Theo thông tin mới nhất, các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga đã bắn hạ ít nhất 47 máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya.Đây đều là các máy bay không người lái loại Bayraktar TB2 - một trong những loại máy bay không người lái hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.Chỉ mới cách đây nửa năm, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn mạnh miệng tuyên bố đã "chiến thắng Nga ở Libya". Tuy nhiên kể cả khi Ankara chiến thắng, đây rõ ràng là một chiến thắng đắt đỏ.Con số 47 máy bay không người lái Bayraktar bị bắn hạ cũng được cho là không phản ánh chính xác, nhiều khả năng số lượng UAV của Thổ bị rơi ở Libya còn cao hơn nhiều lần."Tác giả" đã vít cổ thành công rất nhiều máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng ở Libya không ai khác, chính là các tổ hợp Pantsir-S1.Truyền thông Nga cho biết, các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 đã tỏ ra rất nhạy bén, sớm "bắt bài" các chiến thuật được UAV của Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng.Nếu thông tin trên là chính xác, Ankara chắc chắn cũng đã có một phần lỗi lầm trong việc để hàng loạt máy bay không người lái bị bắn hạ ở Libya.Trong đó, sai lầm lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đó là không chịu thay đổi chiến thuật, rút kinh nghiệm hay tổ chức đánh giá sai lầm thực lực của đối phương.Theo các báo cáo trước đó, tổng cộng đã có 9 tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga bị tiêu diệt trên chiến trường Libya, trong khi đó phía Thổ Nhĩ Kỳ mất 47 máy bay không người lái.Thiệt hại này tương xứng với việc Moscow mất 118 triệu USD, trong khi đó Ankara phải tốn tới 245 triệu USD để sản xuất 47 UAV Bayraktar - nghĩa là hơn gấp đôi phía Nga.Pantsir-S1 hiện được đánh giá là tổ hợp phòng không tầm thấp hiện đại bậc nhất của Nga. Loại vũ khí này mới chỉ được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2012, có giá thành khoảng 14 triệu USD cho mỗi một tổ hợp.Tổ hợp pháo, tên lửa phòng không này của Nga có hai cơ cấu vũ khí, trong đó bao gồm vũ khí chính là dàn tên lửa phòng không tầm thấp; vũ khí phụ là hai khẩu pháo tự động 2A38 cỡ nòng 30mm.Các tên lửa được sử dụng trên tổ hợp này có khả năng khai hỏa và tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa tối đa 18 km. Trong trường hợp các tên lửa thất bại trong việc tiêu diệt mục tiêu, hai khẩu pháo trên xe sẽ đánh chặn mục tiêu từ khoảng cách 3 km.Theo quảng cáo của Nga, hệ thống radar của Pantsir-S1 có khả năng đeo bám mục tiêu từ khoảng cách tối đa 28 km, phát hiện mục tiêu có kích thước nhỏ chỉ từ 2 mét vuông trở lên. Nguồn ảnh: YD. Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp Pantsir-S1 do Nga sản xuất. Nguồn: Kalibr.
Theo thông tin mới nhất, các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga đã bắn hạ ít nhất 47 máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya.
Đây đều là các máy bay không người lái loại Bayraktar TB2 - một trong những loại máy bay không người lái hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.
Chỉ mới cách đây nửa năm, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn mạnh miệng tuyên bố đã "chiến thắng Nga ở Libya". Tuy nhiên kể cả khi Ankara chiến thắng, đây rõ ràng là một chiến thắng đắt đỏ.
Con số 47 máy bay không người lái Bayraktar bị bắn hạ cũng được cho là không phản ánh chính xác, nhiều khả năng số lượng UAV của Thổ bị rơi ở Libya còn cao hơn nhiều lần.
"Tác giả" đã vít cổ thành công rất nhiều máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng ở Libya không ai khác, chính là các tổ hợp Pantsir-S1.
Truyền thông Nga cho biết, các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 đã tỏ ra rất nhạy bén, sớm "bắt bài" các chiến thuật được UAV của Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng.
Nếu thông tin trên là chính xác, Ankara chắc chắn cũng đã có một phần lỗi lầm trong việc để hàng loạt máy bay không người lái bị bắn hạ ở Libya.
Trong đó, sai lầm lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đó là không chịu thay đổi chiến thuật, rút kinh nghiệm hay tổ chức đánh giá sai lầm thực lực của đối phương.
Theo các báo cáo trước đó, tổng cộng đã có 9 tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga bị tiêu diệt trên chiến trường Libya, trong khi đó phía Thổ Nhĩ Kỳ mất 47 máy bay không người lái.
Thiệt hại này tương xứng với việc Moscow mất 118 triệu USD, trong khi đó Ankara phải tốn tới 245 triệu USD để sản xuất 47 UAV Bayraktar - nghĩa là hơn gấp đôi phía Nga.
Pantsir-S1 hiện được đánh giá là tổ hợp phòng không tầm thấp hiện đại bậc nhất của Nga. Loại vũ khí này mới chỉ được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2012, có giá thành khoảng 14 triệu USD cho mỗi một tổ hợp.
Tổ hợp pháo, tên lửa phòng không này của Nga có hai cơ cấu vũ khí, trong đó bao gồm vũ khí chính là dàn tên lửa phòng không tầm thấp; vũ khí phụ là hai khẩu pháo tự động 2A38 cỡ nòng 30mm.
Các tên lửa được sử dụng trên tổ hợp này có khả năng khai hỏa và tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa tối đa 18 km. Trong trường hợp các tên lửa thất bại trong việc tiêu diệt mục tiêu, hai khẩu pháo trên xe sẽ đánh chặn mục tiêu từ khoảng cách 3 km.
Theo quảng cáo của Nga, hệ thống radar của Pantsir-S1 có khả năng đeo bám mục tiêu từ khoảng cách tối đa 28 km, phát hiện mục tiêu có kích thước nhỏ chỉ từ 2 mét vuông trở lên. Nguồn ảnh: YD.
Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp Pantsir-S1 do Nga sản xuất. Nguồn: Kalibr.