S-400 được coi là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại nhất hành tinh hiện nay, do Cục thiết kế TW Almaz (Nga) phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở nâng cấp sâu rộng hệ thống tên lửa S-300 danh tiếng thời Liên Xô. So với S-300 hay Patriot PAC-2/3 của Mỹ, S-400 Triumf vượt xa mọi mặt về thông số kỹ thuật chiến đấu và nhiều vấn đề khác, nó được quảng cáo là có thể bắn xa tới 400km, tiêu diệt được mọi loại mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: RIAThế nhưng, có một điều gần đây người ta mới tiết lộ rõ ràng, dù được đưa vào phục vụ từ tháng 4/2007, hệ thống tên lửa S-400 tới nay vẫn chưa thực sự hoàn thiện, nó chưa đạt đủ 100% sức chiến đấu theo quảng cáo của Nga. Cụ thể, loại đạn tên lửa 400km của S-400 mang mã hiệu 40N6 còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nó chưa bao giờ được trang bị cho các tổ hợp S-400 đang hoạt động tại Nga và Syria. Nguồn ảnh: Wikipedia"Các cuộc bắn thử nghiệm đạn 40N6 (loại đạn mạnh nhất dành cho tổ hợp phòng không S-400 Triumf - PV) đã được tổ chức trong tháng 2. Trên cơ sở này, nhà sản xuất đã thực hiện một số sửa chữa, thay đổi nhỏ. Các cuộc thử nghiệm mới dự kiến sẽ tổ chức trong tháng 4-5/2018, sau đó sẽ là quyết định chấp nhận đưa tên lửa này vào phục vụ và sản xuất hàng loạt", tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ Trụ Nga nói với báo chí. Nguồn ảnh: WikipediaNhư vậy, hóa ra bấy lâu nay các tên lửa S-400 tại Nga và Syria mới chỉ đạt tầm bắn 250km với loại đạn 48N6DM/48N6E3. Phải nói rằng, cự ly 250km hiện tại không phải là gần mà là cực xa, vượt xa Patriot PAC-2/3 hay SAM P/T của Mỹ, NATO. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng không của Quân đội Nga tại Syria, họ sẽ chỉ bảo vệ phần nào bầu trời rộng lớn của quốc gia đang chìm trong chiến sự này, trước sự dòm ngó của vô số các lực lượng bên ngoài ủng hộ khủng bố. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài 48N6E3, tổ hợp tên lửa S-400 Triumf còn được trang bị một số loại đạn tên lửa khác để tác chiến nhiều loại mục tiêu gồm: 48N6E2 (tầm phóng 200km); 9M96/9M96E2 tầm bắn 120km - chuyên dùng để đánh chặn các mục tiêu tốc độ cao, cơ động nhanh như máy bay, UAV hay tên lửa hành trình, thậm chí là cả tên lửa đạn đạo ở pha cuối; 9M96E có tầm bắn 40km có thể đánh chặn các mục tiêu cỡ nhỏ, bay cực thấp. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrong khi siêu đạn 40N6 được thiết kế để đánh chặn các loại máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm bắn đến 400km, có thể bắn hạ mục tiêu ở độ cao tới 185km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc bán chủ động. Nguồn ảnh: WikipediaThậm chí, theo một nguồn tin riêng của giới quân sự Nga, đạn 40N6 có khả năng bắn hạ các loại vệ tinh trinh sát quân sự của đối phương. Nguồn ảnh: WikipediaNhững tiểu đoàn S-400 đầu tiên được trang bị cho Quân đội Nga từ năm 2007 và đến nay chúng bắt đầu được cho phép xuất khẩu khi nhu cầu trong nước đã ổn. Theo một số nguồn tin, đơn giá cơ bản của một tiểu đoàn S-400 vào khoảng 400 triệu USD. Hiện đã có Belarus, Trung Quốc, Algeria và Ấn Độ đặt mua. Nguồn ảnh: ABSMột tiểu đoàn tên lửa S-400 thường được trang bị 2 loại radar chính gồm: Radar điều khiển hỏa lực 92N6E và radar thám sát mọi độ cao 96L6. Trong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 92N6E - phiên bản nâng cấp sâu từ đài 30N6E2 dùng trên S-300. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrong ảnh là đài thám sát mục tiêu ở mọi độ cao 96L6E có khả năng phát hiện mọi loại máy bay gồm cả máy bay tàng hình ở mọi độ cao. Đáng lưu ý, đài 96L6E cũng được tích hợp trong các tiểu đoàn tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaNhư đã đề cập ở trên, một tiểu đoàn S-400 gồm 12 bệ phóng tự hành với tổng cộng 48 quả đạn tên lửa từ tầm gần tới tầm siêu xa. Các bệ phóng tự hành này có thể tích hợp trên nhiều phương tiện vận tải hạng nặng. Hiện Quân đội Nga dùng chủ yếu hai khung gầm chính gồm: 5P85TE2 (khung bệ xe BAZ-64022 - trong ảnh) và 5P85SE2 dùng khung bệ MAZ-543M. Trên mỗi khung gầm tích hợp bệ phóng với 4 ống phóng tròn chứa đạn tên lửa. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTheo nhà sản xuất, S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu cách tới 600km, có thể đánh chặn đồng thời 80 mục tiêu với số tên lửa cùng lúc triển khai 160 quả trong khi thời gian triển khai tác chiến chỉ mất 3 phút, trần bắn mục tiêu từ 5m tới 185km. Nguồn ảnh: Wikipedia
