Hình ảnh tàu ngầm Kilo của Việt Nam khi đang lặn đã được công khai trên sóng truyền hình Quốc phòng Việt Nam. Đây có thể coi là lần đầu tiên tàu ngầm Kilo do hải quân Việt Nam sở hữu được lên sóng khi... đang lặn.Trước đó, chúng ta thường nhắc tới tàu ngầm Kilo qua những hình ảnh khi tàu đang nổi trên mặt nước.Là một tàu ngầm, tàu Kilo của Việt Nam chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình khi lặn. Thực tế thì trong giao tranh, các tàu ngầm sẽ rất dễ bị tổn thương khi nổi trên mặt nước.Hợp đồng mua tàu ngầm Kilo được Việt Nam ký kết với Nga năm 2009. Chúng ta đã đặt mua tổng cộng 6 tàu ngầm theo Đề án 636 Varshavyanka với giá trị hợp đồng kỷ lục, lên tới 2 tỷ USD.Cái tên Kilo mà truyền thông thường nhắc tới chỉ là định danh do NATO đặt cho lớp tàu ngầm này. Định danh dễ nhớ này của NATO thậm chí đã làm lu mờ đi "tên cúng cơm" mà Nga đặt cho lớp tàu ngầm này đó là Varshavyanka.Hợp đồng 2 tỷ USD được Việt Nam ký kết với Liên bang Nga bao gồm chi phí đóng mới hoàn toàn 6 tàu ngầm, chi phí huấn luyện thủy thủ Việt Nam kèm theo cung cấp thiết bị và kỹ thuật.Không chỉ là một trong những hợp đồng nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Việt Nam, hợp đồng bán 6 tàu ngầm Kilo cũng được đánh giá là hợp đồng xuất khẩu lớn kỷ lục của Nga.Nên nhớ rằng hợp đồng này được chúng ta ký kết với bạn từ năm 2009 - sớm hơn nhiều so với các hợp đồng vũ khí tỷ USD khác mà Nga ký kết với Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ sau này.Theo công bố của nhà sản xuất, tàu ngầm Kilo mà Việt Nam sở hữu có thể hoạt động tốt ở độ sâu 240 mét. Trong trường hợp khẩn cấp, tàu có thể lặn sâu tối đa 300 mét.Điểm đặc biệt của các tàu ngầm Kilo cũng như của phần lớn các tàu ngầm sử dụng động cơ điện - diesel hiện nay đó là tốc độ khi lặn của tàu sẽ nhanh hơn, so với tốc độ của tàu khi nổi.Đơn giản là do kiểu dáng của tàu được thiết kế để tối ưu hóa cho việc di chuyển dưới mặt nước. Việc di chuyển khi nổi với tàu ngầm là rất cần thiết, tuy nhiên khi nổi, tàu không thể phát huy được hết khả năng của mình.Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang sở hữu không phải tàu ngầm hạt nhân nên có thời gian và không gian hoạt động bị giới hạn. Cụ thể, tàu có thể hoạt động được 45 ngày trên biển, hoặc tối đa 13.900 km hải trình.Ngoài Việt Nam, trên thế giới hiện nay cũng có rất nhiều quốc gia đang sở hữu loại tàu ngầm Kilo này trong biên chế.Với số lượng 6 chiếc, Hải quân Việt Nam đang sở hữu số tàu ngầm Kilo nhiều thứ ba thế giới, sau hai quốc gia lớn khác là Nga (22 chiếc) và Ấn Độ (10 chiếc).Trong khi đó, số lượng tàu ngầm Kilo mà Việt Nam sở hữu nhiều gấp đôi Iran, gấp ba lần Trung Quốc và gấp 6 lần Ba Lan.Cận cảnh pha bắn thử tên lửa Klub từ tàu ngầm Kilo do Hải quân Việt Nam thực hiện.Bên trong tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam với các hệ thống điện tử hết sức tinh vi, hiện đại. Nguồn ảnh: TH. Thủy thủ tàu ngầm Kilo của Việt Nam được chăm sóc đặc biệt như thế nào?
