Không thể phủ nhận rằng, kể từ sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Quân đội Ukraine đã nhiều lần thu giữ vũ khí và khí tài của Quân đội Nga; đồng thời những chiến lợi phẩm này, cũng đã bổ sung ở một mức độ nhất định vào kho vũ khí của Quân đội Ukraine.Nhưng cách tiếp cận bằng cách bổ sung vũ khí chiến lợi phẩm này, không mang lại nhiều tác dụng cho Quân đội Ukraine. Trước đây có thông tin cho rằng, năng lực hậu cần hiện tại của Quân đội Ukraine rất căng thẳng, điều này cũng dẫn đến việc Quân đội Ukraine tích cực sử dụng vũ khí chiến lợi phẩm.Gần đây, theo thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải, Ukraine không có khả năng sửa chữa các vũ khí chiến lợi phẩm chiếm được của Nga, bị lực lượng vũ trang Ukraine tịch thu và Nga bỏ quên trong kho khi triệt thoái.Khi phỏng vấn một binh sĩ Ukraine, phóng viên được biết, trong vài tháng qua, Quân đội Ukraine đã thu giữ hàng trăm xe tăng, xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh của Nga trong các cuộc chiến với Quân đội Nga, nhưng chưa đến 1/10 số xe tăng, xe bọc thép này có thể sử dụng được ở thời điểm hiện tại.Ngoài ra, do thiếu phụ tùng thay thế, những chiếc xe tăng, xe bọc thép chiến lợi phẩm của Ukraine, chỉ có thể nằm im trong nhà kho và trở thành một trong những mục tiêu ném bom của Nga. Cùng với đó là các cuộc tấn công liên tục của Quân đội Nga, khiến việc bảo dưỡng và phục hồi số xe máy này cũng rất khó khăn.Nhưng không thể phủ nhận rằng, số vũ khí và thiết bị chiến lợi phẩm mà Ukraine chiếm được của Quân đội Nga, cũng là nguồn cung cấp phụ tùng quan trọng cho các thiết bị của Ukraine, bên cạnh nguồn viện trợ của NATO.Theo thông tin tình báo về tình hình chiến sự Nga-Ukraine do Bộ Quốc phòng Anh công bố cách đây ít lâu, Quân đội Ukraine có thể đã thu giữ và phá hủy ít nhất 440 xe tăng và 650 xe bọc thép của Nga.Tuy nhiên thông báo của Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết tình hình hiện tại của Quân đội Ukraine cũng rất “bi đát”, khi một số lượng lớn xe tăng T-64BV, T-80 và các loại xe tăng chiến đấu chủ lực khác được Quân đội Ukraine trang bị, đã bị hao hụt trong chiến đấu.Cùng với đó là việc Quân đội Nga tấn công vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine, khiến cho Ukraine đã trực tiếp mất đi năng lực bảo trì và sản xuất xe tăng. Ukraine ngày nay đã “không còn là chính họ”, khi đã phải phụ thuộc hoàn toàn vào NATO, để đảm bảo các nhu cầu vũ khí của họ.Trên thực tế, trước đó một số phương tiện truyền thông đưa tin, Quân đội Ukraine đã phải gửi những chiếc xe tăng không thể sửa chữa được, tới một số nước châu Âu để sửa chữa, sau đó vận chuyển trở lại để sử dụng. Nên nhớ Ukraine từng là trung tâm sản xuất và sửa chữa phương tiện thiết giáp lớn của Quân đội Liên Xô trước kia.Một vấn đề đáng chú ý là phần lớn lực lượng thiết giáp Nga hiện nay tham chiến tại Ukraine có nhiều đơn vị thiết giáp hạng nhẹ. Và Quân đội Ukraine cũng đã sử dụng chiến thuật tấn công, sử dụng các phương tiện hạng nhẹ, để tiến hành các cuộc tấn công nhanh vào khu vực chiến sự ở Donbass; về cơ bản cả hai phía đều không có lợi thế vượt trội nếu sử dụng dung một lối đánh và thậm chí là chung cả vũ khí, khí tài tương đương nhau. Trước đó, ở Kherson, Quân đội Ukraine cũng sử dụng chiến thuật như vậy, khi một đoàn xe bọc thép của Quân đội Ukraine đã cố gắng tấn công các vị trí phòng ngự của quân Nga. Điều đáng chú ý là đoàn xe bọc thép này, sử dụng các phương tiện hạng nhẹ khác nhau, để tiến hành các cuộc tấn công nhanh. Nhưng thực tế là ngay khi đoàn quân xa này xuất hiện, nó đã bị bao phủ bởi pháo kích của Quân đội Nga. Một số xe bọc thép đã bị trúng trực tiếp