Vào năm 2008, Nhật Bản phát triển thành công tên lửa chống hạm siêu thanh ASM-3. Giới truyền thông Nhật Bản cho rằng, ASM-3 sẽ trở thành “kẻ thù không đội trời chung” với hải quân Trung Quốc. Để rồi hơn mười năm sau, khi Hải quân Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và “kẻ thù không đội trời chung” năm nào đã không còn chỗ đứng>Trang web “Chiều sâu Nhật Bản” ngày 1/9 cho biết, loại tên lửa chống hạm siêu thanh ASM-3 do Nhật Bản phát triển trong hơn mười năm qua, sắp bị Lực lượng Phòng vệ bỏ rơi; vì nó có thể không có khả năng xuyên thủng được hệ thống phòng không của hải quân Trung Quốc.Theo thông tin, ngay từ năm 2003, tên lửa ASM-3 đã chính thức được đưa vào chương trình phát triển của Cơ quan Quốc phòng Nhật Bản (lúc đó chưa phải là Bộ Quốc phòng). Nhưng vấn đề là công việc phát triển liên quan đã bị trì hoãn đến năm 2018, trước khi dự án tên lửa chống hạm ASM-3 hoàn thành thử nghiệm cơ bản.Tên lửa chống hạm ASM-3 có thể được trang bị trên máy bay chiến đấu F-2 do Nhật Bản sản xuất và máy bay chiến đấu F-15J có trong biên chế Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản. ASM-3 có tốc độ tối đa gấp 3 lần tốc độ âm thanh và tầm bắn khoảng 200 km.Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Đối mặt với Hải quân Trung Quốc được trang bị số lượng lớn tàu khu trục phòng không 052C và 052D, thậm chí còn có hai tàu sân bay; Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản cho rằng, tầm bắn 200 km của tên lửa ASM-3 là quá ngắn và có thể không tiếp cận được tàu sân bay Trung Quốc.Vòng phòng thủ trên biển của Hải quân Trung Quốc hiện nay bao gồm máy bay chiến đấu trên hạm J-15 và nhiều tên lửa phòng không khu vực khác nhau; do đó Lực lượng Phòng vệ đã từ chối mua tên lửa ASM-3 và dự án tạm thời bị đình chỉ.Mãi đến tháng 12/2019, Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đầu tư 10,3 tỷ yên (tương đương 96,1 triệu USD), vào dự án phát triển tên lửa tốc độ siêu thanh ASM-3 cải tiến, với tầm bắn 400 km. Nhưng với tốc độ phát triển hiện nay của hải quân Trung Quốc, khả năng tên lửa phải tiếp tục mở rộng tầm bắn.Lực lượng Phòng vệ Trên không gần đây đã thông báo rằng, họ sẽ hủy bỏ việc tích hợp tên lửa chống hạm tầm xa LRASM do Mỹ sản xuất, do vấn đề chi phí trong dự án nâng cấp tiêm kích F-15J; và thay vào đó, là mua tên lửa chống hạm sản xuất trong nước sản xuất.Theo thông lệ trước đây của Nhật Bản, để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng nội địa, F-15J lẽ ra phải được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm ASM-3; nhưng Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ liệt kê 12 loại tên lửa chống hạm cận âm, nằm trong danh mục mua sắm liên quan.Cách tiếp cận bất thường này đã có thể giải thích vấn đề; bên cạnh đó, thái độ của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải thậm chí còn tiêu cực hơn. Thông thường, các nước chỉ một phát triển một loại tên lửa cơ bản, sau đó phát triển ra các phiên bản trên tàu, trên không và trên bộ; như tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ là ví dụ.Trước kia Nhật Bản cũng không ngoại lệ, sau khi Lực lượng Phòng vệ Trên không phát triển thành công tên lửa chống hạm phóng từ trên không ASM-1 vào năm 1980, nước này đã phát triển tên lửa đất đối hạm Type 88 SSM-1 dùng trên bộ và trên biển.Nhưng hiện nay Lực lượng Phòng vệ Hàng hải chưa bao giờ đề cập đến sử dụng tên lửa ASM-3 trên tàu chiến của nước này; thậm chí là ý tưởng trang bị tên lửa ASM-3 cho Lực lượng Phòng vệ Hàng hải.Trên thực tế, Lực lượng Phòng vệ không còn quan tâm đến