Trận chiến nước Anh là một trong những chiến trường trên không nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi các bên tham chiến đều dựa hoàn toàn vào sức mạnh không quân để tạo sức ép lên đối phương. Tuy nhiên việc liên tục sử dụng các chiến lược sai lầm đã khiến Không quân Đức (Luftwaffe) phải trả giá đắt trước khả năng phòng vệ tuyệt đối của Không quân Hoàng gia Anh chỉ trong 3 tháng giao chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia.Theo đó trong năm 1940, Luftwaffe có một niềm tin rằng họ có thể đè bẹp ý chí của nước Anh thông qua các đợt không kích với quy mô lớn, nhưng càng về cuối cuộc chiến họ mới nhận rằng những gì họ làm đều là vô nghĩa và nó không giúp được gì nhiều cho chiến lược ở Mặt trận phía Tây. Và dưới đây là 9 nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của người Đức. Nguồn ảnh: WWII Today.1. Sai lầm đầu tiên của Luftwaffe khi phát động Trận chiến nước Anh chính là việc họ không lường trước được mình đang đối đầu với cả “không quân” Châu Âu. Khi Không quân Anh biết cách tận dụng lực lượng phi công chiến đấu đến từ khắp Châu Âu vốn đang tị nạn ở Anh sau khi Đức phát động chiến tranh, và lực lượng này đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Warbirds News.2. Trang bị tốt hơn. Có một thực tế dù là bên phát động tấn công nhưng trang bị của Luftwaffe tồi hơn rất nhiều so với người Anh và không kích chưa bao giờ là thế mạnh của Đức. Điển hình như dòng tiêm kích hạng nặng Messerschmitt Bf 110 được Đức sử dụng để không kích Anh, khả năng cơ động của nó không được đánh giá cao và thường không mang được nhiều bom do phải thực hiện chặng bay dài. Nguồn ảnh: kingofwallpapers.Còn những chiếc tiêm kích Messerschmitt Bf 109 làm nhiệm vụ hộ tống của Luftwaffe có thiết kế khá hơn nhưng về sau cũng dần bị các dòng tiêm kích hiện đại khác của Anh như Supermarine Spitfire đánh bại. Nguồn ảnh: The Telegraph.3. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc Đức thất bại trong Trận chiến nước Anh chính là việc họ không có một chiến lược tác chiến rõ ràng. Khi không thực hiện tấn công tập trung vào các mục tiêu có giá trị mà tấn công rải rác và nếu có đi nữa cũng chỉ là ngắn hạn chứ không kéo dài. Nguồn ảnh: Spitfire Site.Theo đó khi chưa dứt điểm hay chưa đạt được mục tiêu trong đợt tấn công trước, Luftwaffe lại không tổ chức tấn công lại mà chuyển sang tấn công một mục tiêu khác. Điều này vô tình giúp quân Anh có thể nhanh chóng xây dựng lại các vị trí phòng thủ của mình và các đợt tấn công của Đức chỉ mang giá trị về mặt chiến thuật hơn là chiến lược. Nguồn ảnh: iwm.org.uk.4. Trong khi đó một nguyên nhân khác dẫn đến việc các đợt tấn công của Luftwaffe không hiệu quả là do các phi đội của họ phải thực hiện hành trình bay quá dài từ Đức tới Anh. Họ mang theo nhiều nhiên liệu hơn là bom. Với các mục tiêu tầm xa phi đội này thậm chí còn không được bảo vệ do tầm hoạt động của máy bay hộ tống khá hạn chế, điều này dẫn tới việc máy bay ném bom Đức biến thành những con mồi dễ dàng cho phi công Anh. Nguồn ảnh: RAF Museum.5. Nguyên nhân tiếp theo trực tiếp khiến Luftwaffe thất bại ở Anh là bởi Không quân Anh được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm cho phép họ phát hiện các máy bay Đức từ xa. Hệ thống radar này được bố trí chạy dọc nước Anh hướng về phía Châu Âu cho phép theo dõi và phát hiện các mục tiêu bay có ý định tiếp cận không phận Anh. Nguồn ảnh: RAF Museum.Và từ dữ liệu của hệ thống radar này, trung tâm chỉ huy của Không quân Anh có thể dự đoán được các mục tiêu mà Đức có thể đánh phá và đưa ra phương án đánh chặn hay sơ tán hiệu quả nhất. Nguồn ảnh: RAF Museum.6. Chưa dừng lại đó, Không quân Anh còn có lợi thế về “sân nhà” khi hệ thống súng