Tờ Sputnik của Nga vừa thống kê ba loại vũ khí hiện đại của Không quân và Hải quân Việt Nam, trong đó có tiêm kích Su-30 được tờ báo này gọi là "Vua Bầu Trời". Nguồn ảnh: TL.Cụ thể, tờ Sputnik cho biết, Việt Nam có một đội máy bay rất phong phú, tuy nhiên hiện đại bậc nhất trong số đó chính là các tiêm kích Su-30MK2 - hay còn có thể được goi là Su-30MK2V với ký hiệu "V" viết tắt cho Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.Theo các thông tin mở, trong giai đoạn từ năm 2004 tới năm 2016, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 36 tiêm kích Su-30MK2 từ Nga. Không quân Việt Nam tới nay cũng đã làm chủ triệt để loại vũ khí này, có thể tự sửa chữa, bảo dưỡng hoàn toàn. Nguồn ảnh: TL.Là phiên bản hiện đại hóa sâu từ tiêm kích Su-27UB, Su-30MK2 được thiết kế để tối ưu hóa khả năng đánh biển, rất phù hợp với một quốc gia có đường bờ biển dài và rộng như Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.Bên cạnh đó, khả năng chiến đấu không đối không cũng như không đối đất của loại máy bay này cũng cực kỳ đáng nể, giúp tiêm kích Su-30 của Việt Nam có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu nhiệm vụ khác nhau trong thực chiến. Nguồn ảnh: TL.Tiếp theo, tờ báo Nga nhắc tới loại vũ khí hiện đại bậc nhất của Hải quân Việt Nam trên mặt biển, đó chính là các hộ vệ hạm Gepard 3.9. Thậm chí tờ Sputnik của Nga còn gọi loại tàu chiến này là khu trục hạm - chứ không phải hộ vệ hạm. Nguồn ảnh: Sina.Theo phân loại lý thuyết, các tàu Gepard 3.9 của Việt Nam được xếp vào hàng "tàu tuần tra đa năng hạng 2, chuyên hoạt động trên các vùng biển gần". Nguồn ảnh: TL.Điều này có nghĩa, các tàu Gepard 3.9 của chúng ta sẽ có nhiệm vụ chính là tuần tra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, hỗ trợ hỏa lực cho đổ bộ, phòng không, chống ngầm và bảo vệ tàu vận tải. Nguồn ảnh: TL.Để đảm nhận được một loạt các loại nhiệm vụ này, tàu Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam được trang bị hệ thống vũ khí rất phong phú, bao gồm tên lửa chống hạm Uran-E, pháo hải 76,2mm, pháo cao tốc 30mm, pháo - tên lửa phòng không Palma, hệ thống phòng không di động Igla-M,... Nguồn ảnh: TL.Thậm chí, các tàu chiến Gepard 3.9 còn được trang bị sàn đáp, cho phép hạ cánh trực thăng Ka-27 lên boong tàu để tăng hiệu quả chống ngầm và phát hiện mục tiêu từ xa trên biển. Nguồn ảnh: Sina.Cuối cùng là các tàu ngầm lớp Kilo, truyền thông Nga khẳng định loại tàu ngầm này của Việt Nam dù sử dụng động cơ diesel nhưng có khả năng hoạt động cực kỳ yên lặng, rất khó phát hiện. Nguồn ảnh: TL.Các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam hiện nay cũng được coi là loại tàu ngầm sử dụng động cơ thông thường hiện tốt nhất thế giới, được rất nhiều quốc gia đặt mua. Nguồn ảnh: TL.Bản thân Hải quân Nga cũng đang sử dụng các tàu ngầm loại này trong biên chế, ngoài ra các lực lượng hải quân lớn khác như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang sở hữu loại tàu ngầm này. Nguồn ảnh: TL.Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đóng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Peterburg bắt đầu từ năm 2010. Từ năm 2014, các tàu ngầm này chính thức được biên chế vào lực lượng hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: TP.Ngoài khả năng lặn không tiếng động, tàu ngầm Kilo của Việt Nam còn có khả năng tung hỏa lực mạnh, phóng được tên lửa Club-S và Kalibr-E với tầm phóng lên tới 300 km. Nguồn ảnh: TL. Tàu hộ vệ Gepard của Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm Nhật Bản. Nguồn: QPVN.
