Tiêm kích hạng nặng BF-110 hay còn có tên đầy đủ là Messerschmitt Bf 110 được Đức phát triển từ những năm 30 và đưa vào trang bị từ năm 1937. Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Bf 110 đã được sản xuất với số lượng lên tới 6.170 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai, Bf 110 đã bộc lộ được ưu điểm của mình đó là độ "lỳ đòn" cực cao, nó có thể sống sót tốt khi thực hiện bổ nhào ném bom đối đầu trực diện với hoả lực phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.Thế nhưng nhược điểm chết người của Bf 110 chỉ bắt đầu xuất hiện từ khi nó tham gia trận không chiến lớn nhất lịch sử nhân loại diễn ra trên bầu trời nước Anh. Khi này, đối diện với Bf 110 không chỉ là hoả lực phòng không của Anh mà còn là những tiêm kích hiện đại được điều khiển bởi những phi công đầy kinh nghiệm và trình độ cao của Anh và Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Do là một chiến đấu cơ hạng nặng, được trang bị tới hai động cơ, Tiêm kích Bf 110 hoàn toàn không đủ độ cơ động để "đua" được với các máy bay tiêm kích loại Hurricane và Spitfire. Chưa kể tới việc, vỏ thép của Bf 110 dù dày cũng khó có thể chống được hoả lực gồm toàn súng máy 20mm trên các chiến đấu cơ của Anh. Nguồn ảnh: Aircraft.Khả năng không chiến của Bf 110 kém đến nỗi, chúng không thể thực hiện được nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom tới nước Anh. Thậm chí, bản thân Bf 110 cũng... cần hộ tống khi bay tới Anh vì nếu không, chúng sẽ dễ dàng bị các tiêm kích cực nhanh và hoả lực mạnh của Anh "làm gỏi" ngay khi lọt vào tầm ngắm. Nguồn ảnh: Flytiger.Việc một tiêm kích cần sự bảo vệ của... tiêm kích để thực hiện nhiệm vụ rõ ràng là điều vô lý chưa từng có và đáng lẽ ra, Đức phải rút hết các máy bay Bf 110 của mình ra khỏi cuộc chiến này nhưng sự thật lại ngược lại, Bf 110 vẫn được sử dụng như "tốt thí" trên bầu trời nước Anh. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau thất bại thảm hại ở Anh, Bf 110 được chuyển sang làm nhiệm vụ khác, thay vì sử dụng như một tiêm kích trên không, nó được tăng cường thêm giáp và hoả lực để chuyển sang làm nhiệm vụ cường kích. Nguồn ảnh: Docoment.Sau nữa, khi hệ thống radar của Đức hoàn thiện, Bf 110 được chuyển sang làm nhiệm vụ đánh đêm vì chỉ nó mới đủ trọng tải để mang theo hệ thống radar đời đầu rất cồng kềnh của Đức. Tới lúc này, sức mạnh của Bf 110 mới được phát huy tác dụng khi nó có thể vùng vẫy giữa các phi đội ném bom của Đồng minh giữa đêm tối mà không sự bị tiêm kích địch "bắt nạt" như hồi ở Anh. Nguồn ảnh: Tube.Do có trọng tải lớn, động cơ được nâng cấp liên tục nên hệ thống vũ khí mà Bf 110 có thể mang theo cũng liên tục được nâng cấp để có sức công phá càng ngày càng lớn hơn. Ví dụ như ở phiên bản đầu, Bf 110 chỉ mang theo được tối đa 2 khẩu pháo 20mm nhưng tới phiên bản G, Bf 110 đã mang được pháo cỡ nòng tới 30mm kèm theo bốn khẩu MG 81 cỡ nòng 7,92 tốc độ bắn cực nhanh. Nguồn ảnh: Docoment.Phiên bản G-2 của Bf 110 thậm chí còn mang được pháo cỡ nòng 37mm loại Bordkanone BK 37. Đây là loại pháo tương tự như pháo phòng không mặt đất, có thể bắn hạ bất cứ loại máy bay nào cùng thời chỉ với một phát bắn. Thậm chí các loại xe tăng hạng nhẹ và hạng trung khi bị dính đạn 37mm vào nóc xe cũng có thể bị tiêu diệt ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng có tới hơn 20 phiên bản Bf 110 từng được ra đời trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mặc dù vậy, càng về cuối chiến tranh, khi các tiêm kích của đồng minh ngày càng nhanh hơn, hoả lực tốt hơn và bay được cao hơn thì Bf 110 càng bộc lộ được yếu kém của mình. Tuy vậy, Đức đã đổ quá nhiều nguồn lực vào phát triển xe tăng nên không còn kinh phí cũng như vật liệu để chế tạo một thế hệ tiêm kích đời mới hơn và buộc phải dùng Bf 110 tới hết Chiến tranh. Nguồn ảnh: Pixpast.Tới hết chiến tranh, Bf 110 đã được sản xuất tổng cộng với số lượng lên tới hơn 6.000 chiếc. Tuy nhiên tới ngày nay, chỉ còn khoảng 3 chiếc vẫn tồn tại. Trong đó có một chiếc được đặt tại bảo tàng ở Berlin, một chiếc nằm trong bảo tàng của Không quân Hoàng gia Anh và một chiếc được cho là ở Đan Mạch nhưng không rõ tình trạng. Nguồn ảnh: History. Mời độc giả xem Video: Tiêm kích hạng nặng Bf 110 của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tiêm kích hạng nặng BF-110 hay còn có tên đầy đủ là Messerschmitt Bf 110 được Đức phát triển từ những năm 30 và đưa vào trang bị từ năm 1937. Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Bf 110 đã được sản xuất với số lượng lên tới 6.170 chiếc. Nguồn ảnh: Wiki.
Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai, Bf 110 đã bộc lộ được ưu điểm của mình đó là độ "lỳ đòn" cực cao, nó có thể sống sót tốt khi thực hiện bổ nhào ném bom đối đầu trực diện với hoả lực phòng không của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.
Thế nhưng nhược điểm chết người của Bf 110 chỉ bắt đầu xuất hiện từ khi nó tham gia trận không chiến lớn nhất lịch sử nhân loại diễn ra trên bầu trời nước Anh. Khi này, đối diện với Bf 110 không chỉ là hoả lực phòng không của Anh mà còn là những tiêm kích hiện đại được điều khiển bởi những phi công đầy kinh nghiệm và trình độ cao của Anh và Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do là một chiến đấu cơ hạng nặng, được trang bị tới hai động cơ, Tiêm kích Bf 110 hoàn toàn không đủ độ cơ động để "đua" được với các máy bay tiêm kích loại Hurricane và Spitfire. Chưa kể tới việc, vỏ thép của Bf 110 dù dày cũng khó có thể chống được hoả lực gồm toàn súng máy 20mm trên các chiến đấu cơ của Anh. Nguồn ảnh: Aircraft.
Khả năng không chiến của Bf 110 kém đến nỗi, chúng không thể thực hiện được nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom tới nước Anh. Thậm chí, bản thân Bf 110 cũng... cần hộ tống khi bay tới Anh vì nếu không, chúng sẽ dễ dàng bị các tiêm kích cực nhanh và hoả lực mạnh của Anh "làm gỏi" ngay khi lọt vào tầm ngắm. Nguồn ảnh: Flytiger.
Việc một tiêm kích cần sự bảo vệ của... tiêm kích để thực hiện nhiệm vụ rõ ràng là điều vô lý chưa từng có và đáng lẽ ra, Đức phải rút hết các máy bay Bf 110 của mình ra khỏi cuộc chiến này nhưng sự thật lại ngược lại, Bf 110 vẫn được sử dụng như "tốt thí" trên bầu trời nước Anh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau thất bại thảm hại ở Anh, Bf 110 được chuyển sang làm nhiệm vụ khác, thay vì sử dụng như một tiêm kích trên không, nó được tăng cường thêm giáp và hoả lực để chuyển sang làm nhiệm vụ cường kích. Nguồn ảnh: Docoment.
Sau nữa, khi hệ thống radar của Đức hoàn thiện, Bf 110 được chuyển sang làm nhiệm vụ đánh đêm vì chỉ nó mới đủ trọng tải để mang theo hệ thống radar đời đầu rất cồng kềnh của Đức. Tới lúc này, sức mạnh của Bf 110 mới được phát huy tác dụng khi nó có thể vùng vẫy giữa các phi đội ném bom của Đồng minh giữa đêm tối mà không sự bị tiêm kích địch "bắt nạt" như hồi ở Anh. Nguồn ảnh: Tube.
Do có trọng tải lớn, động cơ được nâng cấp liên tục nên hệ thống vũ khí mà Bf 110 có thể mang theo cũng liên tục được nâng cấp để có sức công phá càng ngày càng lớn hơn. Ví dụ như ở phiên bản đầu, Bf 110 chỉ mang theo được tối đa 2 khẩu pháo 20mm nhưng tới phiên bản G, Bf 110 đã mang được pháo cỡ nòng tới 30mm kèm theo bốn khẩu MG 81 cỡ nòng 7,92 tốc độ bắn cực nhanh. Nguồn ảnh: Docoment.
Phiên bản G-2 của Bf 110 thậm chí còn mang được pháo cỡ nòng 37mm loại Bordkanone BK 37. Đây là loại pháo tương tự như pháo phòng không mặt đất, có thể bắn hạ bất cứ loại máy bay nào cùng thời chỉ với một phát bắn. Thậm chí các loại xe tăng hạng nhẹ và hạng trung khi bị dính đạn 37mm vào nóc xe cũng có thể bị tiêu diệt ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng có tới hơn 20 phiên bản Bf 110 từng được ra đời trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mặc dù vậy, càng về cuối chiến tranh, khi các tiêm kích của đồng minh ngày càng nhanh hơn, hoả lực tốt hơn và bay được cao hơn thì Bf 110 càng bộc lộ được yếu kém của mình. Tuy vậy, Đức đã đổ quá nhiều nguồn lực vào phát triển xe tăng nên không còn kinh phí cũng như vật liệu để chế tạo một thế hệ tiêm kích đời mới hơn và buộc phải dùng Bf 110 tới hết Chiến tranh. Nguồn ảnh: Pixpast.
Tới hết chiến tranh, Bf 110 đã được sản xuất tổng cộng với số lượng lên tới hơn 6.000 chiếc. Tuy nhiên tới ngày nay, chỉ còn khoảng 3 chiếc vẫn tồn tại. Trong đó có một chiếc được đặt tại bảo tàng ở Berlin, một chiếc nằm trong bảo tàng của Không quân Hoàng gia Anh và một chiếc được cho là ở Đan Mạch nhưng không rõ tình trạng. Nguồn ảnh: History.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích hạng nặng Bf 110 của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.