Từ năm 1993 cho tới 2003, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền để mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga. Trong 10 năm đó, Trung Quốc đã mua những tổ hợp tên lửa S-300P, S-300PMU và S-300PMU2. Nguồn ảnh: Sina.Theo số liệu từ Nga, Trung Quốc đã nhận 4 tiểu đoàn S-300PMU, 8 tiểu đoàn S-300PMU1 và 12 tiểu đoàn S-300PMU2. Mỗi tiểu đoàn có 6 bệ phóng. Như vậy, Trung Quốc đã có 24 tiểu đoàn S-300 các loại với 144 tổ hợp phóng. Nguồn ảnh: Sina.Sau khi tích lũy kinh nghiệm khai thác các tổ hợp tên lửa S-300P, Trung Quốc đề nghị Nga cấp giấy phép tự sản xuất các tổ hợp này trên lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, bài học "hợp tác sản xuất" Su-27 giữa Nga và Trung Quốc đã khiến phía Nga buộc phải từ chối cấp giấy phép sản xuất S-300P cho Trung Quốc. Chính từ sự từ chối này, các tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc đã được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù tổ hợp tên lửa HQ-9 có rất nhiều điểm giống với S-300P nhưng chính những chuyên gia quân sự lỗi lạc của Nga cũng phải đánh giá rằng HQ-9 không phải là phiên bản sao chép của S-300P. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó, HQ-9 sử dụng tên lửa có kích thước khác với S-300P, radar điều khiển theo pha CJ-202 do Trung Quốc tự sản xuất. Thậm chí, tổ hợp phóng được đặt trên xe địa hình bốn cầu cũng do Trung Quốc tự sản xuất hoàn toàn. Nguồn ảnh: Sina.Tổ hợp phòng không HQ-9 của Trung Quốc có tầm bắn tối đa khoảng 125 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa 18 km, cự ly tiêu diệt mục tiêu tối thiểu 25 mét, cự ly tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo từ 7km đến 25km ở độ cao từ 2.000m đến 15.000m. Nguồn ảnh: Sina.Tổ hợp tên lửa đất đối không HQ-9 cũng được Trung Quốc mang đi xuất khẩu dưới tên FD-2000. Đáng nói là FD-2000 đã từng thắng thầu trong một hợp đồng mua sắm của Thổ Nhĩ Kỳ trước các đối thủ cực kỳ nặng ký như Patriot của Mỹ, S-400 của Nga và Aster của Châu Âu. Dù kết quả đấu thầu sau đó đã phải thay đổi do sức ép từ Mỹ, tuy nhiên điều này cũng khẳng định được lợi thế về giá cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu chiến đấu của HQ-9 Trung Quốc rõ ràng không phải là "dạng vừa". Nguồn ảnh: Wiki.Thậm chí, Trung Quốc hiện tại còn đang phát triển các phiên bản cải tiến của HQ-9 với tên gọi HQ-9A với hàng loạt các nâng cấp, cải tiến đáng giá giúp tăng cường hiệu suất chiến đấu của tổ hợp phòng không này lên một tầm cao mới. Với khả năng của Trung Quốc, rõ ràng việc các tổ hợp tên lửa phòng không của nước này nói chung và HQ-9 nói riêng có thể sánh ngang thập chí vượt mặt các đàn anh S-300PMU của nó. Nguồn ảnh: Army.Có thể nói, HQ-9 không những không phải hàng "nhái" như quan niệm bao đời nay về vũ khí Trung Quốc mà nó còn là một sản phẩm chứng minh sự tiến bộ trong ngành khoa học kỹ thuật quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: DW.
Từ năm 1993 cho tới 2003, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền để mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga. Trong 10 năm đó, Trung Quốc đã mua những tổ hợp tên lửa S-300P, S-300PMU và S-300PMU2. Nguồn ảnh: Sina.
Theo số liệu từ Nga, Trung Quốc đã nhận 4 tiểu đoàn S-300PMU, 8 tiểu đoàn S-300PMU1 và 12 tiểu đoàn S-300PMU2. Mỗi tiểu đoàn có 6 bệ phóng. Như vậy, Trung Quốc đã có 24 tiểu đoàn S-300 các loại với 144 tổ hợp phóng. Nguồn ảnh: Sina.
Sau khi tích lũy kinh nghiệm khai thác các tổ hợp tên lửa S-300P, Trung Quốc đề nghị Nga cấp giấy phép tự sản xuất các tổ hợp này trên lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, bài học "hợp tác sản xuất" Su-27 giữa Nga và Trung Quốc đã khiến phía Nga buộc phải từ chối cấp giấy phép sản xuất S-300P cho Trung Quốc. Chính từ sự từ chối này, các tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc đã được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù tổ hợp tên lửa HQ-9 có rất nhiều điểm giống với S-300P nhưng chính những chuyên gia quân sự lỗi lạc của Nga cũng phải đánh giá rằng HQ-9 không phải là phiên bản sao chép của S-300P. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó, HQ-9 sử dụng tên lửa có kích thước khác với S-300P, radar điều khiển theo pha CJ-202 do Trung Quốc tự sản xuất. Thậm chí, tổ hợp phóng được đặt trên xe địa hình bốn cầu cũng do Trung Quốc tự sản xuất hoàn toàn. Nguồn ảnh: Sina.
Tổ hợp phòng không HQ-9 của Trung Quốc có tầm bắn tối đa khoảng 125 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa 18 km, cự ly tiêu diệt mục tiêu tối thiểu 25 mét, cự ly tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo từ 7km đến 25km ở độ cao từ 2.000m đến 15.000m. Nguồn ảnh: Sina.
Tổ hợp tên lửa đất đối không HQ-9 cũng được Trung Quốc mang đi xuất khẩu dưới tên FD-2000. Đáng nói là FD-2000 đã từng thắng thầu trong một hợp đồng mua sắm của Thổ Nhĩ Kỳ trước các đối thủ cực kỳ nặng ký như Patriot của Mỹ, S-400 của Nga và Aster của Châu Âu. Dù kết quả đấu thầu sau đó đã phải thay đổi do sức ép từ Mỹ, tuy nhiên điều này cũng khẳng định được lợi thế về giá cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu chiến đấu của HQ-9 Trung Quốc rõ ràng không phải là "dạng vừa". Nguồn ảnh: Wiki.
Thậm chí, Trung Quốc hiện tại còn đang phát triển các phiên bản cải tiến của HQ-9 với tên gọi HQ-9A với hàng loạt các nâng cấp, cải tiến đáng giá giúp tăng cường hiệu suất chiến đấu của tổ hợp phòng không này lên một tầm cao mới. Với khả năng của Trung Quốc, rõ ràng việc các tổ hợp tên lửa phòng không của nước này nói chung và HQ-9 nói riêng có thể sánh ngang thập chí vượt mặt các đàn anh S-300PMU của nó. Nguồn ảnh: Army.
Có thể nói, HQ-9 không những không phải hàng "nhái" như quan niệm bao đời nay về vũ khí Trung Quốc mà nó còn là một sản phẩm chứng minh sự tiến bộ trong ngành khoa học kỹ thuật quân sự của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: DW.