Việc khẩn trương triển khai chương trình mua sắm tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa ASM-3A, nhằm tăng cường sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản để đối phó với Hải quân Trung Quốc, đang có xu hướng “lấn lướt” hải quân Nhật Bản trong thời gian gần đây. Ảnh: Tên lửa ASM-3A – Nguồn: Kyodo NewsVới việc Trung Quốc liên tục đưa hàng chục tàu chiến có lượng giãn nước trên 5.000 tấn vào nhập biên một năm, góp phần đưa hải quân Trung Quốc từ một lực lượng tác chiến ở vùng “nước nâu”, sang tác chiến tại các vùng “nước xanh”; trực tiếp đe dọa an ninh Nhật Bản. Ảnh: Tàu khu trục lớp Type 055 của Hải quân Trung Quốc – Nguồn: SinaHiện nay tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang trở lên căng thẳng, bởi những động thái quyết liệt từ cả hai nước; Trung Quốc hiện vẫn cho triển khai các tàu hải quân, thực hiện công tác tuần tra tại các vùng hải phận lân cận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Nguồn: Kyodo NewsĐể chống lại mối đe dọa từ nước ngoài, Nhật Bản đã sản xuất hàng loạt tên lửa chống hạm tầm xa ASM-3; đây là loại tên lửa chống hạm phóng từ trên không (ASM), sử dụng nhiên liệu rắn để hành trình đạt tốc độ siêu thanh (trên Mach 3). Tầm bắn khoảng 200 km (108 hải lý). Ảnh: Máy bay chiến đấu F-2 mang tên lửa ASM-3A – Nguồn: NavalnewsNăm 2017, Nhật Bản đã sử dụng một tàu của Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản (đã loại biên), để tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật với loại tên lửa này. Công việc phát triển ASM-3 đã hoàn thành vào năm 2018 và việc mua sắm đáng lẽ bắt đầu vào năm tài chính 2019. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-2 mang tên lửa ASM-3A – Nguồn: NavalnewsNhưng do hệ thống phòng không ngày càng tiên tiến của các tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc, nên ASM-3 đã bị hoãn đưa vào biên chế và quá trình nâng cấp ASM-3 bắt đầu. Phiên bản nâng cấp có tên là ASM-3A, dựa trên mẫu ASM-3, nhưng có tầm bắn xa hơn. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-2 mang tên lửa ASM-3A – Nguồn: NavalnewsHiện chưa rõ chi tiết cụ thể về ASM-3A, vì công việc nghiên cứu và phát triển chỉ mới bắt đầu. Tuy nhiên, ASM-3A sẽ vẫn được sản xuất để đối phó với áp lực ngày càng tăng trên biển; và loại tên lửa này được phóng ngoài tầm bắn của tên lửa phòng không hạm đội Trung Quốc hiện nay. Ảnh: Quỹ đạo phóng tên lửa ASM-3A – Nguồn: SinaTheo kế hoạch hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) sẽ triển khai 3 loại tên lửa chống hạm khác nhau gồm tên lửa tấn công liên hợp (JSM) trang bị trên máy bay chiến đấu tàng hình F-35; tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), được trang bị cho phi đội F-15J/DJ mới được trang bị và sắp được nâng cấp. Ảnh: Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo NewsLý do tại sao Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản triển khai nhiều loại tên lửa chống hạm, lý do chủ yếu là họ tính toán sử dụng hiệu suất của các loại tên lửa khác nhau, nhằm đột phá hệ thống phòng không nhiều tầng của đối phương. Ảnh: Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo NewsVí dụ, ưu điểm của tên lửa JSM là khó bị radar của đối phương phát hiện, nhưng tầm bắn của nó quá ngắn (chỉ từ 100 đến 300 hải lý), trong khi LRASM tầm xa có tầm bay khoảng 432 hải lý, nhưng tốc độ bay vẫn là cận âm. Ảnh: Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM - Nguồn: WikipediaCòn loại tên lửa ASM-3A sẽ xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương nhờ tốc độ, với tốc độ siêu thanh xấp xỉ Mach 3, nhưng tầm bắn của nó nhỏ hơn tên lửa LRASM. Nhưng nếu sử dụng ba tên lửa cùng lúc, Hải quân Trung Quốc sẽ phải áp dụng nhiều hệ thống phòng không khác nhau, điều này sẽ gây gánh nặng cho hệ thống phòng không hạm của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa ASM-3A – Nguồn: Kyodo NewsNgoài tên lửa ASM phóng từ trên không của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) cũng đang phát triển một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới, có tầm bắn đến 2.000 km (1.080 hải lý). Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm Type-12 của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo NewsVới tiềm lực công nghệ cũng như sức mạnh kinh tế, Nhật Bản cũng không đứng ngoài cuộc đua phát triển tên lửa tốc độ siêu vượt thanh; theo thông tin mới nhất, Nhật Bản cũng đang phát triển một loại tên lửa chống hạm siêu thanh với tốc độ cực cao (HVGP), chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu hải quân có giá trị cao. Ảnh: Đồ họa tên lửa siêu vượt thanh của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo NewsXác suất sử dụng những tên lửa này để bắn trúng tàu địch sẽ trở nên cực kỳ cao. Đây là những phương tiện được gọi là công nghệ quốc phòng tương lai của Nhật Bản, để đối phó với “sức mạnh” Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Đồ họa tên lửa siêu vượt thanh của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo News Nhật Bản thử nghiệm tên lửa ASM-3A
