Tập đoàn báo chí Shephard Media ở Vương quốc Anh mới đây đã xuất bản cuốn sách tham khảo về trực thăng quân sự, trong đó so sánh thị phần máy bay lên thẳng do Nga và Mỹ sản xuất.Theo tờ báo Anh, ngôi vị số một thế giới vẫn do Mỹ chiếm giữ, quốc gia này chiếm ưu thế tuyệt đối khi kiểm soát 62% thị trường trực thăng toàn cầu. Vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng nói trên thuộc về Nga với thị phần khoảng 29%.Các chuyên gia phân tích người Anh cho rằng thành công trong lĩnh vực xuất khẩu trực thăng mà Nga đạt được chủ yếu nhờ vào 3 dây chuyền sản xuất máy bay lên thẳng vũ trang bao gồm Mi-24/35, Ka-52 và Mi-28.Theo con số thống kê, họ trực thăng Mi-24/35 hiện đứng thứ hai về mức độ phổ biến trên toàn thế giới khi tổng cộng có 521 phi cơ thuộc dòng này đang thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chiến đấu trong quân đội nhiều quốc gia.Bên cạnh đó, các dòng trực thăng chiến đấu Mi-28NM Night Hunter và Ka-52M Alligator thuộc thế hệ mới nhất của Nga đang cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm do Mỹ và châu Âu cũng như Trung Quốc chế tạo.Đồng thời theo các nhà phân tích, bí quyết tạo nên thành công của máy bay lên thẳng Nga nằm ở chỗ những quốc gia có ngân sách quốc phòng nhỏ vẫn có khả năng sở hữu thiết bị quân sự chất lượng cao.Đây là một lợi thế cạnh tranh rõ ràng của trực thăng Nga, khi họ thường sẵn sàng bán sản phẩm mà không áp đặt những điều kiện kèm theo liên quan tới dân chủ hay nhân quyền như Mỹ và châu Âu.Hiện tại có nhiều ý kiến rằng trực thăng quân sự của Nga đang gặp phải sức ép rất lớn từ những biện pháp trừng phạt được Mỹ áp dụng lên khách hàng theo Đạo luật CAATSA, điều này có thể làm giảm thị phần máy bay lên thẳng Nga trong tương lai.Tuy vậy thật đáng ngạc nhiên khi Washington hiện chỉ tập trung hạn chế sự phổ biến các loại vũ khí công nghệ cao và có khả năng thay đổi rõ ràng cán cân quân sự của Nga, ví dụ như tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hay tiêm kích Su-35 mà thôi.Đối với trực thăng Nga, khách hàng trên thế giới vào thời điểm hiện tại vẫn có thể đặt mua khá thoải mái mà không lo ngại sẽ bị Mỹ áp đặt một rào cản nghiêm trọng nào đó. Trong tương lai, Nga đang có ý định “lấn sân” vào phân khúc trực thăng hạng nhẹ thay vì chỉ chú trọng sản xuất máy bay lên thẳng hạng trung và hạng nặng như trước kia.Nhưng con đường trước mắt Moskva vẫn còn khá chông gai, trực thăng hạng nhẹ từ trước tới nay chưa bao giờ là thế mạnh của họ, thậm chí trong nước Nga thị phần còn nằm trong tay các công ty đến từ Mỹ hay châu Âu.Không chỉ có vậy, căng thẳng với Ukraine khiến Nga chưa thể có nguồn cung động cơ phù hợp do tổ hợp Motor Sich “đóng băng” việc giao hàng, quá trình tự lực nghiên cứu trong nước sẽ tiêu tốn thêm nhiều thời gian và chi phí, dẫn tới mất sức cạnh tranh.Ngoài ra sức ép với vị trí thứ hai của Nga trên thị trường trực thăng còn đến từ Trung Quốc, khi ngành công nghiệp hàng không đất nước Đông Á này được đánh giá là ngôi sao đang lên.
