Chính phủ Australia vừa quyết định mua 29 trực thăng tấn công Apache AH64E hay còn gọi là Apache Guardian do Tập đoàn Boeing của Mỹ sản xuất để thay thế phi đội trực thăng Tiger đang hoạt động với nhiều bất ổn. Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Australia, phi đội trực thăng công nghệ cao Apache sẽ được biên chế cho Lục quân và bắt đầu sử dụng từ năm 2025.Trực thăng tấn công Tiger lần đầu tiên được đưa vào phục vụ hồi tháng 12 năm 2004, hiện nó đang biên chế cho hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra (LHD) của Hải quân Hoàng gia Australia (RAN).Như vậy những chiếc trực thăng này còn khá mới và tuổi thọ khai thác chúng ước đạt còn hơn chục năm nữa. Các trực thăng do Mỹ và Châu Âu sản xuất thường có hiệu suất hoạt động tốt trong khoảng 30 năm.Với việc nhận những chiếc AH-64E mới, Australia sẽ dần loại biên trực thăng vũ trang Tiger, những chiếc Tiger này có thể được bán rẻ hoặc chuyển giao miễn phí cho các quốc gia thân thiện với nước này.Đích đến của những chiếc trực thăng vũ trang Tiger có thể là các quốc gia Đông Nam Á, nơi đang có mối quan hệ giao hảo khá tốt với Australia, đồng thời Australia cũng đang hỗ trợ các nước này trong việc đảm bảo trật tự tự do hàng hải trên biển Đông.Trực thăng Tiger là sản phẩm của sự hợp tác giữa 3 nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu Châu Âu là Đức, Pháp và Tây Ban Nha.Với vật liệu chế tạo mới có khả năng hấp thụ radar, kho vũ khí mang theo hiện đại, tầm tác chiến lên tới 800km, biến Tiger thành một trong những trực thăng tấn công mạnh nhất hiện nay.Trực thăng tấn công Eurocopter Tiger được chế tạo bằng loại vật liệu đặc biệt, trong đó có 80% là sợi các-bon được gia cố bằng polymer và kevlar (kevlar là vật liệu làm áo chống đạn), còn lại 11% là nhôm và 6% là titan.Cấu tạo trên giúp Eurocopter Tiger vừa có khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao, vừa có khả năng chống chịu tốt các loại đạn phòng không 12,7 mm, 14,5 mm thậm chí cả đạn pháo 23 mm.Riêng cánh quạt của loại trực thăng này được làm bằng sợi thủy tinh, nhờ đó, có thể chống chịu tốt với các va đập và ảnh hưởng của vũ khí điện từ.Thiết kế hình dạng ngoài của Tiger cùng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar cũng khiến nó giảm khả năng bị phát hiện và có nhiều cơ hội "sống sót" trên chiến trường hơn.Hệ thống điện tử của Tiger cực kỳ hiện đại khi chúng trang bị hệ thống điều khiển tên lửa MILDS của Đức, hệ thống xử lý trung tâm Thales do Anh sản xuất, cùng hệ thống hồng ngoại do Pháp phát triển giúp trực thăng tấn công có thể chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.Trực thăng có thể tích hợp hầu hết các vũ khí của Phương Tây trang bị cho trực thăng tấn công trong đó có các loại tên lửa chống tăng nổi tiếng của Mỹ, Israel, Pháp, Đức sản xuất. Pháo tự động cỡ nòng 30mm sẽ giúp trực thăng tấn công các mục tiêu mặt đất hiệu quả.Trực thăng Tiger được trang bị các loại vũ khí như tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (1), tên lửa chống tăng PARS3-LR (2), tên lửa đối không Mistral (3), Rocket 70 mm Hydra (4), Rocket 68 mm SNEB (5).Điểm yếu của trực thăng Tiger là tốc độ bay kém khi chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/h (khi không mang vũ khí), kém xa trực thăng Apache của Mỹ (365 km/h) hay Mi-28 (324 km/h) và Ka-50 (390 km/h) của Nga.Trực thăng Tiger có tầm hoạt động khá rộng, vào khoảng 800 km.Mỗi chiếc trực thăng Tiger mới hiện có giá khoảng 40 triệu USD.
