Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Ukraine nắm giữ trong tay một lượng lớn các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS, S-300PT và cả S-300V, nhưng vì thiếu tiền mà phần lớn chúng phải vào kho dự trữ hoặc bị bỏ mặc không ai quan tâm.Mãi tới gần đây tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Ukraine (Ukroboronprom) mới tiến hành đại tu nâng cấp, kéo dài thời hạn sử dụng cho một tổ hợp S-300PS và S-300V để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa quân đội.Số lượng những tổ hợp S-300 nói trên theo đánh giá là chưa đủ để Ukraine có thể đẩy lùi một cuộc tấn công đường không lớn nếu xảy ra chiến tranh với Nga, do vậy thật đáng ngạc nhiên khi Kiev vẫn tiếp tục xuất khẩu thứ vũ khí này.Mới đây chính quyền Ukraine thông báo họ đã bán cho Mỹ một khối lượng lớn vũ khí có từ thời Liên Xô, trong đó đáng chú ý nhất bao gồm cả những tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300.Mục đích của Mỹ khi mua S-300 từ Ukraine được nhận định là phục vụ cho luyện tập đối kháng, nhằm tìm cách qua mặt những tổ hợp S-300PM-2 Favorit và S-400 Triumf hiện đại của Nga.Tờ Military Watch của Mỹ bình luận: "Hiện tại quân đội Ukraine đang phải quay trở lại sử dụng những tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva mà họ đã loại biên từ lâu"."Cho nên thật đáng ngạc nhiên khi vào thời điểm này Kiev lại tiếp tục bán S-300 cho Mỹ, thậm chí khối lượng còn lớn nhất từ trước tới nay, điều này thực sự cần lời giải đáp".Về vấn đề này, tờ Reporter của Nga cho rằng: "Thực tế Ukraine không có hệ thống phòng không mới sau khi Liên Xô tan rã. Kiev vẫn dựa vào S-300PT và S-300PS của thập niên 1980 làm chủ lực lưới lửa bảo vệ bầu trời"."Nhưng số lượng S-300 của Ukraine vẫn tiếp tục suy giảm khi quốc gia này liên tục bán tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa này cho Mỹ, để Washington phát triển phương thức tác chiến tấn công đường không".Các chuyên gia quân sự cho rằng một trong những lý do chính khiến Ukraine tiếp tục bán hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Mỹ là do thiếu đạn tên lửa đánh chặn.Thống kê sơ bộ cho biết quân đội Ukraine đang sở hữu trên dưới 250 xe mang phóng tự hành của hệ thống S-300, tuy nhiên họ chỉ có khoảng 120 tên lửa dẫn đường.Điều này khiến Ukraine quyết định chuyển sang sử dụng các tổ hợp S-125 Neva cũ hơn nhưng đã được hiện đại hóa, khi chúng phóng tên lửa mà Ukraine đã làm chủ việc sản xuất.Hiện chưa rõ trong số các tổ hợp S-300 mà Ukraine bán cho Mỹ có đi kèm tên lửa đánh chặn, hay chỉ đơn thuần là các loại radar chức năng và xe mang phóng tự hành mà thôi.Nhưng có lẽ với những thành phần trên, Mỹ vẫn đủ sức tận dụng để tìm cách đánh bại những hệ thống phòng không S-400 Triumf hay S-300PM-2 Favorit của Nga, vì chúng đều dựa trên cơ sở S-300PT/PS.
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Ukraine nắm giữ trong tay một lượng lớn các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS, S-300PT và cả S-300V, nhưng vì thiếu tiền mà phần lớn chúng phải vào kho dự trữ hoặc bị bỏ mặc không ai quan tâm.
Mãi tới gần đây tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Ukraine (Ukroboronprom) mới tiến hành đại tu nâng cấp, kéo dài thời hạn sử dụng cho một tổ hợp S-300PS và S-300V để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa quân đội.
Số lượng những tổ hợp S-300 nói trên theo đánh giá là chưa đủ để Ukraine có thể đẩy lùi một cuộc tấn công đường không lớn nếu xảy ra chiến tranh với Nga, do vậy thật đáng ngạc nhiên khi Kiev vẫn tiếp tục xuất khẩu thứ vũ khí này.
Mới đây chính quyền Ukraine thông báo họ đã bán cho Mỹ một khối lượng lớn vũ khí có từ thời Liên Xô, trong đó đáng chú ý nhất bao gồm cả những tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300.
Mục đích của Mỹ khi mua S-300 từ Ukraine được nhận định là phục vụ cho luyện tập đối kháng, nhằm tìm cách qua mặt những tổ hợp S-300PM-2 Favorit và S-400 Triumf hiện đại của Nga.
Tờ Military Watch của Mỹ bình luận: "Hiện tại quân đội Ukraine đang phải quay trở lại sử dụng những tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva mà họ đã loại biên từ lâu".
"Cho nên thật đáng ngạc nhiên khi vào thời điểm này Kiev lại tiếp tục bán S-300 cho Mỹ, thậm chí khối lượng còn lớn nhất từ trước tới nay, điều này thực sự cần lời giải đáp".
Về vấn đề này, tờ Reporter của Nga cho rằng: "Thực tế Ukraine không có hệ thống phòng không mới sau khi Liên Xô tan rã. Kiev vẫn dựa vào S-300PT và S-300PS của thập niên 1980 làm chủ lực lưới lửa bảo vệ bầu trời".
"Nhưng số lượng S-300 của Ukraine vẫn tiếp tục suy giảm khi quốc gia này liên tục bán tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa này cho Mỹ, để Washington phát triển phương thức tác chiến tấn công đường không".
Các chuyên gia quân sự cho rằng một trong những lý do chính khiến Ukraine tiếp tục bán hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Mỹ là do thiếu đạn tên lửa đánh chặn.
Thống kê sơ bộ cho biết quân đội Ukraine đang sở hữu trên dưới 250 xe mang phóng tự hành của hệ thống S-300, tuy nhiên họ chỉ có khoảng 120 tên lửa dẫn đường.
Điều này khiến Ukraine quyết định chuyển sang sử dụng các tổ hợp S-125 Neva cũ hơn nhưng đã được hiện đại hóa, khi chúng phóng tên lửa mà Ukraine đã làm chủ việc sản xuất.
Hiện chưa rõ trong số các tổ hợp S-300 mà Ukraine bán cho Mỹ có đi kèm tên lửa đánh chặn, hay chỉ đơn thuần là các loại radar chức năng và xe mang phóng tự hành mà thôi.
Nhưng có lẽ với những thành phần trên, Mỹ vẫn đủ sức tận dụng để tìm cách đánh bại những hệ thống phòng không S-400 Triumf hay S-300PM-2 Favorit của Nga, vì chúng đều dựa trên cơ sở S-300PT/PS.