Các ngôi làng tại Indonesia nổi tiếng với nền văn hóa địa phương đặc sắc đang thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các du khách từ Trung Đông. Tuy nhiên, tại những khu nghỉ dưỡng vùng núi, một hình thức dịch vụ gây tranh cãi đã nở rộ gần đây, đó là dịch vụ tổ chức kết hôn chớp choáng, trao đổi tình - tiền. (Ảnh minh họa)Với hình thức dịch vụ này, nam du khách thông qua các cơ quan trung gian để được giới thiệu phụ nữ địa phương, nhằm thiết lập những cuộc hôn nhân tạm thời đổi lấy một số tiền gọi là "sính lễ" từ 300 - 500 USD (khoảng 7,5 triệu đồng đến 12,4 triệu đồng).Trong cuộc hôn nhân ngắn ngủi chỉ diễn ra vài ngày này, người vợ sẽ phải quan hệ tình dục với người chồng. Khi người đàn ông kết thúc chuyến du lịch và rời khỏi Indonesia, cuộc hôn nhân tự động bị hủy bỏ.Theo báo Los Angeles Times, hiện tượng "hôn nhân chớp nhoáng" này đã trở thành một ngành công nghiệp sinh lợi tại Indonesia, thúc đẩy du lịch và đóng góp không nhỏ vào kinh tế địa phương.Trước đây, các cô gái thường được gia đình hoặc người quen giới thiệu cho du khách. Tuy nhiên, hiện nay quá trình này chủ yếu do các cơ quan môi giới đảm nhận để thuận tiện và nhanh chóng hơn.Một phụ nữ trẻ địa phương chia sẻ, cô đã tham gia vào dịch vụ hôn nhân chớp nhoáng hay hôn nhân tạm thời từ năm 17 tuổi. Mỗi lần kết hôn, cô nhận được từ 300 đến 500 USD, số tiền này giúp cô trang trải cuộc sống, trả tiền nhà và chăm sóc ông bà.Đến nay, cô đã trải qua hơn 15 cuộc hôn nhân như vậy, các "ông chồng tạm thời" đa số là du khách Trung Đông. Lần kết hôn đầu tiên của cô là với một người đàn ông hơn 50 tuổi đến từ Ả Rập Saudi, người này trả 850 USD (khoảng 21,1 triệu đồng) tiền sính lễ.Sau khi chia phần cho môi giới và người tổ chức hôn lễ, cô chỉ còn nhận khoảng một nửa số tiền. Năm ngày sau đám cưới, người chồng quay về nước và hai người "ly hôn".Theo tìm hiểu, hình thức "hôn nhân tạm thời" được cho là một phần trong văn hóa của cộng đồng Hồi giáo Shiite. Tuy nhiên, hình thức này đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều học giả và người dân, bao gồm cả những tín đồ Hồi giáo Shiite.Họ cho rằng nó đi ngược lại các giá trị đạo đức và tôn giáo. Luật pháp Indonesia hiện không công nhận loại hôn nhân này, vì nó vi phạm mục tiêu cơ bản của hôn nhân là xây dựng mối quan hệ gia đình ổn định và lâu dài. Những ai vi phạm luật hôn nhân Indonesia có thể đối mặt với án phạt hoặc thậm chí là tù giam. >>> Mời độc giả xem thêm video: Hôn nhân không tình yêu là lựa chọn phù hợp với giới trẻ hiện nay?
Các ngôi làng tại Indonesia nổi tiếng với nền văn hóa địa phương đặc sắc đang thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các du khách từ Trung Đông. Tuy nhiên, tại những khu nghỉ dưỡng vùng núi, một hình thức dịch vụ gây tranh cãi đã nở rộ gần đây, đó là dịch vụ tổ chức kết hôn chớp choáng, trao đổi tình - tiền. (Ảnh minh họa)
Với hình thức dịch vụ này, nam du khách thông qua các cơ quan trung gian để được giới thiệu phụ nữ địa phương, nhằm thiết lập những cuộc hôn nhân tạm thời đổi lấy một số tiền gọi là "sính lễ" từ 300 - 500 USD (khoảng 7,5 triệu đồng đến 12,4 triệu đồng).
Trong cuộc hôn nhân ngắn ngủi chỉ diễn ra vài ngày này, người vợ sẽ phải quan hệ tình dục với người chồng. Khi người đàn ông kết thúc chuyến du lịch và rời khỏi Indonesia, cuộc hôn nhân tự động bị hủy bỏ.
Theo báo Los Angeles Times, hiện tượng "hôn nhân chớp nhoáng" này đã trở thành một ngành công nghiệp sinh lợi tại Indonesia, thúc đẩy du lịch và đóng góp không nhỏ vào kinh tế địa phương.
Trước đây, các cô gái thường được gia đình hoặc người quen giới thiệu cho du khách. Tuy nhiên, hiện nay quá trình này chủ yếu do các cơ quan môi giới đảm nhận để thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Một phụ nữ trẻ địa phương chia sẻ, cô đã tham gia vào dịch vụ hôn nhân chớp nhoáng hay hôn nhân tạm thời từ năm 17 tuổi. Mỗi lần kết hôn, cô nhận được từ 300 đến 500 USD, số tiền này giúp cô trang trải cuộc sống, trả tiền nhà và chăm sóc ông bà.
Đến nay, cô đã trải qua hơn 15 cuộc hôn nhân như vậy, các "ông chồng tạm thời" đa số là du khách Trung Đông. Lần kết hôn đầu tiên của cô là với một người đàn ông hơn 50 tuổi đến từ Ả Rập Saudi, người này trả 850 USD (khoảng 21,1 triệu đồng) tiền sính lễ.
Sau khi chia phần cho môi giới và người tổ chức hôn lễ, cô chỉ còn nhận khoảng một nửa số tiền. Năm ngày sau đám cưới, người chồng quay về nước và hai người "ly hôn".
Theo tìm hiểu, hình thức "hôn nhân tạm thời" được cho là một phần trong văn hóa của cộng đồng Hồi giáo Shiite. Tuy nhiên, hình thức này đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều học giả và người dân, bao gồm cả những tín đồ Hồi giáo Shiite.
Họ cho rằng nó đi ngược lại các giá trị đạo đức và tôn giáo. Luật pháp Indonesia hiện không công nhận loại hôn nhân này, vì nó vi phạm mục tiêu cơ bản của hôn nhân là xây dựng mối quan hệ gia đình ổn định và lâu dài. Những ai vi phạm luật hôn nhân Indonesia có thể đối mặt với án phạt hoặc thậm chí là tù giam.