Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam đang được hiện đại hóa mạnh mẽ nhất trong lịch sử hoạt động với việc mua sắm hàng loạt tàu chiến. Trên mặt nước, Đảng và Nhà nước đã đầu tư mua sắm cho hải quân 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 với lượng giãn nước tới 2.000 tấn. Đây được coi là tàu tên lửa lớn nhất trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam.Tuy nhiên, theo đánh giá của thuyền trưởng - Chuẩn đô đốc Vladimir Bogdashin - một huyền thoại của Hải quân Liên Xô và Nga (người đã chỉ huy tàu khu trục Bezzavetny húc hai lần vào tuần dương hạm USS Yorktown của Mỹ năm 1988), tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam khá mạnh nhưng vẫn có điểm yếu nhất định. Nguồn ảnh: Army Recognition"Hệ thống pháo-tên lửa (tổ hợp Palma-SU) với 16 quả là một sức mạnh lớn đối với một tàu chiến như Gepard. Tuy nhiên các hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu chỉ là các phương tiện tự vệ. Tức là, dù tàu lớp này có khả năng tấn công từ khoảng cách xa, nhưng, rất tiếc, nó không thể tự bảo vệ bản thân một cách đầy đủ. Tất nhiên, có thể hy vọng vào sự yểm trợ của không quân, các máy bay có thể đảm bảo phòng thủ tên lửa ở các khu vực xa, nhưng, tàu chiến phải có hệ thống phòng thủ tên lửa riêng hoạt động ở tầm trung (150-180 km)", Chuẩn Đô đốc Vladimir Bogdashin bình luận. Nguồn ảnh: SinaChính vì vậy, vị chuyên gia hải quân này cho rằng, "Việt Nam có cơ sở để quan tâm đến tàu hộ vệ Project 20385 có cả các tên lửa tấn công và hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ, có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 30-150km". Điều đó có nghĩa, không chỉ tự bảo vệ được mình, 20385 còn đủ sức bảo vệ cả hạm đội trước một cuộc tấn công đường không tầm xa. Thật vậy, có tự bảo vệ được mình thì mới phát huy được sức mạnh tấn công tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước. Nguồn ảnh: English RussiaProject 20385 hay còn gọi là lớp Gremyashchiy là phiên bản cải tiến mạnh từ lớp tàu hộ vệ Project 20380 Steregushchiy. Lớp tàu do Cục thiết kế Trung ương Hải quân Almaz ở St Petersburg thiết kế, đã được khởi đóng lần lượt vào các năm 2012 và 2013. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoTheo các nguồn tin đã được công bố, cơ bản kích thước tàu hộ vệ 20385 không khác mấy so với 20380. Nó có lượng giãn nước khoảng 2.200 tấn, dài 104,5m, rộng 11m, mớn nước 3,7m. Nguồn ảnh: English RussiaNhư đã đề cập về sức mạnh con tàu ở trên, Project 20385 có thể nói là tàu hộ vệ tên lửa 2.000 tấn mạnh nhất hiện nay. Nó sở hữu khả năng tương đương các tàu khu trục tên lửa của NATO hay là Mỹ, Trung Quốc dù kích cỡ nhỏ hơn nhiều lần. Có được nó, sức mạnh của Hải quân Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ tăng theo “cấp số nhân”. Nguồn ảnh: English RussiaTheo đó, về vũ khí tấn công chủ lực, Project 20385 được thiết kế hệ thống phóng thẳng đứng UKSK cho phép triển khai đa dạng các loại tên lửa hành trình chống hạm gồm Oniks và Kalibr và tên lửa chống ngầm RPK-9 Medvedka. Nguồn ảnh: English RussiaTất nhiên, phiên bản xuất khẩu của Oniks và Kalibr đều bị cắt giảm tầm bắn xuống dưới 300km. Tuy nhiên đó cũng là một con số “khủng” trên thế giới. Phiên bản nội địa cho nhiệm vụ chống hạm có tầm phóng đến 600km, đất đối đất lên tới 1.500-2.500km. Nguồn ảnh: Wikipedia"Bảo vệ cho lực lượng tấn công" là đạo quân phòng thủ hùng hậu 16 tên lửa hải đối không Redut bố trí trong hệ thống phóng thẳng đứng. Hệ thống phòng thủ tên lửa này có thể chống các mục tiêu ở cự ly tối thiểu chỉ 5m tới tối đa 120km. Chúng đủ sức phòng không bảo vệ cả một nhóm tàu chiến trên biển, không chỉ là đơn lẻ một chiếc. Nguồn ảnh: Bastion-KapenkoTheo một số nguồn tin, Redut là phiên bản hải quân của tổ hợp tên lửa phòng không lục quân S-350E Vityaz. Redut có thể triển khai hai loại đạn: 9M96E có tầm phóng 1-60km, trần bắn 5m tới 20km và 9M96E2 bắn 1-120km, trần bắn 5m tới 30km. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminNgoài ra, tàu hộ vệ đa năng 20385 còn sở hữu vũ khí chống ngầm hiện đại gồm 8 ống phóng 330mm trang bị tổ hợp ngư lôi đánh chặn ngư lôi/chống ngầm Paket-NK. Nguồn ảnh: English RussiaĐương nhiên đuôi tàu sẽ có sân đỗ và thậm chí là thiết kế được cả hangar cho trực thăng săn ngầm Ka-27/28. Nguồn ảnh: English RussiaHệ thống vũ khí phụ gồm có pháo hạm 100mm A-190 và hai pháo phòng không cao tốc CIWS AK-630M. Nguồn ảnh: English RussiaRadar chính của tàu hộ vệ Project 20385 là đài Furke-E ba tham số có tầm trinh sát đến 129km. Nguồn ảnh: English Russia