Tập đoàn báo chí Shephard Media ở Vương quốc Anh mới đây đã xuất bản cuốn sách tham khảo về trực thăng quân sự, trong đó so sánh thị phần máy bay lên thẳng do Nga và Mỹ sản xuất.
Theo tờ báo Anh, ngôi vị số một thế giới vẫn do Mỹ chiếm giữ, quốc gia này chiếm ưu thế tuyệt đối khi kiểm soát 62% thị trường trực thăng toàn cầu. Vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng nói trên thuộc về Nga với thị phần khoảng 29%.
Các chuyên gia phân tích người Anh cho rằng thành công trong lĩnh vực xuất khẩu trực thăng mà Nga đạt được chủ yếu nhờ vào 3 dây chuyền sản xuất máy bay lên thẳng vũ trang bao gồm Mi-24/35, Ka-52 và Mi-28.
Theo con số thống kê, họ trực thăng Mi-24/35 hiện đứng thứ hai về mức độ phổ biến trên toàn thế giới khi tổng cộng có 521 phi cơ thuộc dòng này đang thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chiến đấu trong quân đội nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, các dòng trực thăng chiến đấu Mi-28NM Night Hunter và Ka-52M Alligator thuộc thế hệ mới nhất của Nga đang cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm do Mỹ và châu Âu cũng như Trung Quốc chế tạo.
Đồng thời theo các nhà phân tích, bí quyết tạo nên thành công của máy bay lên thẳng Nga nằm ở chỗ những quốc gia có ngân sách quốc phòng nhỏ vẫn có khả năng sở hữu thiết bị quân sự chất lượng cao.
Đây là một lợi thế cạnh tranh rõ ràng của trực thăng Nga, khi họ thường sẵn sàng bán sản phẩm mà không áp đặt những điều kiện kèm theo liên quan tới dân chủ hay nhân quyền như Mỹ và châu Âu.
Hiện tại có nhiều ý kiến rằng trực thăng quân sự của Nga đang gặp phải sức ép rất lớn từ những biện pháp trừng phạt được Mỹ áp dụng lên khách hàng theo Đạo luật CAATSA, điều này có thể làm giảm thị phần máy bay lên thẳng Nga trong tương lai.
Tuy vậy thật đáng ngạc nhiên khi Washington hiện chỉ tập trung hạn chế sự phổ biến các loại vũ khí công nghệ cao và có khả năng thay đổi rõ ràng cán cân quân sự của Nga, ví dụ như tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hay tiêm kích Su-35 mà thôi.
Đối với trực thăng Nga, khách hàng trên thế giới vào thời điểm hiện tại vẫn có thể đặt mua khá thoải mái mà không lo ngại sẽ bị Mỹ áp đặt một rào cản nghiêm trọng nào đó. Trong tương lai, Nga đang có ý định “lấn sân” vào phân khúc trực thăng hạng nhẹ thay vì chỉ chú trọng sản xuất máy bay lên thẳng hạng trung và hạng nặng như trước kia.
Nhưng con đường trước mắt Moskva vẫn còn khá chông gai, trực thăng hạng nhẹ từ trước tới nay chưa bao giờ là thế mạnh của họ, thậm chí trong nước Nga thị phần còn nằm trong tay các công ty đến từ Mỹ hay châu Âu.
Không chỉ có vậy, căng thẳng với Ukraine khiến Nga chưa thể có nguồn cung động cơ phù hợp do tổ hợp Motor Sich “đóng băng” việc giao hàng, quá trình tự lực nghiên cứu trong nước sẽ tiêu tốn thêm nhiều thời gian và chi phí, dẫn tới mất sức cạnh tranh.
Ngoài ra sức ép với vị trí thứ hai của Nga trên thị trường trực thăng còn đến từ Trung Quốc, khi ngành công nghiệp hàng không đất nước Đông Á này được đánh giá là ngôi sao đang lên.