Ban đầu, thông tin về việc chiếc tiêm kích F-35B "tự bắn vào mình" trong một chuyến bay đêm, tại bãi thử Yuma, không nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhưng sau khi thông tin được đăng tải trên trang Military.com của Lầu Năm Góc, báo chí quốc tế đã đưa ra lời châm biếm về loại chiến đấu cơ hiện đại nhất này của Mỹ.Chiếc chiến đấu cơ F-35B đã "tự bắn mình", khi viên đạn xuyên giáp PGU-32/U 25 mm của nó nổ tung phía trước máy bay, khi khẩu pháo GAU-22/A Gatling bốn nòng do General Dynamics sản xuất, được treo ở khoang bên ngoài khai hỏa. Phi công thậm chí còn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra và bị sốc nặng.Theo thông tin, pháo GAU-22/A Gatling được lắp phía trên và hơi lùi sau khe hút gió bên trái của F-35B, cơ số đạn 220 viên, tốc độ bắn lên tới 3.300 viên/phút. Trong khi bắn, cửa sẽ mở ra, lúc này F-35B sẽ mất khả năng tàng hình.Đó là lý do tại sao hãng Lockheed Martin đã phản đối yêu cầu của Lầu Năm Góc, về việc lắp đặt một "hệ thống vũ khí từ thời thế chiến". Lockheed cho rằng, đối với các trận không chiến, cần phải sử dụng tên lửa không đối không. Tuy nhiên Lầu Năm góc khăng khăng đòi hỏi phải có pháo hàng không.Không quân Mỹ chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm của các trận không chiến trên lãnh thổ Việt Nam. Theo phản biện của Lầu Năm Góc, chiến đấu cơ F-4 Phantoms cũng có lợi thế không thể phủ nhận về tên lửa. Nhưng việc không có pháo, đã khiến nhiều phi công Mỹ thiệt mạng vì MiG-21, khi đối đầu trực diện. Lầu Năm góc lo sợ rằng tình hình sẽ lặp lại vào thời đại hiện nay, khi phải đối mặt với những chiếc Su-57 và Su-35 có khả năng cơ động cao hơn, được tối ưu hóa để chiến đấu tầm gần. Và khẩu pháo GAU-22/A Gatling đã được thử nghiệm của Hải quân Mỹ vào năm 2019 ở Thái Bình Dương.Không phải đến phiên bản F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ mới xảy ra việc pháo tự bắn vào bản thân; tại phiên bản F-35A của Không quân Mỹ, mỗi lần lần sau khi bắn, thợ kỹ thuật lại tìm thấy những vết nứt trên lớp sơn phủ tàng hình bên ngoài và những hư hại nguy hiểm đối với cánh máy bay. Nhưng đó không phải là tất cả, vấn đề quan ngại là mức chính xác của những khẩu pháo hàng không lắp trên tiêm kích tàng hình F-35A, không đáp ứng các thông số kỹ thuật của hợp đồng; và sự cố của chiếc F-35B vừa qua, đã làm tiêu tan hy vọng của Lockheed Martin, trong việc khắc phục sự cố của khẩu GAU-22/A Gatling. Chiếc F-35B tự bắn vào bản thân, thuộc Phi đội Kiểm tra Hàng hải VMX-1 và được bảo dưỡng kỹ thuật tốt nhất trong Hải quân Mỹ. Rất may mắn là đạn pháo phát nổ cách máy bay 3 mét phía trước và hơi chếch về bên phải, nên không chạm vào vòm kính buồng lái.Mặc dù sự cố không gây thiệt hại quá lớn (chi phí khắc phục chỉ hết 600.000 USD), nhưng dư luận nghi ngờ về việc có sự thông đồng giữa các thanh sát viên Hải quân Mỹ và các nhà quản lý của Lockheed Martin để giảm bớt giá trị thiệt hại. Tuy nhiên, câu chuyện về vụ F-35 tự bắn vào bản thân trên bãi thử Yuma, có thể có liên quan đến Nga. Hồi tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, đã cáo buộc "tin tặc Nga" xâm nhập vào hệ thống mạng của Lầu Năm Góc, thông qua phần mềm SolarWinds. Daniel Barrett, cựu Phó giám đốc phụ trách công nghệ thông tin và an ninh mạng của Hải quân Mỹ cho rằng, từ nay "cánh tay dài của Điện Kremlin" thậm chí có thể phóng một tên lửa của chính Quân đội Mỹ vào các thành phố của Mỹ. Như vậy, việc chiếc F-35B tự bắn mình, có thể do tin tặc Nga "điều khiển". Mặc dù các chuyên gia Mỹ kêu gọi đừng phóng đại tầm quan trọng của cuộc tấn công mạng SolarWinds, vì hệ thống mạng ở Lầu Năm Góc được bảo mật ở mức độ cao nhất; nhưng sự chống Nga vẫn tiếp diễn. Do đó, trong số rất nhiều bài viết về một chiếc máy bay chiến đấu "tự bắn mình bằng chính khẩu pháo của mình", thì cũng có nhiều bài viết trên truyền thông Mỹ, cáo buộc cho tin tặc Nga đã xâm nhập vào chiếc F-35B và gây nguy hại cho chính chiếc máy bay đó. Nguồn ảnh: Sina. Dàn chiến đấu cơ F-35 hiện đại bậc nhất của Không quân Hàn Quốc hiện nay. Nguồn: Chosul.