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam đang được hiện đại hóa mạnh mẽ nhất trong lịch sử hoạt động với việc mua sắm hàng loạt tàu chiến. Trên mặt nước, Đảng và Nhà nước đã đầu tư mua sắm cho hải quân 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 với lượng giãn nước tới 2.000 tấn. Đây được coi là tàu tên lửa lớn nhất trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đánh giá của thuyền trưởng - Chuẩn đô đốc Vladimir Bogdashin - một huyền thoại của Hải quân Liên Xô và Nga (người đã chỉ huy tàu khu trục Bezzavetny húc hai lần vào tuần dương hạm USS Yorktown của Mỹ năm 1988), tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam khá mạnh nhưng vẫn có điểm yếu nhất định. Nguồn ảnh: Army Recognition
"Hệ thống pháo-tên lửa (tổ hợp Palma-SU) với 16 quả là một sức mạnh lớn đối với một tàu chiến như Gepard. Tuy nhiên các hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu chỉ là các phương tiện tự vệ. Tức là, dù tàu lớp này có khả năng tấn công từ khoảng cách xa, nhưng, rất tiếc, nó không thể tự bảo vệ bản thân một cách đầy đủ. Tất nhiên, có thể hy vọng vào sự yểm trợ của không quân, các máy bay có thể đảm bảo phòng thủ tên lửa ở các khu vực xa, nhưng, tàu chiến phải có hệ thống phòng thủ tên lửa riêng hoạt động ở tầm trung (150-180 km)", Chuẩn Đô đốc Vladimir Bogdashin bình luận. Nguồn ảnh: Sina
Chính vì vậy, vị chuyên gia hải quân này cho rằng, "Việt Nam có cơ sở để quan tâm đến tàu hộ vệ Project 20385 có cả các tên lửa tấn công và hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ, có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 30-150km". Điều đó có nghĩa, không chỉ tự bảo vệ được mình, 20385 còn đủ sức bảo vệ cả hạm đội trước một cuộc tấn công đường không tầm xa. Thật vậy, có tự bảo vệ được mình thì mới phát huy được sức mạnh tấn công tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước. Nguồn ảnh: English Russia
Project 20385 hay còn gọi là lớp Gremyashchiy là phiên bản cải tiến mạnh từ lớp tàu hộ vệ Project 20380 Steregushchiy. Lớp tàu do Cục thiết kế Trung ương Hải quân Almaz ở St Petersburg thiết kế, đã được khởi đóng lần lượt vào các năm 2012 và 2013. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Theo các nguồn tin đã được công bố, cơ bản kích thước tàu hộ vệ 20385 không khác mấy so với 20380. Nó có lượng giãn nước khoảng 2.200 tấn, dài 104,5m, rộng 11m, mớn nước 3,7m. Nguồn ảnh: English Russia
Như đã đề cập về sức mạnh con tàu ở trên, Project 20385 có thể nói là tàu hộ vệ tên lửa 2.000 tấn mạnh nhất hiện nay. Nó sở hữu khả năng tương đương các tàu khu trục tên lửa của NATO hay là Mỹ, Trung Quốc dù kích cỡ nhỏ hơn nhiều lần. Có được nó, sức mạnh của Hải quân Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ tăng theo “cấp số nhân”. Nguồn ảnh: English Russia
Theo đó, về vũ khí tấn công chủ lực, Project 20385 được thiết kế hệ thống phóng thẳng đứng UKSK cho phép triển khai đa dạng các loại tên lửa hành trình chống hạm gồm Oniks và Kalibr và tên lửa chống ngầm RPK-9 Medvedka. Nguồn ảnh: English Russia
Tất nhiên, phiên bản xuất khẩu của Oniks và Kalibr đều bị cắt giảm tầm bắn xuống dưới 300km. Tuy nhiên đó cũng là một con số “khủng” trên thế giới. Phiên bản nội địa cho nhiệm vụ chống hạm có tầm phóng đến 600km, đất đối đất lên tới 1.500-2.500km. Nguồn ảnh: Wikipedia
"Bảo vệ cho lực lượng tấn công" là đạo quân phòng thủ hùng hậu 16 tên lửa hải đối không Redut bố trí trong hệ thống phóng thẳng đứng. Hệ thống phòng thủ tên lửa này có thể chống các mục tiêu ở cự ly tối thiểu chỉ 5m tới tối đa 120km. Chúng đủ sức phòng không bảo vệ cả một nhóm tàu chiến trên biển, không chỉ là đơn lẻ một chiếc. Nguồn ảnh: Bastion-Kapenko
Theo một số nguồn tin, Redut là phiên bản hải quân của tổ hợp tên lửa phòng không lục quân S-350E Vityaz. Redut có thể triển khai hai loại đạn: 9M96E có tầm phóng 1-60km, trần bắn 5m tới 20km và 9M96E2 bắn 1-120km, trần bắn 5m tới 30km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Ngoài ra, tàu hộ vệ đa năng 20385 còn sở hữu vũ khí chống ngầm hiện đại gồm 8 ống phóng 330mm trang bị tổ hợp ngư lôi đánh chặn ngư lôi/chống ngầm Paket-NK. Nguồn ảnh: English Russia
Đương nhiên đuôi tàu sẽ có sân đỗ và thậm chí là thiết kế được cả hangar cho trực thăng săn ngầm Ka-27/28. Nguồn ảnh: English Russia
Hệ thống vũ khí phụ gồm có pháo hạm 100mm A-190 và hai pháo phòng không cao tốc CIWS AK-630M. Nguồn ảnh: English Russia
Radar chính của tàu hộ vệ Project 20385 là đài Furke-E ba tham số có tầm trinh sát đến 129km. Nguồn ảnh: English Russia