Theo các nguồn tin từ khu vực ly khai của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, lực lượng vũ trang Ukraine được cho là đã triển khai một tiểu đoàn hệ thống phòng không S-300 tới các khu vực phía đông Donbas của nước này.Phó Chỉ huy trưởng lực lượng “Dân quân Nhân dân Donyetsk” Eduard Basurin cho biết, từ các nguồn tin trinh sát cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đang tiến hành các hoạt động được cho là chuẩn bị cho các chiến dịch tấn công.Một tiểu đoàn hệ thống tên lửa đất đối không S-300 thuộc Lữ đoàn Tên lửa Phòng không 160 đã được tái triển khai từ khu vực Odessa tới sân bay Kramatorsk, để bảo vệ một trung tâm chỉ huy hoạt động của các lực lượng thống nhất mà Kiev gọi là hoạt động quân sự của họ ở Donbass.Điều này được đưa ra trong bối cảnh Nga tuyên bố rằng Ukraine đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công, nhằm vào các khu vực do quân ly khai nắm giữ ở phía đông Ukraine, cụ thể là các nước Cộng hòa Nhân dân Donyetsk và Lugansk tự xưng. Những vùng lãnh thổ này tuy nhận được sự hỗ trợ đáng kể của Nga nhưng vẫn không được Moscow công nhận về mặt ngoại giao.Tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp và tình trạng nói chung là xuống cấp của Không quân Ukraine đã khiến S-300 bất đắc dĩ trở thành vũ khí phòng không mạnh nhất của đất nước này, mặc dù tên lửa chỉ dựa trên các biến thể tầm trung S-300P/PS/PT có từ thời những năm 1980.Những tên lửa này đã từng được bán cho Mỹ với mục đích thử nghiệm và phần còn lại là các hệ thống kế thừa từ thời Liên Xô. Các hệ thống S-300 này có tính cơ động thấp hơn nhiều và do đó khả năng sống sót kém hơn so với các phiên bản mới trong biên chế của Nga, với công nghệ đi trước hơn 3 thập kỷ chẳng hạn như S-300V4.S-300P/PS/PT không được thiết kế để phòng thủ các khu vực rộng lớn, thiếu khả năng phòng thủ nhiều lớp và cung cấp khả năng nhận thức tình huống hạn chế hơn nhiều. Đặc biệt là tuổi của các hệ thống tác chiến điện tử khiến chúng rất dễ bị tấn công bởi các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga.Phiên bản S-300PT mà Ukraine đang sở hữu có sự cải tiến nhỏ từ hệ thống S-300P ban đầu và được đưa vào trang bị vào năm 1982; hệ thống sử dụng tên lửa 5V55KD, có tầm bắn 90 km và sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar bán chủ động đầu cuối, để nâng cao mức chính xác.Tuy nhiên phiên bản S-300PT của Ukraine bị hạn chế do đầu đạn nhỏ (chỉ 133kg), tốc độ thấp (Mach 3.35), khả năng theo dõi và đồng thời tiêu diệt mục tiêu ít. Giá trị của hệ thống S-300PT trong biên chế Ukraine rất hạn chế, kém xa các biến thể S-300 mới.Hệ thống phòng không S-300PT không có tên lửa tầm ngắn, đặc biệt là không có các biện pháp đối phó tác chiến điện tử, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho một cuộc tấn công của Nga; đặc biệt là các loại tên lửa bức xạ chống radar.Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng hệ thống S-300PT lại có nhiều sự tương đồng với những hệ thống S-300 của các đối thủ tiềm năng của Mỹ; hiện Nga cũng vẫn còn biên chế hệ thống S-300PS mới hơn, nhưng có nhiều điểm giống hệ thống S-300PT của Ukraine.Một điểm yếu đáng chú ý khác là nếu S-300 Ukraine chiến đấu độc lập và không được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không khác, thì hệ thống tên lửa này có thể sẽ nhanh chóng bị các loại tên lửa hành trình tầm thấp của Nga vô hiệu hóa.Tuy nhiên, việc triển khai S-300 của Ukraine có thể báo hiệu ý định nối lại các hành động thù địch chống lại các nhóm ly khai do Nga hậu thuẫn, hoặc là một nỗ lực chuẩn bị và có thể ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine, mà các cường quốc phương Tây đã tuyên bố trong vài tuần có thể sắp xảy ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo các nguồn tin từ khu vực ly khai của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, lực lượng vũ trang Ukraine được cho là đã triển khai một tiểu đoàn hệ thống phòng không S-300 tới các khu vực phía đông Donbas của nước này.
