Kỷ lục vô tiền khoáng hậu này được lập bởi Đại tá Phi công Đức có tên Heinz-Wolfgang Schnaufer trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chiếc máy bay chiến đấu Messerschmitt Bf 110 từ đây đã vang danh thế giới và giữ vững kỷ lục này tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.Ra đời từ năm 1936 và chính thức được sản xuất hàng loạt từ năm 1937, Messerschmitt Bf 110 hay còn được gọi tắt là Bf 110 là một trong những tiêm kích hạng nặng tốt nhất, thành công nhất của Không quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Wiki.Thời gian đầu của cuộc chiến, chiếc phi cơ này được xếp vào hàng máy bay tiêm kích hạng nặng, cuối chiến tranh, nó còn thực hiện cả các nhiệm vụ ném bom và trở thành một chiếc máy bay tiêm kích - ném bom kèm theo đó là khả năng bay đêm nhờ được trang bị radar dẫn hướng. Nguồn ảnh: Wiki.Từng được phục vụ trong cả không quân Đức, Ý, Hungary và Rumani, Messerschmitt Bf 110 đã reo rắc rất nhiều ác mộng cho không quân Liên Xô và Đồng Minh. Nguồn ảnh: Wiki.Về cơ bản, Messerschmitt Bf 110 được trang bị tới hai động cơ nên chiếc máy bay này rất cồng kềnh, độ cơ động của nó thua xa so với những chiếc tiêm kích một động cơ khác của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.Điểm ăn tiền nhất của Messerschmitt Bf 110 chính là ở hệ thống giáp rất dày của nó và kèm theo đó là khả năng "lỳ đòn", có thể một mình chống chọi lại nhiều tiêm kích của Đồng Minh cùng lúc mà vẫn bay tốt. Nguồn ảnh: Wiki.Cụ thể, BF 110 được trang bị giáp rất dày ở những bộ phận đặc biệt quan trọng như động cơ và khoang lái. Điều này kéo theo vấn đề là tiêm kích Messerschmitt Bf 110 có trọng lượng quá nặng và khó có thể cơ động tốt như những máy bay một động cơ. Nguồn ảnh: Wiki.Vậy nên, việc chiến đấu với những tiêm kích khác của đối phương là điều khá khó khăn với Messerschmitt Bf 110, mục tiêu "ngon ăn" của nó chỉ là các máy bay ném bom, máy bay vận tải của đối phương. Ảnh: Một chiếc Messerschmitt Bf 110 với hệ thống ăng-ten giúp nó có khả năng đánh đêm. Nguồn ảnh: Wiki.Lợi dụng sự lỳ đòn của mình, Messerschmitt Bf 110 có thể "đâm đầu" qua được hàng phòng thủ để tiếp cận các máy bay ném bom của đối phương và khai hỏa chính xác hạ gục từng chiếc một. Nguồn ảnh: Wiki.Chiếc phi cơ này có phi hành đoàn 2 người, trọng lượng rỗng lên tới 4,5 tấn và được trang bị 2 động cơ Benz với tổng công suất lên tới 2.200 mã lực. Mặc dù có công suất khỏe như vậy, chiếc phi cơ này cũng chỉ có thể bay được với tốc độ khoảng 560 km/h. Nguồn ảnh: WOW.Messerschmitt Bf 110 có vũ trang bao gồm 2 pháo 20 mm và 4 súng máy 7,92 mm ở trước mũi máy bay, đảm bảo chỉ cần một loạt đạn trúng đích sẽ đủ để hạ gục một phi cơ của đối phương bất kể loại nào. Ngoài ra nó còn có một súng máy 7,92 mm ở phía sau để phòng thủ, chống lại việc bị các tiêm kích đối phương đánh úp từ sau lưng. Nguồn ảnh: WWII.Kèm theo thành tích hạ gục 7 máy bay địch trong 19 phút, Đại tá Phi công Đức Schnaufer còn giữ thành tích phi công bay đêm giỏi nhất mọi thời đại với 121 chiến thắng trong 164 phi vụ mà ông tham gia cùng với chiếc Messerschmitt Bf 110. Tới tận ngày nay, dù Schnaufer và chiếc Bf 110 đều đã không còn nhưng kỷ lục này vẫn chưa một ai chạm tới được. Nguồn ảnh: WW2.