Tờ Sputnik của Nga vừa thống kê ba loại vũ khí hiện đại của Không quân và Hải quân Việt Nam, trong đó có tiêm kích Su-30 được tờ báo này gọi là "Vua Bầu Trời". Nguồn ảnh: TL.
Cụ thể, tờ Sputnik cho biết, Việt Nam có một đội máy bay rất phong phú, tuy nhiên hiện đại bậc nhất trong số đó chính là các tiêm kích Su-30MK2 - hay còn có thể được goi là Su-30MK2V với ký hiệu "V" viết tắt cho Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Theo các thông tin mở, trong giai đoạn từ năm 2004 tới năm 2016, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 36 tiêm kích Su-30MK2 từ Nga. Không quân Việt Nam tới nay cũng đã làm chủ triệt để loại vũ khí này, có thể tự sửa chữa, bảo dưỡng hoàn toàn. Nguồn ảnh: TL.
Là phiên bản hiện đại hóa sâu từ tiêm kích Su-27UB, Su-30MK2 được thiết kế để tối ưu hóa khả năng đánh biển, rất phù hợp với một quốc gia có đường bờ biển dài và rộng như Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Bên cạnh đó, khả năng chiến đấu không đối không cũng như không đối đất của loại máy bay này cũng cực kỳ đáng nể, giúp tiêm kích Su-30 của Việt Nam có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu nhiệm vụ khác nhau trong thực chiến. Nguồn ảnh: TL.
Tiếp theo, tờ báo Nga nhắc tới loại vũ khí hiện đại bậc nhất của Hải quân Việt Nam trên mặt biển, đó chính là các hộ vệ hạm Gepard 3.9. Thậm chí tờ Sputnik của Nga còn gọi loại tàu chiến này là khu trục hạm - chứ không phải hộ vệ hạm. Nguồn ảnh: Sina.
Theo phân loại lý thuyết, các tàu Gepard 3.9 của Việt Nam được xếp vào hàng "tàu tuần tra đa năng hạng 2, chuyên hoạt động trên các vùng biển gần". Nguồn ảnh: TL.
Điều này có nghĩa, các tàu Gepard 3.9 của chúng ta sẽ có nhiệm vụ chính là tuần tra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, hỗ trợ hỏa lực cho đổ bộ, phòng không, chống ngầm và bảo vệ tàu vận tải. Nguồn ảnh: TL.
Để đảm nhận được một loạt các loại nhiệm vụ này, tàu Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam được trang bị hệ thống vũ khí rất phong phú, bao gồm tên lửa chống hạm Uran-E, pháo hải 76,2mm, pháo cao tốc 30mm, pháo - tên lửa phòng không Palma, hệ thống phòng không di động Igla-M,... Nguồn ảnh: TL.
Thậm chí, các tàu chiến Gepard 3.9 còn được trang bị sàn đáp, cho phép hạ cánh trực thăng Ka-27 lên boong tàu để tăng hiệu quả chống ngầm và phát hiện mục tiêu từ xa trên biển. Nguồn ảnh: Sina.
Cuối cùng là các tàu ngầm lớp Kilo, truyền thông Nga khẳng định loại tàu ngầm này của Việt Nam dù sử dụng động cơ diesel nhưng có khả năng hoạt động cực kỳ yên lặng, rất khó phát hiện. Nguồn ảnh: TL.
Các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam hiện nay cũng được coi là loại tàu ngầm sử dụng động cơ thông thường hiện tốt nhất thế giới, được rất nhiều quốc gia đặt mua. Nguồn ảnh: TL.
Bản thân Hải quân Nga cũng đang sử dụng các tàu ngầm loại này trong biên chế, ngoài ra các lực lượng hải quân lớn khác như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang sở hữu loại tàu ngầm này. Nguồn ảnh: TL.
Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đóng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Peterburg bắt đầu từ năm 2010. Từ năm 2014, các tàu ngầm này chính thức được biên chế vào lực lượng hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: TP.
Ngoài khả năng lặn không tiếng động, tàu ngầm Kilo của Việt Nam còn có khả năng tung hỏa lực mạnh, phóng được tên lửa Club-S và Kalibr-E với tầm phóng lên tới 300 km. Nguồn ảnh: TL.
Tàu hộ vệ Gepard của Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm Nhật Bản. Nguồn: QPVN.