Với việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo của Nga, đã góp phần quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh trên biển và an ninh quốc phòng nói chung của nước ta.Vũ khí tiến công chủ yếu của tàu ngầm lớp Kilo là tên lửa hành trình tiến công tầm xa Kalibr (phiên bản xuất khẩu gọi là Klub) và ngư lôi cỡ 533 mm. Vũ khí của tàu, nếu trang bị đủ là 18 ngư lôi và 4 tên lửa hành trình Klub.Têп lửa hành trình chống hạm 3M54 (còn gọi là SS-N-27, Sizzler hoặc Klub/Club) của Nga, ngoài tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển, còn có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền. Đây là vũ khí tiến công tầm xa, có khả năng răn đe cao.Tên lửa Klub hiện đang được sử dụng trên các tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và được xem là vũ khí tiến công rất hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, điều đó không phải lúc nào cũng luôn đúng như vậy, việc sử dụng hiệu quả loại tên lửa này hay không, còn phụ thuộc vào trình độ của từng quốc gia và từng phiên bản tàu ngầm Kilo.Ví dụ như Ấn Độ (một khách hàng lớn mua tàu ngầm Kilo và tên lửa Klub) đã nổi giận với người Nga trong quá khứ, vì những thất bại liên tiếp của tên lửa Klub, trong 6 lần phóng thử từ tàu ngầm INS Sindhuvijay lớp Kilo của Ấn Độ, ở ngoài khơi bờ biển Nga.Tàu ngầm INS Sindhuvijay đã đến Nga để nâng cấp và Ấn Độ từ chối trả tiền cho việc nâng cấp hay nhận lại tàu ngầm, chừng nào nào Nga khắc phục được các trục trặc với tên lửa; cuối cùng Nga đã làm được.Nhưng cũng phải lưu ý rằng, số tàu ngầm Kilo của Ấn Độ là số tàu ngầm cũ từng thuộc biên chế của Hải quân Liên Xô, được Nga thừa kế và bán lại cho Ấn Độ theo dạng vũ khí dư thừa, với số lượng 10 chiếc từ đầu thập niên 1990. Phiên bản này rất khác với phiên bản Kilo cải tiến (Đề án 636.3) mà Nga bán cho Algeria và Việt Nam sau này.Tên lửa Klub có trọng lượng 2 tấn, được phóng từ ống phóng lôi 533mm trên tàu ngầm lớp Kilo, các tên lửa 3M54 mang đầu ᵭạп nặng 200 kg. Các biến thể chống hạm có tầm bắn 300 km và tốc độ lên tới 3.000 km/h trong vài phút cuối cùng của giai đoạn bay cuối.Ngoài ra, còn có các biến thể phóng từ máy bay và tàu nổi. Biến thể tấn công mặt đất không có tốc độ cao ở giai đoạn bay cuối, nên có thể mang đầu đạn lớn hơn tới 400 kg.Điều khiến tên lửa 3M54 của tàu ngầm Kilo trở nên đặc biệt nguy hiểm khi tấn công tàu là ở giai đoạn bay tiếp cận cuối cùng (bắt đầu khi các tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km), lúc này tên lửa bất ngờ tăng tốc với độ cao chỉ khoảng 30m, khiến chúng khó bị phát hiện hơn.Với tốc độ tên lửa tương đối cao ở giai đoạn cuối (3.000 km/h), nghĩa là nó vượt qua 15 km cuối cùng trong chưa đầy 20 giây với độ cao cực thấp, khiến cho các loại vũ khí phòng thủ tên lửa, dẫu là hiện đại, cũng rất khó đánh chặn được tên lửa 3M54.Tên lửa 3M54 Klub tương tự với các tên lửa chống hạm thời chiến tranh Lạnh của Nga như 3M80 Moskit (Sunburn) và P-700 Granit (Shipwreck). Những tên lửa chống hạm này được coi là “các sát thủ tàu sân bay”, nhưng chưa biết cần bao nhiêu tên lửa này bắn trúng, để loại khỏi vòng chiến đấu hoặc đánh đắm nó.Tuy nhiên, tên lửa hành trình của Nga chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu và có tiếng là tính năng khá thất thường. Chất lượng thực sự của loại tên lửa này, vẫn bị giới quan sát phương Tây nghi ngờ.Mặc dù vậy, Moscow vân tin rằng, các tàu chiến của một số quốc gia trong khu vực, không có phương tiện phòng vệ hiệu quả, để chống lại các tên lửa như Klub, vì thế đây là loại vũ khí