Hệ thống phòng không S-400 được sản xuất tại nhà máy vũ khí nhà nước Obukhov ở Saint Petersburg, một trong những nhà máy chế tạo vũ khí lâu đời nhất của Nga. Nhà máy này nằm dưới sự quản lý của Tập đoàn Almaz-Antey, nhà sản xuất hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Military Armed ForceCác kỹ thuật viên đang lắp ráp mạch điện tử cho ăng ten radar của hệ thống S-400. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm xa hàng đầu, quá trình sản xuất rất phức tạp, đòi hỏi đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên và kỹ sư trình độ cao. Ảnh: Military Armed ForceCác ăng ten radar đang được hoàn thiện để chuyển sang bộ phận kiểm tra. Radar của S-400 sử dụng công nghệ quét mảng pha điện tử chủ động với tầm trinh sát 600 km và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 400 km. Ảnh: Military Armed ForceKhu vực sản xuất ống phóng kiêm container bảo quản cho tên lửa của hệ thống tên lửa S-400. Hệ thống có thể sử dụng 7 loại tên lửa khác nhau với tầm bắn từ 40 đến 400 km. Trong đó, tên lửa 40N6 có tầm bắn xa nhất tới 400 km, nó được mệnh danh là "sát thủ diệt máy bay vận tải, trinh sát". Ảnh: Military Armed ForceCác loại tên lửa sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ đưa vào ống phóng kiêm container bảo quản. Nó có thể lưu trữ tên lửa ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vòng 10-15 năm mà không cần bảo trì. Ảnh: Military Armed ForceMỗi ống phóng sẽ chứa loại tên lửa riêng biệt. Chúng được lưu trữ trong kho và lắp lên xe phóng trước khi làm nhiệm vụ. Ống phóng sau khi bắn tên lửa sẽ được đưa trở lại nhà máy để lắp tên lửa mới. Ảnh: Military Armed ForceTên lửa S-400 sử dụng công nghệ "phóng lạnh", tức tên lửa được đẩy ra khỏi ống phóng bằng khí nén đến độ cao nhất định, lúc này động cơ tên lửa mới được kích hoạt. Ảnh: Military Armed ForceRadar và tên lửa của S-400 được lắp trên xe phóng chuyên dụng MZKT-7930, hoặc 5P85SE2, hoặc BAZ-6909. Những phương tiện này được sản xuất ở nơi khác và chuyển đến nhà máy để lắp ráp thêm. Ảnh: Military Armed ForceCác xe chuyển từ nhà máy bên ngoài tới chỉ có bộ khung, các kỹ thuật viên sẽ lắp thêm hệ thống thủy lực, giá đỡ ống phóng và các thiết bị khác để hoàn thiện sản phẩm. Mỗi xe chở theo 4 tên lửa, hoặc ăng ten radar, trung tâm chỉ huy. Ảnh: Military Armed ForceCác công đoạn lắp ráp phải đảm bảo đúng chi tiết theo bản vẽ. S-400 là hệ thống phòng không tối tân nên rất ít nhà máy ở Nga có thể đảm nhận việc sản xuất. Ảnh: Military Armed ForceCác công đoạn hoàn thiện sản phẩm thường được làm thủ công. Ảnh: Military Armed ForceQuy mô sản xuất của nhà máy không được tiết lộ, nhưng dường như họ đã hoàn thành kế hoạch trang bị S-400 cho quân đội Nga và đang hướng đến thị trường quốc tế. Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là những khách hàng lớn nhất của hệ thống S-400. Ảnh: Military Armed ForceViệc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga đang trở thành tâm điểm tranh cãi giữa Ankara và Washington. Mỹ đã ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc lựa chọn giữa S-400 và F-35, nhưng dường như Ankara vẫn phớt lờ cảnh báo. Ảnh: Military Armed Force
Hệ thống phòng không S-400 được sản xuất tại nhà máy vũ khí nhà nước Obukhov ở Saint Petersburg, một trong những nhà máy chế tạo vũ khí lâu đời nhất của Nga. Nhà máy này nằm dưới sự quản lý của Tập đoàn Almaz-Antey, nhà sản xuất hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Military Armed Force
Các kỹ thuật viên đang lắp ráp mạch điện tử cho ăng ten radar của hệ thống S-400. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm xa hàng đầu, quá trình sản xuất rất phức tạp, đòi hỏi đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên và kỹ sư trình độ cao. Ảnh: Military Armed Force
Các ăng ten radar đang được hoàn thiện để chuyển sang bộ phận kiểm tra. Radar của S-400 sử dụng công nghệ quét mảng pha điện tử chủ động với tầm trinh sát 600 km và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 400 km. Ảnh: Military Armed Force
Khu vực sản xuất ống phóng kiêm container bảo quản cho tên lửa của hệ thống tên lửa S-400. Hệ thống có thể sử dụng 7 loại tên lửa khác nhau với tầm bắn từ 40 đến 400 km. Trong đó, tên lửa 40N6 có tầm bắn xa nhất tới 400 km, nó được mệnh danh là "sát thủ diệt máy bay vận tải, trinh sát". Ảnh: Military Armed Force
Các loại tên lửa sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ đưa vào ống phóng kiêm container bảo quản. Nó có thể lưu trữ tên lửa ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vòng 10-15 năm mà không cần bảo trì. Ảnh: Military Armed Force
Mỗi ống phóng sẽ chứa loại tên lửa riêng biệt. Chúng được lưu trữ trong kho và lắp lên xe phóng trước khi làm nhiệm vụ. Ống phóng sau khi bắn tên lửa sẽ được đưa trở lại nhà máy để lắp tên lửa mới. Ảnh: Military Armed Force
Tên lửa S-400 sử dụng công nghệ "phóng lạnh", tức tên lửa được đẩy ra khỏi ống phóng bằng khí nén đến độ cao nhất định, lúc này động cơ tên lửa mới được kích hoạt. Ảnh: Military Armed Force
Radar và tên lửa của S-400 được lắp trên xe phóng chuyên dụng MZKT-7930, hoặc 5P85SE2, hoặc BAZ-6909. Những phương tiện này được sản xuất ở nơi khác và chuyển đến nhà máy để lắp ráp thêm. Ảnh: Military Armed Force
Các xe chuyển từ nhà máy bên ngoài tới chỉ có bộ khung, các kỹ thuật viên sẽ lắp thêm hệ thống thủy lực, giá đỡ ống phóng và các thiết bị khác để hoàn thiện sản phẩm. Mỗi xe chở theo 4 tên lửa, hoặc ăng ten radar, trung tâm chỉ huy. Ảnh: Military Armed Force
Các công đoạn lắp ráp phải đảm bảo đúng chi tiết theo bản vẽ. S-400 là hệ thống phòng không tối tân nên rất ít nhà máy ở Nga có thể đảm nhận việc sản xuất. Ảnh: Military Armed Force
Các công đoạn hoàn thiện sản phẩm thường được làm thủ công. Ảnh: Military Armed Force
Quy mô sản xuất của nhà máy không được tiết lộ, nhưng dường như họ đã hoàn thành kế hoạch trang bị S-400 cho quân đội Nga và đang hướng đến thị trường quốc tế. Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là những khách hàng lớn nhất của hệ thống S-400. Ảnh: Military Armed Force
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga đang trở thành tâm điểm tranh cãi giữa Ankara và Washington. Mỹ đã ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc lựa chọn giữa S-400 và F-35, nhưng dường như Ankara vẫn phớt lờ cảnh báo. Ảnh: Military Armed Force