bởi tên lửa chống tăng của Nga và nổ tung thành từng mảnh. Từ quan điểm này, cách cố gắng giảm tỷ lệ trúng đạn bằng tốc độ di chuyển cao, dường như không hiệu quả, do pháo binh Nga có tầm bao phủ quá rộng.Sau đó, Quân đội Ukraine cũng đã tập hợp một số đơn vị thiết giáp ở Kherson, để có thể đánh một trận quyết chiến với Quân đội Nga. Nhưng điều đáng chú ý là mặc dù Quân đội Ukraine có một số lượng lớn xe bọc thép hạng nhẹ của Anh và Pháp, nhưng chưa nhận bất cứ xe tăng chủ lực nào của NATO qua đường viện trợ.Ngược lại, với việc sản xuất đầy đủ của ngành công nghiệp quân sự Nga, lực Quân đội Nga tại chiến trường Ukraine đã nhận được một lô 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M mới, đã được biên chế cho Tập đoàn quân số 2 tại tỉnh Luhansk và một lô T-72B3M mới nhất. Những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mà Nga sản xuất năm 2022 cũng đã được chuyển chiến trường Ukraine. Rõ ràng, đối với Quân đội Nga hiện nay, những chiếc xe tăng và xe bọc thép mà Bộ Quốc phòng Anh đề cập đã không còn nữa. Chưa cần tính đến năng lực sản xuất của ngành công nghiệp quân sự Nga, chỉ lấy kho xe tăng của Nga làm ví dụ; theo thống kê của truyền thông Nga, trong những năm gần đây, họ vẫn còn hơn 10.000 xe tăng đang trong biên chế và niêm cất trong kho. Những chiếc xe tăng này có thể được sử dụng trực tiếp trên chiến trường, sau khi sửa đổi đơn giản. Từ góc độ dự trữ và tiềm lực quốc phòng, rõ ràng Nga có lợi thế vượt trội. Cách đây một thời gian, Kiev đã đề nghị Quốc hội Mỹ viện ra các loại xe tăng tiên tiến như M1A2, hay chiến đấu cơ F-16 và F-15. Chưa nói đến việc Quân đội Ukraine có sử dụng hiệu quả hay không, nhưng về mặt bảo trì, đó không phải là điều mà Ukraine có thể đảm nhiệm, nhất là trên quy mô lớn.
Không thể phủ nhận rằng, kể từ sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Quân đội Ukraine đã nhiều lần thu giữ vũ khí và khí tài của Quân đội Nga; đồng thời những chiến lợi phẩm này, cũng đã bổ sung ở một mức độ nhất định vào kho vũ khí của Quân đội Ukraine.
Nhưng cách tiếp cận bằng cách bổ sung vũ khí chiến lợi phẩm này, không mang lại nhiều tác dụng cho Quân đội Ukraine. Trước đây có thông tin cho rằng, năng lực hậu cần hiện tại của Quân đội Ukraine rất căng thẳng, điều này cũng dẫn đến việc Quân đội Ukraine tích cực sử dụng vũ khí chiến lợi phẩm.
Gần đây, theo thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải, Ukraine không có khả năng sửa chữa các vũ khí chiến lợi phẩm chiếm được của Nga, bị lực lượng vũ trang Ukraine tịch thu và Nga bỏ quên trong kho khi triệt thoái.
Khi phỏng vấn một binh sĩ Ukraine, phóng viên được biết, trong vài tháng qua, Quân đội Ukraine đã thu giữ hàng trăm xe tăng, xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh của Nga trong các cuộc chiến với Quân đội Nga, nhưng chưa đến 1/10 số xe tăng, xe bọc thép này có thể sử dụng được ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, do thiếu phụ tùng thay thế, những chiếc xe tăng, xe bọc thép chiến lợi phẩm của Ukraine, chỉ có thể nằm im trong nhà kho và trở thành một trong những mục tiêu ném bom của Nga. Cùng với đó là các cuộc tấn công liên tục của Quân đội Nga, khiến việc bảo dưỡng và phục hồi số xe máy này cũng rất khó khăn.
Nhưng không thể phủ nhận rằng, số vũ khí và thiết bị chiến lợi phẩm mà Ukraine chiếm được của Quân đội Nga, cũng là nguồn cung cấp phụ tùng quan trọng cho các thiết bị của Ukraine, bên cạnh nguồn viện trợ của NATO.
Theo thông tin tình báo về tình hình chiến sự Nga-Ukraine do Bộ Quốc phòng Anh công bố cách đây ít lâu, Quân đội Ukraine có thể đã thu giữ và phá hủy ít nhất 440 xe tăng và 650 xe bọc thép của Nga.
