Trong ảnh, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc vừa được trưng bày tại triển lãm quốc phòng Pakistan. Điều đó cho thấy quân đội nước này rất quan tâm đến hệ thống phòng không tầm xa do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: SinaTriển lãm trưng bày các sản phẩm quốc phòng nổi bật do công nghiệp quốc phòng Pakistan chế tạo. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif nói rằng chính phủ đã tổ chức cuộc họp cấp cao với Trung Quốc về việc mua hệ thống phòng không HQ-9. Ảnh: Sina Bên cạnh đề xuất mua hệ thống tên lửa HQ-9, Pakistan và Trung Quốc còn xúc tiến các hoạt động để mở rộng hơn nữa hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Ảnh: Sina HQ-9 là hệ thống phòng không tầm xa do Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) chế tạo và đưa vào sử dụng trong quân đội Trung Quốc từ cuối những năm 1990. Ảnh: WuxinghongqiHệ thống tên lửa HQ-9 có thiết kế giống với thiết kế danh tiếng S-300 của Nga, trong khi cơ chế dẫn đường giống Patriot của Mỹ. Ảnh: Plymouth Cảm biến chính của HQ-9 là radar tìm kiếm mục tiêu HT-233. Radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km và theo dõi mục tiêu ở cự ky 100km, tuy nhiên diện tích phản hồi radar RCS mà radar có khả năng phát hiện không được công bố. Ảnh: AusairpowerHệ thống có tầm tác chiến chống máy bay là 150 km, độ cao tối đa là 30 km. Các báo cáo của Trung Quốc cho rằng hệ thống có khả năng chống tên lửa đạn đạo tương tự như S-300PMU của Nga, tuy nhiên tính năng này chưa được kiểm chứng. Ảnh: AusairpowerPhiên bản nâng cấp HQ-9B có tầm bắn tối đa 200 km, phiên bản này được cho là sử dụng cảm biến kép kết hợp giữa radar bán chủ động và hồng ngoại. Ảnh: Chinanews Ngoài hệ thống sử dụng trên đất liền, HQ-9 còn được trang bị trên tàu khu trục lớp Type-052C/D, phiên bản này được gọi là HHQ-9. Ảnh: Plarealtal Nếu hợp đồng được xác nhận, Pakistan sẽ trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng không HQ-9. Trước đó, Trung Quốc đã nỗ lực tiếp thị hệ thống này cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công. Ảnh: DPA
Trong ảnh, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc vừa được trưng bày tại triển lãm quốc phòng Pakistan. Điều đó cho thấy quân đội nước này rất quan tâm đến hệ thống phòng không tầm xa do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Sina
Triển lãm trưng bày các sản phẩm quốc phòng nổi bật do công nghiệp quốc phòng Pakistan chế tạo. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif nói rằng chính phủ đã tổ chức cuộc họp cấp cao với Trung Quốc về việc mua hệ thống phòng không HQ-9. Ảnh: Sina
Bên cạnh đề xuất mua hệ thống tên lửa HQ-9, Pakistan và Trung Quốc còn xúc tiến các hoạt động để mở rộng hơn nữa hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Ảnh: Sina
HQ-9 là hệ thống phòng không tầm xa do Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) chế tạo và đưa vào sử dụng trong quân đội Trung Quốc từ cuối những năm 1990. Ảnh: Wuxinghongqi
Hệ thống tên lửa HQ-9 có thiết kế giống với thiết kế danh tiếng S-300 của Nga, trong khi cơ chế dẫn đường giống Patriot của Mỹ. Ảnh: Plymouth
Cảm biến chính của HQ-9 là radar tìm kiếm mục tiêu HT-233. Radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 150km và theo dõi mục tiêu ở cự ky 100km, tuy nhiên diện tích phản hồi radar RCS mà radar có khả năng phát hiện không được công bố. Ảnh: Ausairpower
Hệ thống có tầm tác chiến chống máy bay là 150 km, độ cao tối đa là 30 km. Các báo cáo của Trung Quốc cho rằng hệ thống có khả năng chống tên lửa đạn đạo tương tự như S-300PMU của Nga, tuy nhiên tính năng này chưa được kiểm chứng. Ảnh: Ausairpower
Phiên bản nâng cấp HQ-9B có tầm bắn tối đa 200 km, phiên bản này được cho là sử dụng cảm biến kép kết hợp giữa radar bán chủ động và hồng ngoại. Ảnh: Chinanews
Ngoài hệ thống sử dụng trên đất liền, HQ-9 còn được trang bị trên tàu khu trục lớp Type-052C/D, phiên bản này được gọi là HHQ-9. Ảnh: Plarealtal
Nếu hợp đồng được xác nhận, Pakistan sẽ trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng không HQ-9. Trước đó, Trung Quốc đã nỗ lực tiếp thị hệ thống này cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không thành công. Ảnh: DPA