phòng không của họ đủ khả năng bảo vệ bầu trời nước Anh trước mọi cuộc tấn công. Súng phòng không và tiêm kích đánh chặn luôn là bộ đôi vũ khí hiệu quả giúp Anh vô hiệu hóa các đợt tấn công của Đức. Nguồn ảnh: RAF Museum.7. Như đã nói ở đầu bài phân tích, Không quân Anh luôn có lợi thế về lực lượng phi công hay máy bay chiến đấu. Nhưng đối với Đức thì ngược lại, Luftwaffe có số lượng phi công khá hạn chế và liên tục thiếu hụt ảnh hưởng trực tiếp đến các đợt không kích, ngay cả khi họ có máy bay thì cũng không có ai điều khiển chúng. Theo ước tính chỉ trong ba tháng tham chiến Đức mất hơn 2.600 phi công ở Anh chưa bao gồm số bị bắt hay mất tích. Nguồn ảnh: feldgrau.info.8. Trận chiến nước Anh khiến Luftwaffe bị phân tâm khỏi bức tranh toàn cục trên chiến trường Châu Âu. Theo đó các đợt không kích trả đũa qua lại giữa Anh và Đức vô tình hoặc hữu ý khiến bộ máy chiến tranh Đức tập trung quá nhiều lực lượng vào đây nhưng không tạo ra sự đột phá về mặt chiến lược. Nguồn ảnh: battleofbritain1940.com.Trái ngược lại Luftwaffe chịu tổn thất khá lớn từ Trận chiến nước Anh, số lượng máy bay Đức bị bắn hạ trên bầu trời Anh còn nhiều hơn cả số máy bay mà người Đức có thể chế tạo mới trong ba tháng. Từ tháng 7-10 năm 1940, Luftwaffe mất khoảng 1.900 máy bay các loại, con số này đối với Anh chỉ khoảng 1.500 chiếc nhưng nguồn cung vũ khí của họ lại là bất tận. Nguồn ảnh: Pinterest.9. Nguyên nhân cuối cùng đặt dấu chấm hết cho chiến dịch không kích Anh của Đức chính là việc chuyển các đợt không kích sang ban đêm nhầm giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc số lượng mục tiêu mà Đức có thể tấn công cũng giảm xuống. Mặt khác Không quân Anh không hề sợ bóng tối và họ đó cho Đức thấy rõ điều đó trong suốt những tháng cuối cùng của Trận chiến nước Anh. Nguồn ảnh: The Atlantic.
Trận chiến nước Anh là một trong những chiến trường trên không nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi các bên tham chiến đều dựa hoàn toàn vào sức mạnh không quân để tạo sức ép lên đối phương. Tuy nhiên việc liên tục sử dụng các chiến lược sai lầm đã khiến Không quân Đức (Luftwaffe) phải trả giá đắt trước khả năng phòng vệ tuyệt đối của Không quân Hoàng gia Anh chỉ trong 3 tháng giao chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo đó trong năm 1940, Luftwaffe có một niềm tin rằng họ có thể đè bẹp ý chí của nước Anh thông qua các đợt không kích với quy mô lớn, nhưng càng về cuối cuộc chiến họ mới nhận rằng những gì họ làm đều là vô nghĩa và nó không giúp được gì nhiều cho chiến lược ở Mặt trận phía Tây. Và dưới đây là 9 nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của người Đức. Nguồn ảnh: WWII Today.
1. Sai lầm đầu tiên của Luftwaffe khi phát động Trận chiến nước Anh chính là việc họ không lường trước được mình đang đối đầu với cả “không quân” Châu Âu. Khi Không quân Anh biết cách tận dụng lực lượng phi công chiến đấu đến từ khắp Châu Âu vốn đang tị nạn ở Anh sau khi Đức phát động chiến tranh, và lực lượng này đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Warbirds News.
2. Trang bị tốt hơn. Có một thực tế dù là bên phát động tấn công nhưng trang bị của Luftwaffe tồi hơn rất nhiều so với người Anh và không kích chưa bao giờ là thế mạnh của Đức. Điển hình như dòng tiêm kích hạng nặng Messerschmitt Bf 110 được Đức sử dụng để không kích Anh, khả năng cơ động của nó không được đánh giá cao và thường không mang được nhiều bom do phải thực hiện chặng bay dài. Nguồn ảnh: kingofwallpapers.
Còn những chiếc tiêm kích Messerschmitt Bf 109 làm nhiệm vụ hộ tống của Luftwaffe có thiết kế khá hơn nhưng về sau cũng dần bị các dòng tiêm kích hiện đại khác của Anh như Supermarine Spitfire đánh bại. Nguồn ảnh: The Telegraph.
3. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc Đức thất bại trong Trận chiến nước Anh chính là việc họ không có một chiến lược tác chiến rõ ràng. Khi không thực hiện tấn công tập trung vào các mục tiêu có giá trị mà tấn công rải rác và nếu có đi nữa cũng chỉ là ngắn hạn chứ không kéo dài. Nguồn ảnh: Spitfire Site.
Theo đó khi chưa dứt điểm hay chưa đạt được mục tiêu trong đợt tấn công trước, Luftwaffe lại không tổ chức tấn công lại mà chuyển sang tấn công một mục tiêu khác. Điều này vô tình giúp quân Anh có thể nhanh chóng xây dựng lại các vị trí phòng thủ của mình và các đợt tấn công của Đức chỉ mang giá trị về mặt chiến thuật hơn là chiến lược. Nguồn ảnh: iwm.org.uk.
4. Trong khi đó một nguyên nhân khác dẫn đến việc các đợt tấn công của Luftwaffe không hiệu quả là do các phi đội của họ phải thực hiện hành trình bay quá dài từ Đức tới Anh. Họ mang theo nhiều nhiên liệu hơn là bom. Với các mục tiêu tầm xa phi đội này thậm chí còn không được bảo vệ do tầm hoạt động của máy bay hộ tống khá hạn chế, điều này dẫn tới việc máy bay ném bom Đức biến thành những con mồi dễ dàng cho phi công Anh. Nguồn ảnh: RAF Museum.
5. Nguyên nhân tiếp theo trực tiếp khiến Luftwaffe thất bại ở Anh là bởi Không quân Anh được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm cho phép họ phát hiện các máy bay Đức từ xa. Hệ thống radar này được bố trí chạy dọc nước Anh hướng về phía Châu Âu cho phép theo dõi và phát hiện các mục tiêu bay có ý định tiếp cận không phận Anh. Nguồn ảnh: RAF Museum.
Và từ dữ liệu của hệ thống radar này, trung tâm chỉ huy của Không quân Anh có thể dự đoán được các mục tiêu mà Đức có thể đánh phá và đưa ra phương án đánh chặn hay sơ tán hiệu quả nhất. Nguồn ảnh: RAF Museum.
6. Chưa dừng lại đó, Không quân Anh còn có lợi thế về “sân nhà” khi hệ thống súng phòng không của họ đủ khả năng bảo vệ bầu trời nước Anh trước mọi cuộc tấn công. Súng phòng không và tiêm kích đánh chặn luôn là bộ đôi vũ khí hiệu quả giúp Anh vô hiệu hóa các đợt tấn công của Đức. Nguồn ảnh: RAF Museum.
7. Như đã nói ở đầu bài phân tích, Không quân Anh luôn có lợi thế về lực lượng phi công hay máy bay chiến đấu. Nhưng đối với Đức thì ngược lại, Luftwaffe có số lượng phi công khá hạn chế và liên tục thiếu hụt ảnh hưởng trực tiếp đến các đợt không kích, ngay cả khi họ có máy bay thì cũng không có ai điều khiển chúng. Theo ước tính chỉ trong ba tháng tham chiến Đức mất hơn 2.600 phi công ở Anh chưa bao gồm số bị bắt hay mất tích. Nguồn ảnh: feldgrau.info.
8. Trận chiến nước Anh khiến Luftwaffe bị phân tâm khỏi bức tranh toàn cục trên chiến trường Châu Âu. Theo đó các đợt không kích trả đũa qua lại giữa Anh và Đức vô tình hoặc hữu ý khiến bộ máy chiến tranh Đức tập trung quá nhiều lực lượng vào đây nhưng không tạo ra sự đột phá về mặt chiến lược. Nguồn ảnh: battleofbritain1940.com.
Trái ngược lại Luftwaffe chịu tổn thất khá lớn từ Trận chiến nước Anh, số lượng máy bay Đức bị bắn hạ trên bầu trời Anh còn nhiều hơn cả số máy bay mà người Đức có thể chế tạo mới trong ba tháng. Từ tháng 7-10 năm 1940, Luftwaffe mất khoảng 1.900 máy bay các loại, con số này đối với Anh chỉ khoảng 1.500 chiếc nhưng nguồn cung vũ khí của họ lại là bất tận. Nguồn ảnh: Pinterest.
9. Nguyên nhân cuối cùng đặt dấu chấm hết cho chiến dịch không kích Anh của Đức chính là việc chuyển các đợt không kích sang ban đêm nhầm giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc số lượng mục tiêu mà Đức có thể tấn công cũng giảm xuống. Mặt khác Không quân Anh không hề sợ bóng tối và họ đó cho Đức thấy rõ điều đó trong suốt những tháng cuối cùng của Trận chiến nước Anh. Nguồn ảnh: The Atlantic.