đem lại ưu thế cho Việt Nam.Các tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước 2.300 tấn khi chạy nổi, trang bị 6 ống phóng lôi và có thủy thủ đoàn 52 người. Chúng có thể chạy ngầm khoảng 700 km với tốc độ chạy êm với tốc độ 5 km/h. Tốc độ chạy ngầm tối đa là 32 km/h.Tàu Kilo có có thể hoạt động ngoài biển liên tục 45 ngày đêm, có thể chạy xa 12.000 km ở độ sâu kính tiềm vọng (sử dụng ống thông hơi để lấy không khí) với tốc độ 12 km/h. Sự kết hợp giữa đặc tính chạy êm và các tên lửa hành trình, làm cho tàu ngầm Kilo trở nên rất nguy hiểm đối với các tàu của đối phương.Với các tên lửa Klub, Việt Nam là quân đội duy nhất trên thế giới ngoài Nga, sở hữu cả 3 loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến và đáng sợ bậc nhất thế giới đó là Kh-35E (trang bị trên tàu mặt nước và máy bay chiến đấu Su-30); 2 loại siêu âm là Yakhont trang bị cho hệ thống tên lửa bờ Bastion-P và Klub phóng từ tàu ngầm Kilo.Truyền thông quốc tế cũng từng đăng tải thông tin, cho biết Việt Nam đang tính toán mua thêm hệ thống tên lửa bờ Bal-E, với biến thể mới là Kh-35UE, với tầm bắn xa gấp đôi (260 km) tên lửa chống hạm BrahMos.Ngoài ra, khi xét đến yếu tố thực tế là tất cả các loại tên lửa chống hạm của Việt Nam, đều có chế độ bắn ứng dụng chống mục tiêu bờ (như Ấn Độ đã sử dụng tên lửa chống hạm P-15 tấn công quân cảng Karachi của Pakistan năm 1971), hay khả năng cải tiến các tên lửa chống hạm thành vũ khí tấn công mặt đất chuyên dụng, thì càng tăng cường khả năng tiến công trên biển của hải quân ta. Nguồn ảnh: Pinterest/TL. Thủy thủ trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam được chăm sóc đặc biệt như thế nào? Nguồn: QPVN.
Với việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo của Nga, đã góp phần quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh trên biển và an ninh quốc phòng nói chung của nước ta.
Vũ khí tiến công chủ yếu của tàu ngầm lớp Kilo là tên lửa hành trình tiến công tầm xa Kalibr (phiên bản xuất khẩu gọi là Klub) và ngư lôi cỡ 533 mm. Vũ khí của tàu, nếu trang bị đủ là 18 ngư lôi và 4 tên lửa hành trình Klub.
Têп lửa hành trình chống hạm 3M54 (còn gọi là SS-N-27, Sizzler hoặc Klub/Club) của Nga, ngoài tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển, còn có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền. Đây là vũ khí tiến công tầm xa, có khả năng răn đe cao.
Tên lửa Klub hiện đang được sử dụng trên các tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và được xem là vũ khí tiến công rất hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, điều đó không phải lúc nào cũng luôn đúng như vậy, việc sử dụng hiệu quả loại tên lửa này hay không, còn phụ thuộc vào trình độ của từng quốc gia và từng phiên bản tàu ngầm Kilo.
Ví dụ như Ấn Độ (một khách hàng lớn mua tàu ngầm Kilo và tên lửa Klub) đã nổi giận với người Nga trong quá khứ, vì những thất bại liên tiếp của tên lửa Klub, trong 6 lần phóng thử từ tàu ngầm INS Sindhuvijay lớp Kilo của Ấn Độ, ở ngoài khơi bờ biển Nga.
Tàu ngầm INS Sindhuvijay đã đến Nga để nâng cấp và Ấn Độ từ chối trả tiền cho việc nâng cấp hay nhận lại tàu ngầm, chừng nào nào Nga khắc phục được các trục trặc với tên lửa; cuối cùng Nga đã làm được.
Nhưng cũng phải lưu ý rằng, số tàu ngầm Kilo của Ấn Độ là số tàu ngầm cũ từng thuộc biên chế của Hải quân Liên Xô, được Nga thừa kế và bán lại cho Ấn Độ theo dạng vũ khí dư thừa, với số lượng 10 chiếc từ đầu thập niên 1990. Phiên bản này rất khác với phiên bản Kilo cải tiến (Đề án 636.3) mà Nga bán cho Algeria và Việt Nam sau này.
