Công ty ảnh vệ tinh ImageSat International của Israel vừa cung cấp những bức không ảnh mới nhất được chụp vào ngày 29/8/2019 về tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.Trong các bức ảnh dễ dàng nhận thấy radar cảnh giới nhìn vòng 91N6E Big Bird và 96L6E Cheese Board, radar bắt thấp 76N6 Clam Shell trên tháp 40V6MD, radar chiếu xạ 92N6E Grave Stone đã được triển khai.Bên cạnh đó, ít nhất 3 xe mang phóng tự hành và các xe tiếp đạn cùng nhiều khí tài phụ trợ khác đã của tổ hợp S-400 Triumf được ghi nhận đã ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Đây là điều rất bất ngờ bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng tuyên bố ít nhất phải đến tháng 4/2020 thì họ mới bắt đầu lắp đặt các thành phần của S-400.Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại đột ngột thay đổi quyết định như vậy, đã có những tác động nào từ bên ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai S-400 cho nhiệm vụ tác chiến?Theo đánh giá từ các chuyên gia phân tích tình hình khu vực, nguyên nhân đầu tiên đến từ việc Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ chính thức gạt khỏi chuỗi cung ứng sản phẩm cho tiêm kích F-35 Lightning II.Khi Ankara còn níu kéo hy vọng sẽ được Washington "giơ cao đánh khẽ" vì thương vụ mua sắm S-400 của Nga thì họ mới ra tuyên bố chưa vội lắp đặt S-400, còn hiện nay khi mọi chuyện đã rõ ràng thì thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi là điều dễ hiểu.Vấn đề tiếp theo cần nhắc đến đó là các mối nguy cơ đe dọa đường không đối với bộ binh cũng như máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên rõ ràng hơn trước rất nhiều.Trong tháng 8/2019 đã xảy ra vụ việc chiến đấu cơ Syria ném bom suýt trúng một đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này đã làm Ankara rất tức giận và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.Việc Thổ Nhĩ Kỳ sớm triển khai S-400 chính là câu trả lời đanh thép của Ankara, bởi vì địa điểm mà họ triển khai Triumf đủ để khống chế toàn bộ không phận Tây Bắc Syria, khiến tiêm kích của Damascus không thể dự do hoạt động.Ngoài ra thông tin chưa được kiểm chứng về việc tiêm kích Su-35S của Nga bay lên ngăn chặn chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động trong không phận Syria cũng có thể là lý do khiến Ankara quyết tâm đẩy nhanh tiến độ đưa S-400 vào trực chiến.Nhưng ở đây có một vấn đề cần lưu tâm đó là thời gian từ lúc lắp đặt hoàn chỉnh, triển khai ngoài thực địa cho tới lúc binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đủ sức vận hành S-400 một cách nhuần nhuyễn là cả một quãng đường dài.Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO) dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga đã cho biết quá trình huấn luyện kíp trắc thủ Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển S-400 sẽ được tiến hành vào đầu tháng 9/2019.Như vậy có thể hiểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vừa mới hoàn thành việc lắp đặt và bố trí ngoài thực địa để phục vụ mục đích luyện tập mà thôi, nhanh nhất cũng phải 3 tháng nữa thì S-400 của họ mới sẵn sàng trực chiến.
Công ty ảnh vệ tinh ImageSat International của Israel vừa cung cấp những bức không ảnh mới nhất được chụp vào ngày 29/8/2019 về tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong các bức ảnh dễ dàng nhận thấy radar cảnh giới nhìn vòng 91N6E Big Bird và 96L6E Cheese Board, radar bắt thấp 76N6 Clam Shell trên tháp 40V6MD, radar chiếu xạ 92N6E Grave Stone đã được triển khai.
Bên cạnh đó, ít nhất 3 xe mang phóng tự hành và các xe tiếp đạn cùng nhiều khí tài phụ trợ khác đã của tổ hợp S-400 Triumf được ghi nhận đã ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Đây là điều rất bất ngờ bởi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng tuyên bố ít nhất phải đến tháng 4/2020 thì họ mới bắt đầu lắp đặt các thành phần của S-400.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại đột ngột thay đổi quyết định như vậy, đã có những tác động nào từ bên ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai S-400 cho nhiệm vụ tác chiến?
Theo đánh giá từ các chuyên gia phân tích tình hình khu vực, nguyên nhân đầu tiên đến từ việc Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ chính thức gạt khỏi chuỗi cung ứng sản phẩm cho tiêm kích F-35 Lightning II.
Khi Ankara còn níu kéo hy vọng sẽ được Washington "giơ cao đánh khẽ" vì thương vụ mua sắm S-400 của Nga thì họ mới ra tuyên bố chưa vội lắp đặt S-400, còn hiện nay khi mọi chuyện đã rõ ràng thì thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi là điều dễ hiểu.
Vấn đề tiếp theo cần nhắc đến đó là các mối nguy cơ đe dọa đường không đối với bộ binh cũng như máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên rõ ràng hơn trước rất nhiều.
Trong tháng 8/2019 đã xảy ra vụ việc chiến đấu cơ Syria ném bom suýt trúng một đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này đã làm Ankara rất tức giận và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ sớm triển khai S-400 chính là câu trả lời đanh thép của Ankara, bởi vì địa điểm mà họ triển khai Triumf đủ để khống chế toàn bộ không phận Tây Bắc Syria, khiến tiêm kích của Damascus không thể dự do hoạt động.
Ngoài ra thông tin chưa được kiểm chứng về việc tiêm kích Su-35S của Nga bay lên ngăn chặn chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động trong không phận Syria cũng có thể là lý do khiến Ankara quyết tâm đẩy nhanh tiến độ đưa S-400 vào trực chiến.
Nhưng ở đây có một vấn đề cần lưu tâm đó là thời gian từ lúc lắp đặt hoàn chỉnh, triển khai ngoài thực địa cho tới lúc binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đủ sức vận hành S-400 một cách nhuần nhuyễn là cả một quãng đường dài.
Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO) dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga đã cho biết quá trình huấn luyện kíp trắc thủ Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển S-400 sẽ được tiến hành vào đầu tháng 9/2019.
Như vậy có thể hiểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vừa mới hoàn thành việc lắp đặt và bố trí ngoài thực địa để phục vụ mục đích luyện tập mà thôi, nhanh nhất cũng phải 3 tháng nữa thì S-400 của họ mới sẵn sàng trực chiến.