Chính phủ Australia vừa quyết định mua 29 trực thăng tấn công Apache AH64E hay còn gọi là Apache Guardian do Tập đoàn Boeing của Mỹ sản xuất để thay thế phi đội trực thăng Tiger đang hoạt động với nhiều bất ổn. Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Australia, phi đội trực thăng công nghệ cao Apache sẽ được biên chế cho Lục quân và bắt đầu sử dụng từ năm 2025.
Trực thăng tấn công Tiger lần đầu tiên được đưa vào phục vụ hồi tháng 12 năm 2004, hiện nó đang biên chế cho hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra (LHD) của Hải quân Hoàng gia Australia (RAN).
Như vậy những chiếc trực thăng này còn khá mới và tuổi thọ khai thác chúng ước đạt còn hơn chục năm nữa. Các trực thăng do Mỹ và Châu Âu sản xuất thường có hiệu suất hoạt động tốt trong khoảng 30 năm.
Với việc nhận những chiếc AH-64E mới, Australia sẽ dần loại biên trực thăng vũ trang Tiger, những chiếc Tiger này có thể được bán rẻ hoặc chuyển giao miễn phí cho các quốc gia thân thiện với nước này.
Đích đến của những chiếc trực thăng vũ trang Tiger có thể là các quốc gia Đông Nam Á, nơi đang có mối quan hệ giao hảo khá tốt với Australia, đồng thời Australia cũng đang hỗ trợ các nước này trong việc đảm bảo trật tự tự do hàng hải trên biển Đông.
Trực thăng Tiger là sản phẩm của sự hợp tác giữa 3 nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu Châu Âu là Đức, Pháp và Tây Ban Nha.
Với vật liệu chế tạo mới có khả năng hấp thụ radar, kho vũ khí mang theo hiện đại, tầm tác chiến lên tới 800km, biến Tiger thành một trong những trực thăng tấn công mạnh nhất hiện nay.
Trực thăng tấn công Eurocopter Tiger được chế tạo bằng loại vật liệu đặc biệt, trong đó có 80% là sợi các-bon được gia cố bằng polymer và kevlar (kevlar là vật liệu làm áo chống đạn), còn lại 11% là nhôm và 6% là titan.
Cấu tạo trên giúp Eurocopter Tiger vừa có khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao, vừa có khả năng chống chịu tốt các loại đạn phòng không 12,7 mm, 14,5 mm thậm chí cả đạn pháo 23 mm.
Riêng cánh quạt của loại trực thăng này được làm bằng sợi thủy tinh, nhờ đó, có thể chống chịu tốt với các va đập và ảnh hưởng của vũ khí điện từ.
Thiết kế hình dạng ngoài của Tiger cùng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar cũng khiến nó giảm khả năng bị phát hiện và có nhiều cơ hội "sống sót" trên chiến trường hơn.
Hệ thống điện tử của Tiger cực kỳ hiện đại khi chúng trang bị hệ thống điều khiển tên lửa MILDS của Đức, hệ thống xử lý trung tâm Thales do Anh sản xuất, cùng hệ thống hồng ngoại do Pháp phát triển giúp trực thăng tấn công có thể chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.
Trực thăng có thể tích hợp hầu hết các vũ khí của Phương Tây trang bị cho trực thăng tấn công trong đó có các loại tên lửa chống tăng nổi tiếng của Mỹ, Israel, Pháp, Đức sản xuất. Pháo tự động cỡ nòng 30mm sẽ giúp trực thăng tấn công các mục tiêu mặt đất hiệu quả.
Trực thăng Tiger được trang bị các loại vũ khí như tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire (1), tên lửa chống tăng PARS3-LR (2), tên lửa đối không Mistral (3), Rocket 70 mm Hydra (4), Rocket 68 mm SNEB (5).
Điểm yếu của trực thăng Tiger là tốc độ bay kém khi chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/h (khi không mang vũ khí), kém xa trực thăng Apache của Mỹ (365 km/h) hay Mi-28 (324 km/h) và Ka-50 (390 km/h) của Nga.
Trực thăng Tiger có tầm hoạt động khá rộng, vào khoảng 800 km.
Mỗi chiếc trực thăng Tiger mới hiện có giá khoảng 40 triệu USD.