tên lửa ASM-3, mà còn không đề cập đến tên lửa ASM-3 trong dự thảo ngân sách quốc phòng của Nhật Bản gần đây. Thay vào đó, họ tập trung vào các mẫu cải tiến của tên lửa cận âm Type 12, bom lướt siêu âm và các dự án khác.Vậy cây hỏi đặt ra là tại sao lại có tình trạng như vậy? Theo báo cáo, Hải quân Mỹ cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, thì để có thể đột phá hỏa lực phòng không của hạm đội PLA, cần phải có vũ khí siêu thanh hoặc tính năng tàng hình cực mạnh và thông minh.Do đó, trong khi đầu tư phát triển vũ khí siêu thanh, Hải quân Mỹ cũng mua loại “Tên lửa tấn công của Hải quân” thông minh do Na Uy phát triển. Loại này có kích thước nhỏ, có khả năng bay ở độ cao cực thấp, có khả năng tàng hình và khả năng tạo thành tập hợp lớn, để tiến công đồng loạt vào một mục tiêu.Chịu ảnh hưởng của Hải quân Mỹ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu không có khả năng tàng hình, muốn xuyên thủng hỏa lực phòng không của PLA, phải dựa vào tên lửa siêu thanh có tốc độ Mach 6-8; giống như tên lửa Zircon của Nga đang tiến hành thử nghiệm.Trong khi tốc độ Mach 3 của tên lửa chống hạm siêu thanh ASM-3 rõ ràng là chưa đủ tốc độ, khiến cho vị thế “sát thủ tàu sân bay” vốn đã phát triển gần 30 năm của Nhật Bản đã bị lạc hậu trước khi tiến hành trang bị loạt.Theo thông tin, nếu việc mua sắm bị bỏ hoàn toàn, dự án vũ khí sản xuất trong nước trị giá hàng trăm triệu USD này sẽ thất bại hoàn toàn. Để “khích lệ, động viên”, Bộ Quốc phòng nước này đồng ý mua từ 20-30 tên lửa ASM-3; nhưng chắc chắn là họ sẽ không trang bị số lượng lớn loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Pinterest. Tên lửa hành trình Zircon của Nga là "hình mẫu lý tưởng" cho mọi loại tên lửa hành trình chống hạm sau này. Nguồn: Sputnik.
Vào năm 2008, Nhật Bản phát triển thành công tên lửa chống hạm siêu thanh ASM-3. Giới truyền thông Nhật Bản cho rằng, ASM-3 sẽ trở thành “kẻ thù không đội trời chung” với hải quân Trung Quốc. Để rồi hơn mười năm sau, khi Hải quân Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và “kẻ thù không đội trời chung” năm nào đã không còn chỗ đứng>
Trang web “Chiều sâu Nhật Bản” ngày 1/9 cho biết, loại tên lửa chống hạm siêu thanh ASM-3 do Nhật Bản phát triển trong hơn mười năm qua, sắp bị Lực lượng Phòng vệ bỏ rơi; vì nó có thể không có khả năng xuyên thủng được hệ thống phòng không của hải quân Trung Quốc.
Theo thông tin, ngay từ năm 2003, tên lửa ASM-3 đã chính thức được đưa vào chương trình phát triển của Cơ quan Quốc phòng Nhật Bản (lúc đó chưa phải là Bộ Quốc phòng). Nhưng vấn đề là công việc phát triển liên quan đã bị trì hoãn đến năm 2018, trước khi dự án tên lửa chống hạm ASM-3 hoàn thành thử nghiệm cơ bản.
Tên lửa chống hạm ASM-3 có thể được trang bị trên máy bay chiến đấu F-2 do Nhật Bản sản xuất và máy bay chiến đấu F-15J có trong biên chế Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản. ASM-3 có tốc độ tối đa gấp 3 lần tốc độ âm thanh và tầm bắn khoảng 200 km.
Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Đối mặt với Hải quân Trung Quốc được trang bị số lượng lớn tàu khu trục phòng không 052C và 052D, thậm chí còn có hai tàu sân bay; Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản cho rằng, tầm bắn 200 km của tên lửa ASM-3 là quá ngắn và có thể không tiếp cận được tàu sân bay Trung Quốc.
Vòng phòng thủ trên biển của Hải quân Trung Quốc hiện nay bao gồm máy bay chiến đấu trên hạm J-15 và nhiều tên lửa phòng không khu vực khác nhau; do đó Lực lượng Phòng vệ đã từ chối mua tên lửa ASM-3 và dự án tạm thời bị đình chỉ.