Kỷ lục vô tiền khoáng hậu này được lập bởi Đại tá Phi công Đức có tên Heinz-Wolfgang Schnaufer trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chiếc máy bay chiến đấu Messerschmitt Bf 110 từ đây đã vang danh thế giới và giữ vững kỷ lục này tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Ra đời từ năm 1936 và chính thức được sản xuất hàng loạt từ năm 1937, Messerschmitt Bf 110 hay còn được gọi tắt là Bf 110 là một trong những tiêm kích hạng nặng tốt nhất, thành công nhất của Không quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Wiki.
Thời gian đầu của cuộc chiến, chiếc phi cơ này được xếp vào hàng máy bay tiêm kích hạng nặng, cuối chiến tranh, nó còn thực hiện cả các nhiệm vụ ném bom và trở thành một chiếc máy bay tiêm kích - ném bom kèm theo đó là khả năng bay đêm nhờ được trang bị radar dẫn hướng. Nguồn ảnh: Wiki.
Từng được phục vụ trong cả không quân Đức, Ý, Hungary và Rumani, Messerschmitt Bf 110 đã reo rắc rất nhiều ác mộng cho không quân Liên Xô và Đồng Minh. Nguồn ảnh: Wiki.
Về cơ bản, Messerschmitt Bf 110 được trang bị tới hai động cơ nên chiếc máy bay này rất cồng kềnh, độ cơ động của nó thua xa so với những chiếc tiêm kích một động cơ khác của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.
Điểm ăn tiền nhất của Messerschmitt Bf 110 chính là ở hệ thống giáp rất dày của nó và kèm theo đó là khả năng "lỳ đòn", có thể một mình chống chọi lại nhiều tiêm kích của Đồng Minh cùng lúc mà vẫn bay tốt. Nguồn ảnh: Wiki.
Cụ thể, BF 110 được trang bị giáp rất dày ở những bộ phận đặc biệt quan trọng như động cơ và khoang lái. Điều này kéo theo vấn đề là tiêm kích Messerschmitt Bf 110 có trọng lượng quá nặng và khó có thể cơ động tốt như những máy bay một động cơ. Nguồn ảnh: Wiki.
Vậy nên, việc chiến đấu với những tiêm kích khác của đối phương là điều khá khó khăn với Messerschmitt Bf 110, mục tiêu "ngon ăn" của nó chỉ là các máy bay ném bom, máy bay vận tải của đối phương. Ảnh: Một chiếc Messerschmitt Bf 110 với hệ thống ăng-ten giúp nó có khả năng đánh đêm. Nguồn ảnh: Wiki.
Lợi dụng sự lỳ đòn của mình, Messerschmitt Bf 110 có thể "đâm đầu" qua được hàng phòng thủ để tiếp cận các máy bay ném bom của đối phương và khai hỏa chính xác hạ gục từng chiếc một. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiếc phi cơ này có phi hành đoàn 2 người, trọng lượng rỗng lên tới 4,5 tấn và được trang bị 2 động cơ Benz với tổng công suất lên tới 2.200 mã lực. Mặc dù có công suất khỏe như vậy, chiếc phi cơ này cũng chỉ có thể bay được với tốc độ khoảng 560 km/h. Nguồn ảnh: WOW.
Messerschmitt Bf 110 có vũ trang bao gồm 2 pháo 20 mm và 4 súng máy 7,92 mm ở trước mũi máy bay, đảm bảo chỉ cần một loạt đạn trúng đích sẽ đủ để hạ gục một phi cơ của đối phương bất kể loại nào. Ngoài ra nó còn có một súng máy 7,92 mm ở phía sau để phòng thủ, chống lại việc bị các tiêm kích đối phương đánh úp từ sau lưng. Nguồn ảnh: WWII.
Kèm theo thành tích hạ gục 7 máy bay địch trong 19 phút, Đại tá Phi công Đức Schnaufer còn giữ thành tích phi công bay đêm giỏi nhất mọi thời đại với 121 chiến thắng trong 164 phi vụ mà ông tham gia cùng với chiếc Messerschmitt Bf 110. Tới tận ngày nay, dù Schnaufer và chiếc Bf 110 đều đã không còn nhưng kỷ lục này vẫn chưa một ai chạm tới được. Nguồn ảnh: WW2.