Ban đầu, thông tin về việc chiếc tiêm kích F-35B "tự bắn vào mình" trong một chuyến bay đêm, tại bãi thử Yuma, không nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhưng sau khi thông tin được đăng tải trên trang Military.com của Lầu Năm Góc, báo chí quốc tế đã đưa ra lời châm biếm về loại chiến đấu cơ hiện đại nhất này của Mỹ.
Chiếc chiến đấu cơ F-35B đã "tự bắn mình", khi viên đạn xuyên giáp PGU-32/U 25 mm của nó nổ tung phía trước máy bay, khi khẩu pháo GAU-22/A Gatling bốn nòng do General Dynamics sản xuất, được treo ở khoang bên ngoài khai hỏa. Phi công thậm chí còn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra và bị sốc nặng.
Theo thông tin, pháo GAU-22/A Gatling được lắp phía trên và hơi lùi sau khe hút gió bên trái của F-35B, cơ số đạn 220 viên, tốc độ bắn lên tới 3.300 viên/phút. Trong khi bắn, cửa sẽ mở ra, lúc này F-35B sẽ mất khả năng tàng hình.
Đó là lý do tại sao hãng Lockheed Martin đã phản đối yêu cầu của Lầu Năm Góc, về việc lắp đặt một "hệ thống vũ khí từ thời thế chiến". Lockheed cho rằng, đối với các trận không chiến, cần phải sử dụng tên lửa không đối không. Tuy nhiên Lầu Năm góc khăng khăng đòi hỏi phải có pháo hàng không.
Không quân Mỹ chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm của các trận không chiến trên lãnh thổ Việt Nam. Theo phản biện của Lầu Năm Góc, chiến đấu cơ F-4 Phantoms cũng có lợi thế không thể phủ nhận về tên lửa. Nhưng việc không có pháo, đã khiến nhiều phi công Mỹ thiệt mạng vì MiG-21, khi đối đầu trực diện.
Lầu Năm góc lo sợ rằng tình hình sẽ lặp lại vào thời đại hiện nay, khi phải đối mặt với những chiếc Su-57 và Su-35 có khả năng cơ động cao hơn, được tối ưu hóa để chiến đấu tầm gần. Và khẩu pháo GAU-22/A Gatling đã được thử nghiệm của Hải quân Mỹ vào năm 2019 ở Thái Bình Dương.
Không phải đến phiên bản F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ mới xảy ra việc pháo tự bắn vào bản thân; tại phiên bản F-35A của Không quân Mỹ, mỗi lần lần sau khi bắn, thợ kỹ thuật lại tìm thấy những vết nứt trên lớp sơn phủ tàng hình bên ngoài và những hư hại nguy hiểm đối với cánh máy bay.
Nhưng đó không phải là tất cả, vấn đề quan ngại là mức chính xác của những khẩu pháo hàng không lắp trên tiêm kích tàng hình F-35A, không đáp ứng các thông số kỹ thuật của hợp đồng; và sự cố của chiếc F-35B vừa qua, đã làm tiêu tan hy vọng của Lockheed Martin, trong việc khắc phục sự cố của khẩu GAU-22/A Gatling.
Chiếc F-35B tự bắn vào bản thân, thuộc Phi đội Kiểm tra Hàng hải VMX-1 và được bảo dưỡng kỹ thuật tốt nhất trong Hải quân Mỹ. Rất may mắn là đạn pháo phát nổ cách máy bay 3 mét phía trước và hơi chếch về bên phải, nên không chạm vào vòm kính buồng lái.
Mặc dù sự cố không gây thiệt hại quá lớn (chi phí khắc phục chỉ hết 600.000 USD), nhưng dư luận nghi ngờ về việc có sự thông đồng giữa các thanh sát viên Hải quân Mỹ và các nhà quản lý của Lockheed Martin để giảm bớt giá trị thiệt hại.
Tuy nhiên, câu chuyện về vụ F-35 tự bắn vào bản thân trên bãi thử Yuma, có thể có liên quan đến Nga. Hồi tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, đã cáo buộc "tin tặc Nga" xâm nhập vào hệ thống mạng của Lầu Năm Góc, thông qua phần mềm SolarWinds.
Daniel Barrett, cựu Phó giám đốc phụ trách công nghệ thông tin và an ninh mạng của Hải quân Mỹ cho rằng, từ nay "cánh tay dài của Điện Kremlin" thậm chí có thể phóng một tên lửa của chính Quân đội Mỹ vào các thành phố của Mỹ. Như vậy, việc chiếc F-35B tự bắn mình, có thể do tin tặc Nga "điều khiển".
Mặc dù các chuyên gia Mỹ kêu gọi đừng phóng đại tầm quan trọng của cuộc tấn công mạng SolarWinds, vì hệ thống mạng ở Lầu Năm Góc được bảo mật ở mức độ cao nhất; nhưng sự chống Nga vẫn tiếp diễn.
Do đó, trong số rất nhiều bài viết về một chiếc máy bay chiến đấu "tự bắn mình bằng chính khẩu pháo của mình", thì cũng có nhiều bài viết trên truyền thông Mỹ, cáo buộc cho tin tặc Nga đã xâm nhập vào chiếc F-35B và gây nguy hại cho chính chiếc máy bay đó. Nguồn ảnh: Sina.
Dàn chiến đấu cơ F-35 hiện đại bậc nhất của Không quân Hàn Quốc hiện nay. Nguồn: Chosul.