Hình ảnh tàu ngầm Kilo của Việt Nam khi đang lặn đã được công khai trên sóng truyền hình Quốc phòng Việt Nam. Đây có thể coi là lần đầu tiên tàu ngầm Kilo do hải quân Việt Nam sở hữu được lên sóng khi... đang lặn.
Trước đó, chúng ta thường nhắc tới tàu ngầm Kilo qua những hình ảnh khi tàu đang nổi trên mặt nước.
Là một tàu ngầm, tàu Kilo của Việt Nam chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình khi lặn. Thực tế thì trong giao tranh, các tàu ngầm sẽ rất dễ bị tổn thương khi nổi trên mặt nước.
Hợp đồng mua tàu ngầm Kilo được Việt Nam ký kết với Nga năm 2009. Chúng ta đã đặt mua tổng cộng 6 tàu ngầm theo Đề án 636 Varshavyanka với giá trị hợp đồng kỷ lục, lên tới 2 tỷ USD.
Cái tên Kilo mà truyền thông thường nhắc tới chỉ là định danh do NATO đặt cho lớp tàu ngầm này. Định danh dễ nhớ này của NATO thậm chí đã làm lu mờ đi "tên cúng cơm" mà Nga đặt cho lớp tàu ngầm này đó là Varshavyanka.
Hợp đồng 2 tỷ USD được Việt Nam ký kết với Liên bang Nga bao gồm chi phí đóng mới hoàn toàn 6 tàu ngầm, chi phí huấn luyện thủy thủ Việt Nam kèm theo cung cấp thiết bị và kỹ thuật.
Không chỉ là một trong những hợp đồng nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Việt Nam, hợp đồng bán 6 tàu ngầm Kilo cũng được đánh giá là hợp đồng xuất khẩu lớn kỷ lục của Nga.
Nên nhớ rằng hợp đồng này được chúng ta ký kết với bạn từ năm 2009 - sớm hơn nhiều so với các hợp đồng vũ khí tỷ USD khác mà Nga ký kết với Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ sau này.
Theo công bố của nhà sản xuất, tàu ngầm Kilo mà Việt Nam sở hữu có thể hoạt động tốt ở độ sâu 240 mét. Trong trường hợp khẩn cấp, tàu có thể lặn sâu tối đa 300 mét.
Điểm đặc biệt của các tàu ngầm Kilo cũng như của phần lớn các tàu ngầm sử dụng động cơ điện - diesel hiện nay đó là tốc độ khi lặn của tàu sẽ nhanh hơn, so với tốc độ của tàu khi nổi.
Đơn giản là do kiểu dáng của tàu được thiết kế để tối ưu hóa cho việc di chuyển dưới mặt nước. Việc di chuyển khi nổi với tàu ngầm là rất cần thiết, tuy nhiên khi nổi, tàu không thể phát huy được hết khả năng của mình.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang sở hữu không phải tàu ngầm hạt nhân nên có thời gian và không gian hoạt động bị giới hạn. Cụ thể, tàu có thể hoạt động được 45 ngày trên biển, hoặc tối đa 13.900 km hải trình.
Ngoài Việt Nam, trên thế giới hiện nay cũng có rất nhiều quốc gia đang sở hữu loại tàu ngầm Kilo này trong biên chế.
Với số lượng 6 chiếc, Hải quân Việt Nam đang sở hữu số tàu ngầm Kilo nhiều thứ ba thế giới, sau hai quốc gia lớn khác là Nga (22 chiếc) và Ấn Độ (10 chiếc).
Trong khi đó, số lượng tàu ngầm Kilo mà Việt Nam sở hữu nhiều gấp đôi Iran, gấp ba lần Trung Quốc và gấp 6 lần Ba Lan.
Cận cảnh pha bắn thử tên lửa Klub từ tàu ngầm Kilo do Hải quân Việt Nam thực hiện.
Bên trong tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam với các hệ thống điện tử hết sức tinh vi, hiện đại. Nguồn ảnh: TH.
Thủy thủ tàu ngầm Kilo của Việt Nam được chăm sóc đặc biệt như thế nào?