Việc khẩn trương triển khai chương trình mua sắm tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa ASM-3A, nhằm tăng cường sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản để đối phó với Hải quân Trung Quốc, đang có xu hướng “lấn lướt” hải quân Nhật Bản trong thời gian gần đây. Ảnh: Tên lửa ASM-3A – Nguồn: Kyodo News
Với việc Trung Quốc liên tục đưa hàng chục tàu chiến có lượng giãn nước trên 5.000 tấn vào nhập biên một năm, góp phần đưa hải quân Trung Quốc từ một lực lượng tác chiến ở vùng “nước nâu”, sang tác chiến tại các vùng “nước xanh”; trực tiếp đe dọa an ninh Nhật Bản. Ảnh: Tàu khu trục lớp Type 055 của Hải quân Trung Quốc – Nguồn: Sina
Hiện nay tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang trở lên căng thẳng, bởi những động thái quyết liệt từ cả hai nước; Trung Quốc hiện vẫn cho triển khai các tàu hải quân, thực hiện công tác tuần tra tại các vùng hải phận lân cận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Nguồn: Kyodo News
Để chống lại mối đe dọa từ nước ngoài, Nhật Bản đã sản xuất hàng loạt tên lửa chống hạm tầm xa ASM-3; đây là loại tên lửa chống hạm phóng từ trên không (ASM), sử dụng nhiên liệu rắn để hành trình đạt tốc độ siêu thanh (trên Mach 3). Tầm bắn khoảng 200 km (108 hải lý). Ảnh: Máy bay chiến đấu F-2 mang tên lửa ASM-3A – Nguồn: Navalnews
Năm 2017, Nhật Bản đã sử dụng một tàu của Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật Bản (đã loại biên), để tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật với loại tên lửa này. Công việc phát triển ASM-3 đã hoàn thành vào năm 2018 và việc mua sắm đáng lẽ bắt đầu vào năm tài chính 2019. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-2 mang tên lửa ASM-3A – Nguồn: Navalnews
Nhưng do hệ thống phòng không ngày càng tiên tiến của các tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc, nên ASM-3 đã bị hoãn đưa vào biên chế và quá trình nâng cấp ASM-3 bắt đầu. Phiên bản nâng cấp có tên là ASM-3A, dựa trên mẫu ASM-3, nhưng có tầm bắn xa hơn. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-2 mang tên lửa ASM-3A – Nguồn: Navalnews
Hiện chưa rõ chi tiết cụ thể về ASM-3A, vì công việc nghiên cứu và phát triển chỉ mới bắt đầu. Tuy nhiên, ASM-3A sẽ vẫn được sản xuất để đối phó với áp lực ngày càng tăng trên biển; và loại tên lửa này được phóng ngoài tầm bắn của tên lửa phòng không hạm đội Trung Quốc hiện nay. Ảnh: Quỹ đạo phóng tên lửa ASM-3A – Nguồn: Sina
Theo kế hoạch hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) sẽ triển khai 3 loại tên lửa chống hạm khác nhau gồm tên lửa tấn công liên hợp (JSM) trang bị trên máy bay chiến đấu tàng hình F-35; tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), được trang bị cho phi đội F-15J/DJ mới được trang bị và sắp được nâng cấp. Ảnh: Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo News
Lý do tại sao Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản triển khai nhiều loại tên lửa chống hạm, lý do chủ yếu là họ tính toán sử dụng hiệu suất của các loại tên lửa khác nhau, nhằm đột phá hệ thống phòng không nhiều tầng của đối phương. Ảnh: Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15J của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo News
Ví dụ, ưu điểm của tên lửa JSM là khó bị radar của đối phương phát hiện, nhưng tầm bắn của nó quá ngắn (chỉ từ 100 đến 300 hải lý), trong khi LRASM tầm xa có tầm bay khoảng 432 hải lý, nhưng tốc độ bay vẫn là cận âm. Ảnh: Tên lửa chống hạm tầm xa LRASM - Nguồn: Wikipedia
Còn loại tên lửa ASM-3A sẽ xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương nhờ tốc độ, với tốc độ siêu thanh xấp xỉ Mach 3, nhưng tầm bắn của nó nhỏ hơn tên lửa LRASM. Nhưng nếu sử dụng ba tên lửa cùng lúc, Hải quân Trung Quốc sẽ phải áp dụng nhiều hệ thống phòng không khác nhau, điều này sẽ gây gánh nặng cho hệ thống phòng không hạm của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa ASM-3A – Nguồn: Kyodo News
Ngoài tên lửa ASM phóng từ trên không của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) cũng đang phát triển một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới, có tầm bắn đến 2.000 km (1.080 hải lý). Ảnh: Tên lửa hành trình chống hạm Type-12 của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo News
Với tiềm lực công nghệ cũng như sức mạnh kinh tế, Nhật Bản cũng không đứng ngoài cuộc đua phát triển tên lửa tốc độ siêu vượt thanh; theo thông tin mới nhất, Nhật Bản cũng đang phát triển một loại tên lửa chống hạm siêu thanh với tốc độ cực cao (HVGP), chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu hải quân có giá trị cao. Ảnh: Đồ họa tên lửa siêu vượt thanh của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo News
Xác suất sử dụng những tên lửa này để bắn trúng tàu địch sẽ trở nên cực kỳ cao. Đây là những phương tiện được gọi là công nghệ quốc phòng tương lai của Nhật Bản, để đối phó với “sức mạnh” Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Đồ họa tên lửa siêu vượt thanh của Nhật Bản – Nguồn: Kyodo News
Nhật Bản thử nghiệm tên lửa ASM-3A