Phương tiện bay không người lái (UAV) trở nên phổ biến hơn trong chiến tranh hiện đại với giá thành rẻ, nhưng có nhiều khả năng mạnh mẽ từ trinh sát lẫn tìm kiếm, tiêu diệt mục tiêu. Vì vậy, quân đội nhiều nước bắt đầu quan tân nhiều đến những khí tài nhằm chống lại loại vũ khí này. Ảnh: Marinetimes.Tiêu biểu cho loại khí tài này là hệ thống có tên gọi Leonidas Expeditionary do hãng Epirus phát triển cho Quân đội Mỹ, hợp tác với Văn phòng Nghiên cứu Hải quân (ONR), Văn phòng Chống UAS Nhỏ hỗn hợp (JCO) và Phòng Thí nghiệm Chiến tranh của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Ảnh: Epius.Hệ thống HPM xung dài Leonidas Expeditionary - với tên chương trình là Expeditionary Directed Energy Counter-Swarm (ExDECS) - nằm trong hợp đồng trị giá 5,5 triệu USD được ONR trao cho Epirus. Ảnh: Epius.Epirus đặt tên cho hệ thống này theo chiến binh vĩ đại người Sparta, Leonidas sẽ được chuyển giao hệ thống HPM ExDECS hoàn chỉnh cho Phòng thí nghiệm Chiến tranh của Thủy quân Lục chiến Mỹ vào cuối năm 2024 theo một phần của hợp đồng. Ảnh: Wikipedia.Module chính của hệ thống này là một máy phát xung điện từ tầng số cao HPM C-UAS xung dài, trạng thái rắn, được xác định bằng phần mềm. Nó có thể gấp gọn để gắn trên xe kéo hạng nhẹ và triển khai sang trạng thái sẵn sàng chiến đầu trong vài phút. Ảnh: Epius.Leonidas Expeditionary có khả năng đánh bại bất kỳ số lượng UAV Nhóm 1 và UAV Nhóm 2 nào xâm nhập vào phạm vi bảo vệ của vũ khí. Hệ thống HPM ExDECS Leonidas cũng có thể tấn công liên tục nhiều nhóm mục tiêu. Ảnh: Epius.Dự kiến, hệ thống sẽ được tích hợp với Hệ thống chỉ huy và kiểm soát hàng không chung (CAC2S) của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, cùng với thử nghiệm thực địa và thử nghiệm đa nền tảng trong các tình huống để nâng cao năng lực phòng không mặt đất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Ảnh: Epius.Nó có thể được triển khai đa dạng trên bộ, hoặc trên tàu chiến nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tại bất cứ đâu mà lực lượng đối phương có thể sử dụng các phương tiện bay không người lái. Ảnh: Epius.Trong cùng một thời điểm giao tranh, Leonidas có thể đánh bại nhiều máy bay không người lái, bất kể chúng hoạt động theo dạng thức bầy đàn, hay riêng lẻ. Ảnh: Epius.Điểm nổi bật của Leonidas là kích thước nhỏ gọn, dễ điều khiển, cấu trúc dạng module cho phép cải tiến trong tương lai nhằm triển khai nhanh chóng mà không cần phải bổ sung phần cứng mới. Vì thế nó là phương tiện phù hợp bổ sung cho phòng không tầm thấp trong các hoạt động viễn chinh. Ảnh: Epius.Hệ thống được trang bị ăng-ten dạng chùm kỹ thuật số, giúp tối ưu hóa lượng điện năng sử dụng để "làm tan chảy" mục tiêu được chỉ định. Với Leonidas, người dùng cũng có thể lập một "vùng cấm bay", trong đó các UAV của "quân mình" có thể hoạt động an toàn, trong khi UAS của "quân địch" sẽ bị bắn hạ. Ảnh: Epius.Thiết kế cho phép nâng cấp liên tục và tối ưu hóa dạng sóng điện từ của hệ thống để "diệt gọn" các mục tiêu ở tầm xa hơn. Leonidas có thể được sử dụng để đồng thời xác định và vô hiệu hóa các bầy đàn drone. Nó cũng có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Ảnh: Epius.Bộ khuếch đại công suất giúp chùm sóng bắn ra lâu hơn với tốc độ nhanh hơn và tác động gần như ngay tức thì lên mục tiêu mà không lo bị quá nhiệt. Ảnh: Epius.
Epirus gần đây đã tham gia cuộc tập trận Coastal Trident (ANTX-CT24) của Hải quân Hoa Kỳ để chứng minh khả năng công nghệ của mình trong việc chống lại các tàu nổi tự hành (USV) - một mối đe dọa không kém phần phiền toái so với UAV.Mời độc giả xem thêm video "Vũ khí đáng sợ Leonidas Expeditionary diệt UAV trong chớp mắt". Nguồn video: Epirus.