Tuy nhiên thông báo của Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết tình hình hiện tại của Quân đội Ukraine cũng rất “bi đát”, khi một số lượng lớn xe tăng T-64BV, T-80 và các loại xe tăng chiến đấu chủ lực khác được Quân đội Ukraine trang bị, đã bị hao hụt trong chiến đấu.
Cùng với đó là việc Quân đội Nga tấn công vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine, khiến cho Ukraine đã trực tiếp mất đi năng lực bảo trì và sản xuất xe tăng. Ukraine ngày nay đã “không còn là chính họ”, khi đã phải phụ thuộc hoàn toàn vào NATO, để đảm bảo các nhu cầu vũ khí của họ.
Trên thực tế, trước đó một số phương tiện truyền thông đưa tin, Quân đội Ukraine đã phải gửi những chiếc xe tăng không thể sửa chữa được, tới một số nước châu Âu để sửa chữa, sau đó vận chuyển trở lại để sử dụng. Nên nhớ Ukraine từng là trung tâm sản xuất và sửa chữa phương tiện thiết giáp lớn của Quân đội Liên Xô trước kia.
Một vấn đề đáng chú ý là phần lớn lực lượng thiết giáp Nga hiện nay tham chiến tại Ukraine có nhiều đơn vị thiết giáp hạng nhẹ. Và Quân đội Ukraine cũng đã sử dụng chiến thuật tấn công, sử dụng các phương tiện hạng nhẹ, để tiến hành các cuộc tấn công nhanh vào khu vực chiến sự ở Donbass; về cơ bản cả hai phía đều không có lợi thế vượt trội nếu sử dụng dung một lối đánh và thậm chí là chung cả vũ khí, khí tài tương đương nhau.
Trước đó, ở Kherson, Quân đội Ukraine cũng sử dụng chiến thuật như vậy, khi một đoàn xe bọc thép của Quân đội Ukraine đã cố gắng tấn công các vị trí phòng ngự của quân Nga. Điều đáng chú ý là đoàn xe bọc thép này, sử dụng các phương tiện hạng nhẹ khác nhau, để tiến hành các cuộc tấn công nhanh.
Nhưng thực tế là ngay khi đoàn quân xa này xuất hiện, nó đã bị bao phủ bởi pháo kích của Quân đội Nga. Một số xe bọc thép đã bị trúng trực tiếp bởi tên lửa chống tăng của Nga và nổ tung thành từng mảnh. Từ quan điểm này, cách cố gắng giảm tỷ lệ trúng đạn bằng tốc độ di chuyển cao, dường như không hiệu quả, do pháo binh Nga có tầm bao phủ quá rộng.
Sau đó, Quân đội Ukraine cũng đã tập hợp một số đơn vị thiết giáp ở Kherson, để có thể đánh một trận quyết chiến với Quân đội Nga. Nhưng điều đáng chú ý là mặc dù Quân đội Ukraine có một số lượng lớn xe bọc thép hạng nhẹ của Anh và Pháp, nhưng chưa nhận bất cứ xe tăng chủ lực nào của NATO qua đường viện trợ.
Ngược lại, với việc sản xuất đầy đủ của ngành công nghiệp quân sự Nga, lực Quân đội Nga tại chiến trường Ukraine đã nhận được một lô 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M mới, đã được biên chế cho Tập đoàn quân số 2 tại tỉnh Luhansk và một lô T-72B3M mới nhất.
Những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mà Nga sản xuất năm 2022 cũng đã được chuyển chiến trường Ukraine. Rõ ràng, đối với Quân đội Nga hiện nay, những chiếc xe tăng và xe bọc thép mà Bộ Quốc phòng Anh đề cập đã không còn nữa.
Chưa cần tính đến năng lực sản xuất của ngành công nghiệp quân sự Nga, chỉ lấy kho xe tăng của Nga làm ví dụ; theo thống kê của truyền thông Nga, trong những năm gần đây, họ vẫn còn hơn 10.000 xe tăng đang trong biên chế và niêm cất trong kho. Những chiếc xe tăng này có thể được sử dụng trực tiếp trên chiến trường, sau khi sửa đổi đơn giản. Từ góc độ dự trữ và tiềm lực quốc phòng, rõ ràng Nga có lợi thế vượt trội.
Cách đây một thời gian, Kiev đã đề nghị Quốc hội Mỹ viện ra các loại xe tăng tiên tiến như M1A2, hay chiến đấu cơ F-16 và F-15. Chưa nói đến việc Quân đội Ukraine có sử dụng hiệu quả hay không, nhưng về mặt bảo trì, đó không phải là điều mà Ukraine có thể đảm nhiệm, nhất là trên quy mô lớn.