Nhân sự kiện Việt Nam thượng cờ 2 tàu ngầm 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa-Vũng Tàu hôm 28/2, ông Vladimir Kozhin – Trợ lý Tổng thống Liên bang Nga đã cho Sputnik biết rằng: Nga sẵn sàng phát triển sự hợp tác quân sự-kỹ thuật (HT QSKT) với Việt Nam, trong đó có các hợp đồng cung cấp tàu nổi và tàu ngầm tiên tiến. Nguồn ảnh: Zing.vn"Căn cứ mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của chúng ta, phía Nga đã bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho phía Việt Nam trong việc củng cố quân đội, kể cả với các mô hình tàu nổi và tàu ngầm hiện đại”, ông Vladimir Kozhin cho biết. Nguồn ảnh: Zing.vnNhư vậy, có thể thấy phía Nga sau hợp đồng thành công cung cấp 6 tàu ngầm Kilo và 2 (sắp tới thêm 2) tàu hộ vệ Gepard 3.9 vẫn đang “nôn nóng” muốn cung cấp thêm các tàu chiến hiện đại cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Zing.vnMột trong những ứng viên khả thi nhất cho hợp đồng tương lai mua sắm thêm tàu chiến giữa Nga-Việt Nam nhiều khả năng là thêm cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 cải tiến. Trước đó, đã xuất hiện thông tin cho rằng Việt Nam đang nghiên cứu kế hoạch sắm cặp tàu Gepard 3.9 thứ 5-6 được nâng cấp hệ thống tên lửa hành trình diệt hạm – có thể dùng Yakhont hay là Kalibr-NK. Ảnh: Tàu hộ vệ 11661K Gepard của Hải quân Nga bắn tên lửa hành trình Kalibr. Nguồn ảnh: English RussiaBên cạnh đó, lớp tàu hộ vệ thế hệ mới nhất của Nga Project 20380 (hoặc 20381) lớp Steregushchiy của Cục thiết kế TW hải quân Almaz cũng rất dễ lọt vào "mắt xanh" Hải quân Nhân dân Việt Nam. So với Gepard, 20381 lớn hơn, hiện đại hơn về thiết kế tàng hình, hệ thống vũ khí cùng hệ thống cảm biến tiên tiến. Giá cả cũng ngang Gepard 3.9 – ước tính 120-150 triệu USD phiên bản xuất khẩu. Nguồn ảnh: ShipmodelProject 20380 có lượng giãn nước toàn tải khoảng 2.200 tấn, dài 104,5m, rộng 11,6m. Tàu này có thể tham gia làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải, tiêu diệt các loại tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay của đối phương, cũng như có thể yểm trợ hỏa lực đổ bộ tái chiếm đảo khi cần. Nguồn ảnh: Wallpapers HomeDù là tàu cỡ 2.000 tấn, nhưng Project 20380 có thể trang bị pháo hạm 100mm A-190 hoặc 130mm A-192 có sức mạnh vượt trội AK-176M, còn lại vũ khí chống hạm cũng như phòng không khá giống Gepard 3.9 - qua đó cho phép Việt Nam dễ dàng đồng bộ, bảo dưỡng, sửa chữa khí tài. Nguồn ảnh: RedditĐặc biệt, khả năng phòng không của 20380 vượt trội Gepard 3.9 khi có thể tích hợp hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Redut, được trang bị đạn tên lửa dẫn đường chủ động 9M96/9M96E(E2) với tầm phóng từ 12-120km và 9M100 dẫn đường hồng ngoại với tầm bắn 10-15km. Nguồn ảnh: ThaimilitaryHệ thống săn ngầm của 20380 được trang bị sonar cũng như hệ thống ngư lôi (8 ống) Paket-E với các đạn 330mm tự dẫn. Nguồn ảnh: TwitterSau khi đã có trong tay 8 tàu tên lửa Molniya 12418, có khả năng Việt Nam sẽ dừng đóng loại tàu này để quay sang đóng kiểu mới hoặc là nghiên cứu mua – xin chuyển giao công nghệ lớp tàu Project 21631 Buyan-M với khả năng tấn công tầm xa khủng khiếp đã từng khiến cả thế giới sửng sốt vào cuối năm 2015 khi các tàu này thực hiện oanh tạc mục tiêu ở tận Syria trong khi đang chạy ở biển Caspian. Nguồn ảnh: SinoSo với Molniya, 21631 Buyan-M mạnh hơn rất nhiều với hệ thống tên lửa hành trình phóng thẳng đứng Kalibr (phiên bản xuất khẩu là Klub-N với tầm bắn 220km mục tiêu đối hải, đến 300km mục tiêu mặt đất). Nó cũng được trang bị hỏa lực phòng không, pháo hạm tốt hơn hẳn Molniya. Bên cạnh đó là kích cỡ lớn gần 1.000 tấn cho phép triển khai hiệu quả ở vùng biển xa, sóng gió. Nguồn ảnh: Strategy-CultureHiện Việt Nam cũng đang thiếu các loại tàu đổ bộ đường biển phục vụ cho các chiến dịch tái chiếm đảo khi cần. Và lớp tàu đổ bộ nhỏ Dyugon Project 21820 có thể là ứng viên sáng giá. Dù chỉ có lượng giãn nước 280 tấn nhưng con tàu này chở được 2-3 xe tăng chủ lực, 4-5 xe thiết giáp chở quân và 100 lính thủy đánh bộ. Trong khi đó, thủy thủ đoàn chỉ cần 6-7 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhân sự kiện Việt Nam thượng cờ 2 tàu ngầm 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa-Vũng Tàu hôm 28/2, ông Vladimir Kozhin – Trợ lý Tổng thống Liên bang Nga đã cho Sputnik biết rằng: Nga sẵn sàng phát triển sự hợp tác quân sự-kỹ thuật (HT QSKT) với Việt Nam, trong đó có các hợp đồng cung cấp tàu nổi và tàu ngầm tiên tiến. Nguồn ảnh: Zing.vn