Phương tiện bay không người lái (UAV) trở nên phổ biến hơn trong chiến tranh hiện đại với giá thành rẻ, nhưng có nhiều khả năng mạnh mẽ từ trinh sát lẫn tìm kiếm, tiêu diệt mục tiêu. Vì vậy, quân đội nhiều nước bắt đầu quan tân nhiều đến những khí tài nhằm chống lại loại vũ khí này. Ảnh: Marinetimes.
Tiêu biểu cho loại khí tài này là hệ thống có tên gọi Leonidas Expeditionary do hãng Epirus phát triển cho Quân đội Mỹ, hợp tác với Văn phòng Nghiên cứu Hải quân (ONR), Văn phòng Chống UAS Nhỏ hỗn hợp (JCO) và Phòng Thí nghiệm Chiến tranh của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Ảnh: Epius.
Hệ thống HPM xung dài Leonidas Expeditionary - với tên chương trình là Expeditionary Directed Energy Counter-Swarm (ExDECS) - nằm trong hợp đồng trị giá 5,5 triệu USD được ONR trao cho Epirus. Ảnh: Epius.
Epirus đặt tên cho hệ thống này theo chiến binh vĩ đại người Sparta, Leonidas sẽ được chuyển giao hệ thống HPM ExDECS hoàn chỉnh cho Phòng thí nghiệm Chiến tranh của Thủy quân Lục chiến Mỹ vào cuối năm 2024 theo một phần của hợp đồng. Ảnh: Wikipedia.
Module chính của hệ thống này là một máy phát xung điện từ tầng số cao HPM C-UAS xung dài, trạng thái rắn, được xác định bằng phần mềm. Nó có thể gấp gọn để gắn trên xe kéo hạng nhẹ và triển khai sang trạng thái sẵn sàng chiến đầu trong vài phút. Ảnh: Epius.
Leonidas Expeditionary có khả năng đánh bại bất kỳ số lượng UAV Nhóm 1 và UAV Nhóm 2 nào xâm nhập vào phạm vi bảo vệ của vũ khí. Hệ thống HPM ExDECS Leonidas cũng có thể tấn công liên tục nhiều nhóm mục tiêu. Ảnh: Epius.
Dự kiến, hệ thống sẽ được tích hợp với Hệ thống chỉ huy và kiểm soát hàng không chung (CAC2S) của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, cùng với thử nghiệm thực địa và thử nghiệm đa nền tảng trong các tình huống để nâng cao năng lực phòng không mặt đất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Ảnh: Epius.
Nó có thể được triển khai đa dạng trên bộ, hoặc trên tàu chiến nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tại bất cứ đâu mà lực lượng đối phương có thể sử dụng các phương tiện bay không người lái. Ảnh: Epius.
Trong cùng một thời điểm giao tranh, Leonidas có thể đánh bại nhiều máy bay không người lái, bất kể chúng hoạt động theo dạng thức bầy đàn, hay riêng lẻ. Ảnh: Epius.
Điểm nổi bật của Leonidas là kích thước nhỏ gọn, dễ điều khiển, cấu trúc dạng module cho phép cải tiến trong tương lai nhằm triển khai nhanh chóng mà không cần phải bổ sung phần cứng mới. Vì thế nó là phương tiện phù hợp bổ sung cho phòng không tầm thấp trong các hoạt động viễn chinh. Ảnh: Epius.
Hệ thống được trang bị ăng-ten dạng chùm kỹ thuật số, giúp tối ưu hóa lượng điện năng sử dụng để "làm tan chảy" mục tiêu được chỉ định. Với Leonidas, người dùng cũng có thể lập một "vùng cấm bay", trong đó các UAV của "quân mình" có thể hoạt động an toàn, trong khi UAS của "quân địch" sẽ bị bắn hạ. Ảnh: Epius.
Thiết kế cho phép nâng cấp liên tục và tối ưu hóa dạng sóng điện từ của hệ thống để "diệt gọn" các mục tiêu ở tầm xa hơn. Leonidas có thể được sử dụng để đồng thời xác định và vô hiệu hóa các bầy đàn drone. Nó cũng có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Ảnh: Epius.
Bộ khuếch đại công suất giúp chùm sóng bắn ra lâu hơn với tốc độ nhanh hơn và tác động gần như ngay tức thì lên mục tiêu mà không lo bị quá nhiệt. Ảnh: Epius.
Epirus gần đây đã tham gia cuộc tập trận Coastal Trident (ANTX-CT24) của Hải quân Hoa Kỳ để chứng minh khả năng công nghệ của mình trong việc chống lại các tàu nổi tự hành (USV) - một mối đe dọa không kém phần phiền toái so với UAV.
Mời độc giả xem thêm video "Vũ khí đáng sợ Leonidas Expeditionary diệt UAV trong chớp mắt". Nguồn video: Epirus.