Mãi đến tháng 12/2019, Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đầu tư 10,3 tỷ yên (tương đương 96,1 triệu USD), vào dự án phát triển tên lửa tốc độ siêu thanh ASM-3 cải tiến, với tầm bắn 400 km. Nhưng với tốc độ phát triển hiện nay của hải quân Trung Quốc, khả năng tên lửa phải tiếp tục mở rộng tầm bắn.
Lực lượng Phòng vệ Trên không gần đây đã thông báo rằng, họ sẽ hủy bỏ việc tích hợp tên lửa chống hạm tầm xa LRASM do Mỹ sản xuất, do vấn đề chi phí trong dự án nâng cấp tiêm kích F-15J; và thay vào đó, là mua tên lửa chống hạm sản xuất trong nước sản xuất.
Theo thông lệ trước đây của Nhật Bản, để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng nội địa, F-15J lẽ ra phải được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm ASM-3; nhưng Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ liệt kê 12 loại tên lửa chống hạm cận âm, nằm trong danh mục mua sắm liên quan.
Cách tiếp cận bất thường này đã có thể giải thích vấn đề; bên cạnh đó, thái độ của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải thậm chí còn tiêu cực hơn. Thông thường, các nước chỉ một phát triển một loại tên lửa cơ bản, sau đó phát triển ra các phiên bản trên tàu, trên không và trên bộ; như tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ là ví dụ.
Trước kia Nhật Bản cũng không ngoại lệ, sau khi Lực lượng Phòng vệ Trên không phát triển thành công tên lửa chống hạm phóng từ trên không ASM-1 vào năm 1980, nước này đã phát triển tên lửa đất đối hạm Type 88 SSM-1 dùng trên bộ và trên biển.
Nhưng hiện nay Lực lượng Phòng vệ Hàng hải chưa bao giờ đề cập đến sử dụng tên lửa ASM-3 trên tàu chiến của nước này; thậm chí là ý tưởng trang bị tên lửa ASM-3 cho Lực lượng Phòng vệ Hàng hải.
Trên thực tế, Lực lượng Phòng vệ không còn quan tâm đến tên lửa ASM-3, mà còn không đề cập đến tên lửa ASM-3 trong dự thảo ngân sách quốc phòng của Nhật Bản gần đây. Thay vào đó, họ tập trung vào các mẫu cải tiến của tên lửa cận âm Type 12, bom lướt siêu âm và các dự án khác.
Vậy cây hỏi đặt ra là tại sao lại có tình trạng như vậy? Theo báo cáo, Hải quân Mỹ cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, thì để có thể đột phá hỏa lực phòng không của hạm đội PLA, cần phải có vũ khí siêu thanh hoặc tính năng tàng hình cực mạnh và thông minh.
Do đó, trong khi đầu tư phát triển vũ khí siêu thanh, Hải quân Mỹ cũng mua loại “Tên lửa tấn công của Hải quân” thông minh do Na Uy phát triển. Loại này có kích thước nhỏ, có khả năng bay ở độ cao cực thấp, có khả năng tàng hình và khả năng tạo thành tập hợp lớn, để tiến công đồng loạt vào một mục tiêu.
Chịu ảnh hưởng của Hải quân Mỹ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu không có khả năng tàng hình, muốn xuyên thủng hỏa lực phòng không của PLA, phải dựa vào tên lửa siêu thanh có tốc độ Mach 6-8; giống như tên lửa Zircon của Nga đang tiến hành thử nghiệm.
Trong khi tốc độ Mach 3 của tên lửa chống hạm siêu thanh ASM-3 rõ ràng là chưa đủ tốc độ, khiến cho vị thế “sát thủ tàu sân bay” vốn đã phát triển gần 30 năm của Nhật Bản đã bị lạc hậu trước khi tiến hành trang bị loạt.
Theo thông tin, nếu việc mua sắm bị bỏ hoàn toàn, dự án vũ khí sản xuất trong nước trị giá hàng trăm triệu USD này sẽ thất bại hoàn toàn. Để “khích lệ, động viên”, Bộ Quốc phòng nước này đồng ý mua từ 20-30 tên lửa ASM-3; nhưng chắc chắn là họ sẽ không trang bị số lượng lớn loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tên lửa hành trình Zircon của Nga là "hình mẫu lý tưởng" cho mọi loại tên lửa hành trình chống hạm sau này. Nguồn: Sputnik.