Trong nhiều năm trở lại, xe thiết giáp BTR-50 được trang bị phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh Biên giới Tây Nam 1979 vắng bóng hoàn toàn trong nhiều cuộc diễn tập của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tưởng như chúng có thể đã nghỉ hưu, thế nhưng rất bất ngờ khi mới đây trong cuộc diễn tập của Lữ đoàn tăng 201, các xe thiết giáp chở quân BTR-50 đã tái xuất. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBóng dáng của BTR-50 không được thể hiện hết trong đoạn clip được quay bởi Kênh QPVN, thế nhưng qua một số đặc điểm sơ bộ khung thân có thể nhận ra đó chính là "taxi chiến trường" BTR-50. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBTR-50 có phần khung thân rất giống với xe tăng hạng nhẹ PT-76. Đúng hơn là BTR-50 vốn là phiên bản dùng cho nhiệm vụ chở quân chiến trường được phát triển từ PT-76. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBTR-50 là xe thiết giáp chở quân lội nước được Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1950 trên cơ sở khung gầm xe tăng lội nước PT-76. Hàng nghìn chiếc BTR-50 đã được Liên Xô chế tạo trong giai đoạn 1954-1970 xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Có một điểm đáng lưu ý là, BTR-50 là mẫu xe thiết giáp bánh xích hiếm hoi được Liên Xô phát triển thời kỳ này. Hầu như, sau này Liên Xô chỉ tập trung vào thiết giáp bánh lốp. Nguồn ảnh: WikipediaTheo một số tài liệu, năm 1971, Việt Nam đã nhận được những chiếc xe thiết giáp BTR-50 đầu tiên. Ảnh: đơn vị hỗn hợp BTR-50PK và xe tăng lội nước PT-76 trước giờ xuất trận tham gia chiến dịch lớn. Nguồn ảnh: Otavaga 2004Bộ đội thông tin nghiên cứu lắp đặt mạng lưới thông tin trên xe thiết giáp BTR-50PK trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Bảo tàng tăng - thiết giápNgoài trang bị BTR-50PK cho lực lượng tăng thiết giáp Lục quân, sau này khi hình thành Binh chủng Hải quân Đánh bộ, BTR-50PK được chuyển sang cho cả Hải quân. Ảnh: thiết giáp BTR-50PK rời tàu đổ bộ lớn của Hải quân Nhân dân Việt Nam tham gia đánh chiếm mục tiêu hải cảng quan trọng của Khmer Đỏ, cứu giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng. Nguồn ảnh: quansuvnXe thiết giáp chở quân BTR-50 có trọng lượng chiến đấu 14,5 tấn, dài 7,08m, rộng 3,14m, cao 2,03m. Kiểu dáng của xe được đánh giá là giống cái thuyền như PT-76. Tuy nhiên, cấu trúc trong xe là khác biệt hoàn toàn với khoang lái ở phía trước, khoang chở quân ở giữa và sau cùng là khoang động cơ. Nguồn ảnh: WikipediaTheo nhà sản xuất, BTR-50 có khả năng chở đến 20 binh sĩ trên xe, họ sẽ ra vào bằng cửa nóc rất lớn. Thiết kế này khiến binh lính gặp nguy hiểm trên chiến trường khi vừa ra khỏi xe sẽ phải đối mặt ngay với màn hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: WikipediaBTR-50 bọc giáp thép dày 13mm ở mặt trước thân, 10mm ở hai bên hông, 10mm ở nóc xe và 7mm ở đuôi xe. Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực cơ bản của xe thiết giáp BTR-50 là trung liên 7,62mm SGMB hoặc đại liên 14,5mm KPV. Nguồn ảnh: WikipediaTrên thực tế, khi đưa vào trang bị, nhiều loại vũ khí khác cũng được triển khai trên BTR-50. Ví dụ tại Việt Nam, bộ đội ta đã cải tiến cho BTR-50 mang cả pháo cao xạ 23mm ZU-23-2 (trong ảnh), tên lửa chống tăng AT-3 để phục vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: quansuvnBTR-50 trang bị động cơ diesel làm mát bằng nước 240 mã lực V-6 6 cho tốc độ hành trình 44km/h. Nó có khả năng lội nước tốt với hai động cơ đẩy water-jet ở đuôi. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, BTR-50 thử nghiệm chạy trên mặt nước với động cơ water-jet, tôc độ tối đa đạt 11km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong nhiều năm trở lại, xe thiết giáp BTR-50 được trang bị phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh Biên giới Tây Nam 1979 vắng bóng hoàn toàn trong nhiều cuộc diễn tập của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tưởng như chúng có thể đã nghỉ hưu, thế nhưng rất bất ngờ khi mới đây trong cuộc diễn tập của Lữ đoàn tăng 201, các xe thiết giáp chở quân BTR-50 đã tái xuất. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Bóng dáng của BTR-50 không được thể hiện hết trong đoạn clip được quay bởi Kênh QPVN, thế nhưng qua một số đặc điểm sơ bộ khung thân có thể nhận ra đó chính là "taxi chiến trường" BTR-50. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
BTR-50 có phần khung thân rất giống với xe tăng hạng nhẹ PT-76. Đúng hơn là BTR-50 vốn là phiên bản dùng cho nhiệm vụ chở quân chiến trường được phát triển từ PT-76. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
BTR-50 là xe thiết giáp chở quân lội nước được Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1950 trên cơ sở khung gầm xe tăng lội nước PT-76. Hàng nghìn chiếc BTR-50 đã được Liên Xô chế tạo trong giai đoạn 1954-1970 xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Có một điểm đáng lưu ý là, BTR-50 là mẫu xe thiết giáp bánh xích hiếm hoi được Liên Xô phát triển thời kỳ này. Hầu như, sau này Liên Xô chỉ tập trung vào thiết giáp bánh lốp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo một số tài liệu, năm 1971, Việt Nam đã nhận được những chiếc xe thiết giáp BTR-50 đầu tiên. Ảnh: đơn vị hỗn hợp BTR-50PK và xe tăng lội nước PT-76 trước giờ xuất trận tham gia chiến dịch lớn. Nguồn ảnh: Otavaga 2004
Bộ đội thông tin nghiên cứu lắp đặt mạng lưới thông tin trên xe thiết giáp BTR-50PK trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Bảo tàng tăng - thiết giáp
Ngoài trang bị BTR-50PK cho lực lượng tăng thiết giáp Lục quân, sau này khi hình thành Binh chủng Hải quân Đánh bộ, BTR-50PK được chuyển sang cho cả Hải quân. Ảnh: thiết giáp BTR-50PK rời tàu đổ bộ lớn của Hải quân Nhân dân Việt Nam tham gia đánh chiếm mục tiêu hải cảng quan trọng của Khmer Đỏ, cứu giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng. Nguồn ảnh: quansuvn
Xe thiết giáp chở quân BTR-50 có trọng lượng chiến đấu 14,5 tấn, dài 7,08m, rộng 3,14m, cao 2,03m. Kiểu dáng của xe được đánh giá là giống cái thuyền như PT-76. Tuy nhiên, cấu trúc trong xe là khác biệt hoàn toàn với khoang lái ở phía trước, khoang chở quân ở giữa và sau cùng là khoang động cơ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo nhà sản xuất, BTR-50 có khả năng chở đến 20 binh sĩ trên xe, họ sẽ ra vào bằng cửa nóc rất lớn. Thiết kế này khiến binh lính gặp nguy hiểm trên chiến trường khi vừa ra khỏi xe sẽ phải đối mặt ngay với màn hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia
BTR-50 bọc giáp thép dày 13mm ở mặt trước thân, 10mm ở hai bên hông, 10mm ở nóc xe và 7mm ở đuôi xe. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực cơ bản của xe thiết giáp BTR-50 là trung liên 7,62mm SGMB hoặc đại liên 14,5mm KPV. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trên thực tế, khi đưa vào trang bị, nhiều loại vũ khí khác cũng được triển khai trên BTR-50. Ví dụ tại Việt Nam, bộ đội ta đã cải tiến cho BTR-50 mang cả pháo cao xạ 23mm ZU-23-2 (trong ảnh), tên lửa chống tăng AT-3 để phục vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: quansuvn
BTR-50 trang bị động cơ diesel làm mát bằng nước 240 mã lực V-6 6 cho tốc độ hành trình 44km/h. Nó có khả năng lội nước tốt với hai động cơ đẩy water-jet ở đuôi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, BTR-50 thử nghiệm chạy trên mặt nước với động cơ water-jet, tôc độ tối đa đạt 11km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia