Tiêm kích Su-30 Nga tỏ ra vượt trội đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ là F-15 và được ưa chuộng trên thị trường vũ khí thế giới, bất chấp đe dọa trừng phạt từ Washington. Con đường thành công của máy bay chiến đấu Nga đã được các báo của tạp chí Military Watch lần ra.Các tác giả của ấn phẩm Mỹ viết: "Kể từ giữa những năm 1990, máy bay chiến đấu hai động cơ Su-30 của Nga đã có nhu cầu cao trên khắp thế giới và hiện nay nó được các quốc gia trên 4 châu lục sử dụng, con số vượt trội so với F-15".Tờ Military Watch nhắc nhở, Su-30 được phát triển trên nền tảng Su-27 Flanker của Liên Xô, chiếc chiến đấu cơ này được Moskva cho giữ vai trò tiêm kích đánh chặn tầm xa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.Tuy nhiên người kế nhiệm của Su-27 - tiêm kích Su-30 đã được giao những vai trò khác, và đây là yếu tố thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các khách hàng trên phạm vi khắp thế giới.Tờ Military Watch giải thích: “Su-30 có sức hấp dẫn đối với nhiều quốc gia như một 'chiến binh đa năng' với sức bền rất cao. Hệ thống cảm biến và thiết bị tác chiến điện tử mới, tiên tiến hơn cho phép Su-30 thực hiện hiệu quả cả nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, mặt nước"."Đồng thời tiêm kích Nga vẫn giữ được đặc tính chiến đấu ấn tượng vốn có trên nền tảng Su-27, đây vẫn là một trong những chiến đấu cơ sở hữu khả năng không chiến cả trong lẫn ngoài tầm nhìn rất mạnh".Việc sử dụng động cơ kiểm soát vector lực đẩy khiến Su-30 trở thành một trong những tiêm kích cơ động nhất thế giới: Máy bay chiến đấu Nga giữ vị trí dẫn đầu không thể tranh cãi trong lĩnh vực này cho đến khi chiếc F-22 Raptor thế hệ thứ năm xuất hiện, tờ tạp chí Mỹ chỉ rõ.Đối thủ chính của Su-30 - F-15 Eagle của Mỹ vẫn giữ được những đặc điểm tương đương với tiêm kích Nga. Tuy nhiên nó thiếu khả năng cơ động. Ngoài ra nó còn thua kém Su-30 về tải trọng tác chiến.Điều quan trọng nữa là giá thành của một máy bay chiến đấu Nga chỉ bằng 1/2 so với tiêm kích do Mỹ chế tạo. Ngoài ra Moscow sẵn sàng thực hiện các giao dịch với bất kỳ người mua nào mà không đưa ra ràng buộc.Trong khi đó, Washington có xu hướng ngăn chặn việc bán vũ khí và thiết bị cho những quốc gia mà họ cho rằng có động cơ chính trị nhất định, chưa kể đến việc khi mua về còn chịu ràng buộc về việc chỉ được sử dụng trong trường hợp nào.Tất cả những điều này đang buộc các nước từng vận hành tiêm kích Mỹ phải từ bở chúng để chuyển sang máy bay chiến đấu của Nga. Các nhà báo của Military Watch trích dẫn Ai Cập và Indonesia làm ví dụ.Tạp chí Military Watch nhấn mạnh: “Su-30 là máy bay chiến đấu thế hệ 4+ cao cấp, có giá thành thấp hơn nhiều so với đối thủ đến từ Mỹ, điều này khiến nó trở thành một loại máy bay rất phổ biến trên thế giới".Một số cải tiến liên quan đến khả năng tấn công chính xác thông qua vũ khí dẫn đường công nghệ cao đã khiến Su-30 trở nên linh hoạt hơn và tăng sức hấp dẫn trong mắt người mua nước ngoài.Chưa dừng lại đó, Nga còn cung cấp các phiên bản máy bay chiến đấu khác nhau - phù hợp với nhu cầu và ngân sách của từng khách hàng. Xét về khía cạnh này, “Đại bàng” Mỹ cũng thua đối thủ một cách đáng kể.Các nhà phân tích Mỹ nhấn mạnh: “Trong quá trình hiện đại hóa, chi phí của F-15 đã tăng lên khá nhiều, dẫn tới việc nó trở thành máy bay chiến đấu đắt nhất của Mỹ để xuất khẩu”.Do vũ khí mà Đại bàng Mỹ sử dụng đắt hơn nhiều so với sản phẩm của Nga, tổng chi phí toàn vòng đời của những chiếc F-15 còn vượt xa cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới nhất, bao gồm cả Su-57.Do đó máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Su-30 của Nga, nhờ sự kết hợp giữa tính năng tiên tiến và giá cả phải chăng sẽ tiếp tục có nhu cầu cao trên thị trường thế giới, nó sẽ không bị cản trở bởi áp lực đe dọa trừng phạt theo Đạo luật CAATSA của Mỹ, tạp chí Military Watch kết luận.