Tên lửa Klub có trọng lượng 2 tấn, được phóng từ ống phóng lôi 533mm trên tàu ngầm lớp Kilo, các tên lửa 3M54 mang đầu ᵭạп nặng 200 kg. Các biến thể chống hạm có tầm bắn 300 km và tốc độ lên tới 3.000 km/h trong vài phút cuối cùng của giai đoạn bay cuối.
Ngoài ra, còn có các biến thể phóng từ máy bay và tàu nổi. Biến thể tấn công mặt đất không có tốc độ cao ở giai đoạn bay cuối, nên có thể mang đầu đạn lớn hơn tới 400 kg.
Điều khiến tên lửa 3M54 của tàu ngầm Kilo trở nên đặc biệt nguy hiểm khi tấn công tàu là ở giai đoạn bay tiếp cận cuối cùng (bắt đầu khi các tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km), lúc này tên lửa bất ngờ tăng tốc với độ cao chỉ khoảng 30m, khiến chúng khó bị phát hiện hơn.
Với tốc độ tên lửa tương đối cao ở giai đoạn cuối (3.000 km/h), nghĩa là nó vượt qua 15 km cuối cùng trong chưa đầy 20 giây với độ cao cực thấp, khiến cho các loại vũ khí phòng thủ tên lửa, dẫu là hiện đại, cũng rất khó đánh chặn được tên lửa 3M54.
Tên lửa 3M54 Klub tương tự với các tên lửa chống hạm thời chiến tranh Lạnh của Nga như 3M80 Moskit (Sunburn) và P-700 Granit (Shipwreck). Những tên lửa chống hạm này được coi là “các sát thủ tàu sân bay”, nhưng chưa biết cần bao nhiêu tên lửa này bắn trúng, để loại khỏi vòng chiến đấu hoặc đánh đắm nó.
Tuy nhiên, tên lửa hành trình của Nga chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu và có tiếng là tính năng khá thất thường. Chất lượng thực sự của loại tên lửa này, vẫn bị giới quan sát phương Tây nghi ngờ.
Mặc dù vậy, Moscow vân tin rằng, các tàu chiến của một số quốc gia trong khu vực, không có phương tiện phòng vệ hiệu quả, để chống lại các tên lửa như Klub, vì thế đây là loại vũ khí đem lại ưu thế cho Việt Nam.
Các tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước 2.300 tấn khi chạy nổi, trang bị 6 ống phóng lôi và có thủy thủ đoàn 52 người. Chúng có thể chạy ngầm khoảng 700 km với tốc độ chạy êm với tốc độ 5 km/h. Tốc độ chạy ngầm tối đa là 32 km/h.
Tàu Kilo có có thể hoạt động ngoài biển liên tục 45 ngày đêm, có thể chạy xa 12.000 km ở độ sâu kính tiềm vọng (sử dụng ống thông hơi để lấy không khí) với tốc độ 12 km/h. Sự kết hợp giữa đặc tính chạy êm và các tên lửa hành trình, làm cho tàu ngầm Kilo trở nên rất nguy hiểm đối với các tàu của đối phương.
Với các tên lửa Klub, Việt Nam là quân đội duy nhất trên thế giới ngoài Nga, sở hữu cả 3 loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến và đáng sợ bậc nhất thế giới đó là Kh-35E (trang bị trên tàu mặt nước và máy bay chiến đấu Su-30); 2 loại siêu âm là Yakhont trang bị cho hệ thống tên lửa bờ Bastion-P và Klub phóng từ tàu ngầm Kilo.
Truyền thông quốc tế cũng từng đăng tải thông tin, cho biết Việt Nam đang tính toán mua thêm hệ thống tên lửa bờ Bal-E, với biến thể mới là Kh-35UE, với tầm bắn xa gấp đôi (260 km) tên lửa chống hạm BrahMos.
Ngoài ra, khi xét đến yếu tố thực tế là tất cả các loại tên lửa chống hạm của Việt Nam, đều có chế độ bắn ứng dụng chống mục tiêu bờ (như Ấn Độ đã sử dụng tên lửa chống hạm P-15 tấn công quân cảng Karachi của Pakistan năm 1971), hay khả năng cải tiến các tên lửa chống hạm thành vũ khí tấn công mặt đất chuyên dụng, thì càng tăng cường khả năng tiến công trên biển của hải quân ta. Nguồn ảnh: Pinterest/TL.
Thủy thủ trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam được chăm sóc đặc biệt như thế nào? Nguồn: QPVN.