ thống giáp bảo vệ của nó khi chỉ dày có 76mm và dễ dàng bị pháo 88mm của Đức bắn hạ.
Mặc dù vậy nhưng với sự hỗ trợ của lực lượng pháo binh và không quân trong tác chiến, những chiếc Sherman vẫn có thể hạ những chiếc xe tăng Đức. Và góp một phần không nhỏ vào việc kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2 ở cả hai mặt trận Châu Âu và Thái Binh Dương.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55: là mẫu xe tăng được sản xuất nhiều nhất trên thế giới hiện nay với hơn 100.000 chiếc từng được sản xuất với nhiều tên gọi và ở nhiều quốc gia khác nhau. T-54/55 sản phẩm thành công nhất của nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô, và nó có mặt hầu hết trong mọi cuộc chiến trên thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
T-54/55 có trọng lượng gần 40 tấn, được trang bị hỏa lực mạnh mẽ gồm 1 pháo 100mm cùng với hệ thống giáp bảo vệ chắc chắn. Vào thời điểm đó T54/55 có thể được xem là đối thủ lớn nhất trên chiến trường của các dòng xe tăng Phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tuy đã có tuổi thọ hoạt động gần 70 năm nhưng T-54/55 vẫn còn được trang bị cho quân đội nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó nó còn được tiến hành nâng cấp lên các biến thể khác nhau ở nhiều quốc gia để có thể phù hợp hơn trong thời kỳ chiến tranh hiện đại ngày nay.