Tiêm kích Su-30 Nga tỏ ra vượt trội đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ là F-15 và được ưa chuộng trên thị trường vũ khí thế giới, bất chấp đe dọa trừng phạt từ Washington. Con đường thành công của máy bay chiến đấu Nga đã được các báo của tạp chí Military Watch lần ra.
Các tác giả của ấn phẩm Mỹ viết: "Kể từ giữa những năm 1990, máy bay chiến đấu hai động cơ Su-30 của Nga đã có nhu cầu cao trên khắp thế giới và hiện nay nó được các quốc gia trên 4 châu lục sử dụng, con số vượt trội so với F-15".
Tờ Military Watch nhắc nhở, Su-30 được phát triển trên nền tảng Su-27 Flanker của Liên Xô, chiếc chiến đấu cơ này được Moskva cho giữ vai trò tiêm kích đánh chặn tầm xa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên người kế nhiệm của Su-27 - tiêm kích Su-30 đã được giao những vai trò khác, và đây là yếu tố thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các khách hàng trên phạm vi khắp thế giới.
Tờ Military Watch giải thích: “Su-30 có sức hấp dẫn đối với nhiều quốc gia như một 'chiến binh đa năng' với sức bền rất cao. Hệ thống cảm biến và thiết bị tác chiến điện tử mới, tiên tiến hơn cho phép Su-30 thực hiện hiệu quả cả nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, mặt nước".
"Đồng thời tiêm kích Nga vẫn giữ được đặc tính chiến đấu ấn tượng vốn có trên nền tảng Su-27, đây vẫn là một trong những chiến đấu cơ sở hữu khả năng không chiến cả trong lẫn ngoài tầm nhìn rất mạnh".
Việc sử dụng động cơ kiểm soát vector lực đẩy khiến Su-30 trở thành một trong những tiêm kích cơ động nhất thế giới: Máy bay chiến đấu Nga giữ vị trí dẫn đầu không thể tranh cãi trong lĩnh vực này cho đến khi chiếc F-22 Raptor thế hệ thứ năm xuất hiện, tờ tạp chí Mỹ chỉ rõ.
Đối thủ chính của Su-30 - F-15 Eagle của Mỹ vẫn giữ được những đặc điểm tương đương với tiêm kích Nga. Tuy nhiên nó thiếu khả năng cơ động. Ngoài ra nó còn thua kém Su-30 về tải trọng tác chiến.
Điều quan trọng nữa là giá thành của một máy bay chiến đấu Nga chỉ bằng 1/2 so với tiêm kích do Mỹ chế tạo. Ngoài ra Moscow sẵn sàng thực hiện các giao dịch với bất kỳ người mua nào mà không đưa ra ràng buộc.
Trong khi đó, Washington có xu hướng ngăn chặn việc bán vũ khí và thiết bị cho những quốc gia mà họ cho rằng có động cơ chính trị nhất định, chưa kể đến việc khi mua về còn chịu ràng buộc về việc chỉ được sử dụng trong trường hợp nào.
Tất cả những điều này đang buộc các nước từng vận hành tiêm kích Mỹ phải từ bở chúng để chuyển sang máy bay chiến đấu của Nga. Các nhà báo của Military Watch trích dẫn Ai Cập và Indonesia làm ví dụ.
Tạp chí Military Watch nhấn mạnh: “Su-30 là máy bay chiến đấu thế hệ 4+ cao cấp, có giá thành thấp hơn nhiều so với đối thủ đến từ Mỹ, điều này khiến nó trở thành một loại máy bay rất phổ biến trên thế giới".
Một số cải tiến liên quan đến khả năng tấn công chính xác thông qua vũ khí dẫn đường công nghệ cao đã khiến Su-30 trở nên linh hoạt hơn và tăng sức hấp dẫn trong mắt người mua nước ngoài.
Chưa dừng lại đó, Nga còn cung cấp các phiên bản máy bay chiến đấu khác nhau - phù hợp với nhu cầu và ngân sách của từng khách hàng. Xét về khía cạnh này, “Đại bàng” Mỹ cũng thua đối thủ một cách đáng kể.
Các nhà phân tích Mỹ nhấn mạnh: “Trong quá trình hiện đại hóa, chi phí của F-15 đã tăng lên khá nhiều, dẫn tới việc nó trở thành máy bay chiến đấu đắt nhất của Mỹ để xuất khẩu”.
Do vũ khí mà Đại bàng Mỹ sử dụng đắt hơn nhiều so với sản phẩm của Nga, tổng chi phí toàn vòng đời của những chiếc F-15 còn vượt xa cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới nhất, bao gồm cả Su-57.
Do đó máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Su-30 của Nga, nhờ sự kết hợp giữa tính năng tiên tiến và giá cả phải chăng sẽ tiếp tục có nhu cầu cao trên thị trường thế giới, nó sẽ không bị cản trở bởi áp lực đe dọa trừng phạt theo Đạo luật CAATSA của Mỹ, tạp chí Military Watch kết luận.