S-400 được coi là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại nhất hành tinh hiện nay, do Cục thiết kế TW Almaz (Nga) phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở nâng cấp sâu rộng hệ thống tên lửa S-300 danh tiếng thời Liên Xô. So với S-300 hay Patriot PAC-2/3 của Mỹ, S-400 Triumf vượt xa mọi mặt về thông số kỹ thuật chiến đấu và nhiều vấn đề khác, nó được quảng cáo là có thể bắn xa tới 400km, tiêu diệt được mọi loại mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: RIA
Thế nhưng, có một điều gần đây người ta mới tiết lộ rõ ràng, dù được đưa vào phục vụ từ tháng 4/2007, hệ thống tên lửa S-400 tới nay vẫn chưa thực sự hoàn thiện, nó chưa đạt đủ 100% sức chiến đấu theo quảng cáo của Nga. Cụ thể, loại đạn tên lửa 400km của S-400 mang mã hiệu 40N6 còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nó chưa bao giờ được trang bị cho các tổ hợp S-400 đang hoạt động tại Nga và Syria. Nguồn ảnh: Wikipedia
"Các cuộc bắn thử nghiệm đạn 40N6 (loại đạn mạnh nhất dành cho tổ hợp phòng không S-400 Triumf - PV) đã được tổ chức trong tháng 2. Trên cơ sở này, nhà sản xuất đã thực hiện một số sửa chữa, thay đổi nhỏ. Các cuộc thử nghiệm mới dự kiến sẽ tổ chức trong tháng 4-5/2018, sau đó sẽ là quyết định chấp nhận đưa tên lửa này vào phục vụ và sản xuất hàng loạt", tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ Trụ Nga nói với báo chí. Nguồn ảnh: Wikipedia
Như vậy, hóa ra bấy lâu nay các tên lửa S-400 tại Nga và Syria mới chỉ đạt tầm bắn 250km với loại đạn 48N6DM/48N6E3. Phải nói rằng, cự ly 250km hiện tại không phải là gần mà là cực xa, vượt xa Patriot PAC-2/3 hay SAM P/T của Mỹ, NATO. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng không của Quân đội Nga tại Syria, họ sẽ chỉ bảo vệ phần nào bầu trời rộng lớn của quốc gia đang chìm trong chiến sự này, trước sự dòm ngó của vô số các lực lượng bên ngoài ủng hộ khủng bố. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài 48N6E3, tổ hợp tên lửa S-400 Triumf còn được trang bị một số loại đạn tên lửa khác để tác chiến nhiều loại mục tiêu gồm: 48N6E2 (tầm phóng 200km); 9M96/9M96E2 tầm bắn 120km - chuyên dùng để đánh chặn các mục tiêu tốc độ cao, cơ động nhanh như máy bay, UAV hay tên lửa hành trình, thậm chí là cả tên lửa đạn đạo ở pha cuối; 9M96E có tầm bắn 40km có thể đánh chặn các mục tiêu cỡ nhỏ, bay cực thấp. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong khi siêu đạn 40N6 được thiết kế để đánh chặn các loại máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm bắn đến 400km, có thể bắn hạ mục tiêu ở độ cao tới 185km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc bán chủ động. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thậm chí, theo một nguồn tin riêng của giới quân sự Nga, đạn 40N6 có khả năng bắn hạ các loại vệ tinh trinh sát quân sự của đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Những tiểu đoàn S-400 đầu tiên được trang bị cho Quân đội Nga từ năm 2007 và đến nay chúng bắt đầu được cho phép xuất khẩu khi nhu cầu trong nước đã ổn. Theo một số nguồn tin, đơn giá cơ bản của một tiểu đoàn S-400 vào khoảng 400 triệu USD. Hiện đã có Belarus, Trung Quốc, Algeria và Ấn Độ đặt mua. Nguồn ảnh: ABS
Một tiểu đoàn tên lửa S-400 thường được trang bị 2 loại radar chính gồm: Radar điều khiển hỏa lực 92N6E và radar thám sát mọi độ cao 96L6. Trong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 92N6E - phiên bản nâng cấp sâu từ đài 30N6E2 dùng trên S-300. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trong ảnh là đài thám sát mục tiêu ở mọi độ cao 96L6E có khả năng phát hiện mọi loại máy bay gồm cả máy bay tàng hình ở mọi độ cao. Đáng lưu ý, đài 96L6E cũng được tích hợp trong các tiểu đoàn tên lửa S-300PMU1 của Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Như đã đề cập ở trên, một tiểu đoàn S-400 gồm 12 bệ phóng tự hành với tổng cộng 48 quả đạn tên lửa từ tầm gần tới tầm siêu xa. Các bệ phóng tự hành này có thể tích hợp trên nhiều phương tiện vận tải hạng nặng. Hiện Quân đội Nga dùng chủ yếu hai khung gầm chính gồm: 5P85TE2 (khung bệ xe BAZ-64022 - trong ảnh) và 5P85SE2 dùng khung bệ MAZ-543M. Trên mỗi khung gầm tích hợp bệ phóng với 4 ống phóng tròn chứa đạn tên lửa. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Theo nhà sản xuất, S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu cách tới 600km, có thể đánh chặn đồng thời 80 mục tiêu với số tên lửa cùng lúc triển khai 160 quả trong khi thời gian triển khai tác chiến chỉ mất 3 phút, trần bắn mục tiêu từ 5m tới 185km. Nguồn ảnh: Wikipedia