Phó Chỉ huy trưởng lực lượng “Dân quân Nhân dân Donyetsk” Eduard Basurin cho biết, từ các nguồn tin trinh sát cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đang tiến hành các hoạt động được cho là chuẩn bị cho các chiến dịch tấn công.
Một tiểu đoàn hệ thống tên lửa đất đối không S-300 thuộc Lữ đoàn Tên lửa Phòng không 160 đã được tái triển khai từ khu vực Odessa tới sân bay Kramatorsk, để bảo vệ một trung tâm chỉ huy hoạt động của các lực lượng thống nhất mà Kiev gọi là hoạt động quân sự của họ ở Donbass.
Điều này được đưa ra trong bối cảnh Nga tuyên bố rằng Ukraine đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công, nhằm vào các khu vực do quân ly khai nắm giữ ở phía đông Ukraine, cụ thể là các nước Cộng hòa Nhân dân Donyetsk và Lugansk tự xưng. Những vùng lãnh thổ này tuy nhận được sự hỗ trợ đáng kể của Nga nhưng vẫn không được Moscow công nhận về mặt ngoại giao.
Tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp và tình trạng nói chung là xuống cấp của Không quân Ukraine đã khiến S-300 bất đắc dĩ trở thành vũ khí phòng không mạnh nhất của đất nước này, mặc dù tên lửa chỉ dựa trên các biến thể tầm trung S-300P/PS/PT có từ thời những năm 1980.
Những tên lửa này đã từng được bán cho Mỹ với mục đích thử nghiệm và phần còn lại là các hệ thống kế thừa từ thời Liên Xô. Các hệ thống S-300 này có tính cơ động thấp hơn nhiều và do đó khả năng sống sót kém hơn so với các phiên bản mới trong biên chế của Nga, với công nghệ đi trước hơn 3 thập kỷ chẳng hạn như S-300V4.
S-300P/PS/PT không được thiết kế để phòng thủ các khu vực rộng lớn, thiếu khả năng phòng thủ nhiều lớp và cung cấp khả năng nhận thức tình huống hạn chế hơn nhiều. Đặc biệt là tuổi của các hệ thống tác chiến điện tử khiến chúng rất dễ bị tấn công bởi các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga.
Phiên bản S-300PT mà Ukraine đang sở hữu có sự cải tiến nhỏ từ hệ thống S-300P ban đầu và được đưa vào trang bị vào năm 1982; hệ thống sử dụng tên lửa 5V55KD, có tầm bắn 90 km và sử dụng phương pháp dẫn đường bằng radar bán chủ động đầu cuối, để nâng cao mức chính xác.
Tuy nhiên phiên bản S-300PT của Ukraine bị hạn chế do đầu đạn nhỏ (chỉ 133kg), tốc độ thấp (Mach 3.35), khả năng theo dõi và đồng thời tiêu diệt mục tiêu ít. Giá trị của hệ thống S-300PT trong biên chế Ukraine rất hạn chế, kém xa các biến thể S-300 mới.
Hệ thống phòng không S-300PT không có tên lửa tầm ngắn, đặc biệt là không có các biện pháp đối phó tác chiến điện tử, khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho một cuộc tấn công của Nga; đặc biệt là các loại tên lửa bức xạ chống radar.
Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng hệ thống S-300PT lại có nhiều sự tương đồng với những hệ thống S-300 của các đối thủ tiềm năng của Mỹ; hiện Nga cũng vẫn còn biên chế hệ thống S-300PS mới hơn, nhưng có nhiều điểm giống hệ thống S-300PT của Ukraine.
Một điểm yếu đáng chú ý khác là nếu S-300 Ukraine chiến đấu độc lập và không được bảo vệ bởi các hệ thống phòng không khác, thì hệ thống tên lửa này có thể sẽ nhanh chóng bị các loại tên lửa hành trình tầm thấp của Nga vô hiệu hóa.
Tuy nhiên, việc triển khai S-300 của Ukraine có thể báo hiệu ý định nối lại các hành động thù địch chống lại các nhóm ly khai do Nga hậu thuẫn, hoặc là một nỗ lực chuẩn bị và có thể ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine, mà các cường quốc phương Tây đã tuyên bố trong vài tuần có thể sắp xảy ra. Nguồn ảnh: Pinterest.