"Căn cứ mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của chúng ta, phía Nga đã bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho phía Việt Nam trong việc củng cố quân đội, kể cả với các mô hình tàu nổi và tàu ngầm hiện đại”, ông Vladimir Kozhin cho biết. Nguồn ảnh: Zing.vn
Như vậy, có thể thấy phía Nga sau hợp đồng thành công cung cấp 6 tàu ngầm Kilo và 2 (sắp tới thêm 2) tàu hộ vệ Gepard 3.9 vẫn đang “nôn nóng” muốn cung cấp thêm các tàu chiến hiện đại cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Zing.vn
Một trong những ứng viên khả thi nhất cho hợp đồng tương lai mua sắm thêm tàu chiến giữa Nga-Việt Nam nhiều khả năng là thêm cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 cải tiến. Trước đó, đã xuất hiện thông tin cho rằng Việt Nam đang nghiên cứu kế hoạch sắm cặp tàu Gepard 3.9 thứ 5-6 được nâng cấp hệ thống tên lửa hành trình diệt hạm – có thể dùng Yakhont hay là Kalibr-NK. Ảnh: Tàu hộ vệ 11661K Gepard của Hải quân Nga bắn tên lửa hành trình Kalibr. Nguồn ảnh: English Russia
Bên cạnh đó, lớp tàu hộ vệ thế hệ mới nhất của Nga Project 20380 (hoặc 20381) lớp Steregushchiy của Cục thiết kế TW hải quân Almaz cũng rất dễ lọt vào "mắt xanh" Hải quân Nhân dân Việt Nam. So với Gepard, 20381 lớn hơn, hiện đại hơn về thiết kế tàng hình, hệ thống vũ khí cùng hệ thống cảm biến tiên tiến. Giá cả cũng ngang Gepard 3.9 – ước tính 120-150 triệu USD phiên bản xuất khẩu. Nguồn ảnh: Shipmodel
Project 20380 có lượng giãn nước toàn tải khoảng 2.200 tấn, dài 104,5m, rộng 11,6m. Tàu này có thể tham gia làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải, tiêu diệt các loại tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay của đối phương, cũng như có thể yểm trợ hỏa lực đổ bộ tái chiếm đảo khi cần. Nguồn ảnh: Wallpapers Home
Dù là tàu cỡ 2.000 tấn, nhưng Project 20380 có thể trang bị pháo hạm 100mm A-190 hoặc 130mm A-192 có sức mạnh vượt trội AK-176M, còn lại vũ khí chống hạm cũng như phòng không khá giống Gepard 3.9 - qua đó cho phép Việt Nam dễ dàng đồng bộ, bảo dưỡng, sửa chữa khí tài. Nguồn ảnh: Reddit
Đặc biệt, khả năng phòng không của 20380 vượt trội Gepard 3.9 khi có thể tích hợp hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Redut, được trang bị đạn tên lửa dẫn đường chủ động 9M96/9M96E(E2) với tầm phóng từ 12-120km và 9M100 dẫn đường hồng ngoại với tầm bắn 10-15km. Nguồn ảnh: Thaimilitary
Hệ thống săn ngầm của 20380 được trang bị sonar cũng như hệ thống ngư lôi (8 ống) Paket-E với các đạn 330mm tự dẫn. Nguồn ảnh: Twitter
Sau khi đã có trong tay 8 tàu tên lửa Molniya 12418, có khả năng Việt Nam sẽ dừng đóng loại tàu này để quay sang đóng kiểu mới hoặc là nghiên cứu mua – xin chuyển giao công nghệ lớp tàu Project 21631 Buyan-M với khả năng tấn công tầm xa khủng khiếp đã từng khiến cả thế giới sửng sốt vào cuối năm 2015 khi các tàu này thực hiện oanh tạc mục tiêu ở tận Syria trong khi đang chạy ở biển Caspian. Nguồn ảnh: Sino
So với Molniya, 21631 Buyan-M mạnh hơn rất nhiều với hệ thống tên lửa hành trình phóng thẳng đứng Kalibr (phiên bản xuất khẩu là Klub-N với tầm bắn 220km mục tiêu đối hải, đến 300km mục tiêu mặt đất). Nó cũng được trang bị hỏa lực phòng không, pháo hạm tốt hơn hẳn Molniya. Bên cạnh đó là kích cỡ lớn gần 1.000 tấn cho phép triển khai hiệu quả ở vùng biển xa, sóng gió. Nguồn ảnh: Strategy-Culture
Hiện Việt Nam cũng đang thiếu các loại tàu đổ bộ đường biển phục vụ cho các chiến dịch tái chiếm đảo khi cần. Và lớp tàu đổ bộ nhỏ Dyugon Project 21820 có thể là ứng viên sáng giá. Dù chỉ có lượng giãn nước 280 tấn nhưng con tàu này chở được 2-3 xe tăng chủ lực, 4-5 xe thiết giáp chở quân và 100 lính thủy đánh bộ. Trong khi đó, thủy thủ đoàn chỉ cần 6-7 người. Nguồn ảnh: Wikipedia