Tên lửa đạn đạo chiến thuật nhiên liệu rắn KN-23 do Triều Tiên sản xuất được coi là vũ khí tương tự 9M723 Iskander-M của Nga khi giống từ hình dáng đến tính năng kỹ chiến thuật cơ bản.Trên thực tế, như các chuyên gia quân sự quốc tế đã nhiều lần lưu ý, loại vũ khí này được các kỹ sư Triều Tiên độc lập tạo ra, bởi vì họ chưa từng nhận được bản vẽ thiết kế từ Nga mà tự quan sát và tạo ra sản phẩm.Cần nhấn mạnh, KN-23 là mã định danh NATO, còn tên quốc gia của loại tên lửa nói trên là Hwasong-11Ga. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, tầm bay tối đa tùy theo sửa đổi có thể đạt tới con số 900 km, đầu đạn của tên lửa khá mạnh khi trọng lượng lên tới 2.500 kg.KN-23 có khả năng cơ động tốt để tránh các hệ thống phòng không như MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất. Độ chính xác theo nhận xét ở mức chấp nhận được, nhưng độ tin cậy khi đối diện các tổ hợp tác chiến điện tử lại không cao, thể hiện qua thực tế chiến trường Ukraine.Một điểm thú vị đó là ngoài phiên bản bánh lốp, KN-23 còn có phiên bản bánh xích, được tạo ra trên cơ sở khung gầm sử dụng các bộ phận, cụm lắp ráp của xe tăng do ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên sản xuất.Các nền tảng dự phòng tương tự đã được tạo ra cho KN-24 - một hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật khác được nhận xét tương tự MGM-140 ATACMS nổi tiếng của Mỹ.Điều này được thực hiện để các bệ phóng tên lửa có thể di chuyển trên những dạng địa hình khó khăn, nơi mà ngay cả các phương tiện việt dã bánh lốp cũng khó lòng vượt qua một cách dễ dàng.Thậm chí gần đây còn có bức ảnh cho thấy tên lửa KN-23 còn được Triều Tiên ngụy trang bằng cách đưa lên tàu hỏa, họ khiến bệ phóng trông không khác gì một toa chở hàng thông thường, sẽ rất khó khăn để phát hiện ra vũ khí này.Trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin đồn về việc tên lửa KN-23 do Triều Tiên sản xuất đã có trong thành phần tác chiến của Quân đội Nga, khi những mảnh vỡ đặc trưng của vũ khí này được tìm thấy trên lãnh thổ Ukraine.Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) trong bài viết của họ đã trình bày tầm nhìn riêng về khả năng Triều Tiên cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga để sử dụng trên chiến trường Ukraine.Đầu tiên, các nhà phân tích của IISS không vội nói rằng người Nga đã nhận được bất kỳ loại tên lửa đạn đạo cụ thể nào từ Triều Tiên, họ chỉ nêu tên hai biến thể có khả năng xảy ra nhất - KN-23 và KN-24.Đồng thời điều thú vị là KN-24 được tuyên bố tầm phóng lên tới 400 km, trong khi các chuyên gia đến từ IISS khẳng định cự ly tác chiến được xác nhận lên tới 900 km đối với tên lửa KN-23.Vấn đề nữa là trước đây giới quan sát tin rằng "Kimskander" - biệt danh của KN-23, hay còn gọi là bản sao của Iskander-M do Triều Tiên chế tạo có thể tấn công đối phương ở cự ly lớn nhất là 690 km.KN-23 của Triều Tiên được cho là đã chứng minh tầm bắn theo xác nhận lên tới 900 km trong lần phóng thử vào tháng 6 năm 2023. Khi đó 2 tên lửa được bắn, quả KN-23 đầu tiên bay được 850 km, trong khi quả thứ hai - 900 km.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật nhiên liệu rắn KN-23 do Triều Tiên sản xuất được coi là vũ khí tương tự 9M723 Iskander-M của Nga khi giống từ hình dáng đến tính năng kỹ chiến thuật cơ bản.
Trên thực tế, như các chuyên gia quân sự quốc tế đã nhiều lần lưu ý, loại vũ khí này được các kỹ sư Triều Tiên độc lập tạo ra, bởi vì họ chưa từng nhận được bản vẽ thiết kế từ Nga mà tự quan sát và tạo ra sản phẩm.
Cần nhấn mạnh, KN-23 là mã định danh NATO, còn tên quốc gia của loại tên lửa nói trên là Hwasong-11Ga. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, tầm bay tối đa tùy theo sửa đổi có thể đạt tới con số 900 km, đầu đạn của tên lửa khá mạnh khi trọng lượng lên tới 2.500 kg.
KN-23 có khả năng cơ động tốt để tránh các hệ thống phòng không như MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất. Độ chính xác theo nhận xét ở mức chấp nhận được, nhưng độ tin cậy khi đối diện các tổ hợp tác chiến điện tử lại không cao, thể hiện qua thực tế chiến trường Ukraine.
Một điểm thú vị đó là ngoài phiên bản bánh lốp, KN-23 còn có phiên bản bánh xích, được tạo ra trên cơ sở khung gầm sử dụng các bộ phận, cụm lắp ráp của xe tăng do ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên sản xuất.
Các nền tảng dự phòng tương tự đã được tạo ra cho KN-24 - một hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật khác được nhận xét tương tự MGM-140 ATACMS nổi tiếng của Mỹ.
Điều này được thực hiện để các bệ phóng tên lửa có thể di chuyển trên những dạng địa hình khó khăn, nơi mà ngay cả các phương tiện việt dã bánh lốp cũng khó lòng vượt qua một cách dễ dàng.
Thậm chí gần đây còn có bức ảnh cho thấy tên lửa KN-23 còn được Triều Tiên ngụy trang bằng cách đưa lên tàu hỏa, họ khiến bệ phóng trông không khác gì một toa chở hàng thông thường, sẽ rất khó khăn để phát hiện ra vũ khí này.
Trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin đồn về việc tên lửa KN-23 do Triều Tiên sản xuất đã có trong thành phần tác chiến của Quân đội Nga, khi những mảnh vỡ đặc trưng của vũ khí này được tìm thấy trên lãnh thổ Ukraine.
Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) trong bài viết của họ đã trình bày tầm nhìn riêng về khả năng Triều Tiên cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga để sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Đầu tiên, các nhà phân tích của IISS không vội nói rằng người Nga đã nhận được bất kỳ loại tên lửa đạn đạo cụ thể nào từ Triều Tiên, họ chỉ nêu tên hai biến thể có khả năng xảy ra nhất - KN-23 và KN-24.
Đồng thời điều thú vị là KN-24 được tuyên bố tầm phóng lên tới 400 km, trong khi các chuyên gia đến từ IISS khẳng định cự ly tác chiến được xác nhận lên tới 900 km đối với tên lửa KN-23.
Vấn đề nữa là trước đây giới quan sát tin rằng "Kimskander" - biệt danh của KN-23, hay còn gọi là bản sao của Iskander-M do Triều Tiên chế tạo có thể tấn công đối phương ở cự ly lớn nhất là 690 km.
KN-23 của Triều Tiên được cho là đã chứng minh tầm bắn theo xác nhận lên tới 900 km trong lần phóng thử vào tháng 6 năm 2023. Khi đó 2 tên lửa được bắn, quả KN-23 đầu tiên bay được 850 km, trong khi quả thứ hai - 900 km.