BTR-50 là dòng xe bọc thép chở quân có khả năng lội nước được phát triển trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng nhẹ PT-76. Chúng được thiết kế năm 1952, sản xuất từ 1954-1970, sử dụng phổ biến trong Hồng quân Liên Xô và nhiều nước XHCN khác, trong đó có cả Việt Nam.Những chiếc xe bọc thép BTR-50 tới Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bắt đầu xuất hiện trên chiến trường từ năm 1971-1972. Ảnh: Xe bọc thép BTR-50 và xe tăng PT-76B trước giờ xung trận.Ảnh: Các xe bọc thép BTR-50 của Việt Nam được cải tiến lắp thêm bệ pháo ZU-23-2 để chống máy bay bảo vệ đội hình hành quân trên bộ trên đường tiến vào giải phóng Phnompenh 1979.Nhìn chung, tính tới giai đoạn 1970-1980 thì BTR-50 được xếp vào hàng cổ lỗ sĩ, lạc hậu. Thiết kế cửa đổ bộ gây nguy hiểm cho binh sĩ khi nhảy ra ngoài trên chiến trường. Thay vì nằm ở đuôi (trên các dòng xe Mỹ, phương Tây) hay là ở hông (họ BTR-60/70/80 Liên Xô) thì BTR-50 dùng thiết kế cửa đổ bộ đặt trên nóc, không có che chắn. Điều này khiến binh sĩ có thể thiệt mạng khi ngay khi vừa nhô đầu ra khỏi xe.Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, hay là sự bế tắc trong việc tìm kiếm một dòng xe bọc thép chở quân mới cho quân đội đã khiến Tập đoàn công nghiệp phương Bắc (NORINCO), Trung Quốc đã phát triển xe bọc thép Type 77 dựa hoàn toàn theo thiết kế lỗi thời của BTR-50P vào cuối những năm 1970. Đó là thời điểm mà dây chuyền sản xuất BTR-50 đã ngừng hoạt động từ lâu.Cơ bản, Type 77 có thiết kế y hệt BTR-50P với cabin lái ở trước, cabin trở quân ở giữa và động cơ đuôi xe. Do đó, 16 binh sĩ trên xe chỉ có thể nhảy ra khỏi Type 77 bằng cửa nóc.Type 77 sử dụng khá nhiều thành phần trên xe bọc thép chở quân Type 63 – không lạ khi bánh truyền động của Type 77 giống hệt Type 63 (trong ảnh). Tuy nhiên, Type 77 trang bị động cơ khỏe hơn - loại 12150L-2 12 xy lanh, công suất 402 mã lực cho tốc độ tối đa đến 60km/h (trên BTR-50 chỉ đạt được 44km/h), tầm hoạt động 370km.Type 77 có trọng lượng 15,5 tấn, dài 7,4m, rộng 3,2m, cao 2,43m, kíp lái 2 người và chở được tới 16 người.Dòng xe bọc thép này có khả năng lội nước tuyệt vời như BTR-50 với hai động cơ waterjets ở đuôi cho phép nó bơi với tốc độ 11-12km/h.Xe bọc thép chở quân Type 77 sau đó còn được phát triển nhiều phiên bản khác nhau gồm: Type 77-1 đa dụng chở quân kết hợp mang pháo (có thể lắp pháo chống tăng 85mm hoặc lựu pháo 120mm trên nóc); Type 77-2 (phiên bản cải tiến); Type 76 ARV (xe cứu kéo) và sử dụng làm khung gầm cho hệ thống tên lửa phòng không HQ-2B.
BTR-50 là dòng xe bọc thép chở quân có khả năng lội nước được phát triển trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng nhẹ PT-76. Chúng được thiết kế năm 1952, sản xuất từ 1954-1970, sử dụng phổ biến trong Hồng quân Liên Xô và nhiều nước XHCN khác, trong đó có cả Việt Nam.
Những chiếc xe bọc thép BTR-50 tới Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bắt đầu xuất hiện trên chiến trường từ năm 1971-1972. Ảnh: Xe bọc thép BTR-50 và xe tăng PT-76B trước giờ xung trận.
Ảnh: Các xe bọc thép BTR-50 của Việt Nam được cải tiến lắp thêm bệ pháo ZU-23-2 để chống máy bay bảo vệ đội hình hành quân trên bộ trên đường tiến vào giải phóng Phnompenh 1979.
Nhìn chung, tính tới giai đoạn 1970-1980 thì BTR-50 được xếp vào hàng cổ lỗ sĩ, lạc hậu. Thiết kế cửa đổ bộ gây nguy hiểm cho binh sĩ khi nhảy ra ngoài trên chiến trường. Thay vì nằm ở đuôi (trên các dòng xe Mỹ, phương Tây) hay là ở hông (họ BTR-60/70/80 Liên Xô) thì BTR-50 dùng thiết kế cửa đổ bộ đặt trên nóc, không có che chắn. Điều này khiến binh sĩ có thể thiệt mạng khi ngay khi vừa nhô đầu ra khỏi xe.
Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, hay là sự bế tắc trong việc tìm kiếm một dòng xe bọc thép chở quân mới cho quân đội đã khiến Tập đoàn công nghiệp phương Bắc (NORINCO), Trung Quốc đã phát triển xe bọc thép Type 77 dựa hoàn toàn theo thiết kế lỗi thời của BTR-50P vào cuối những năm 1970. Đó là thời điểm mà dây chuyền sản xuất BTR-50 đã ngừng hoạt động từ lâu.
Cơ bản, Type 77 có thiết kế y hệt BTR-50P với cabin lái ở trước, cabin trở quân ở giữa và động cơ đuôi xe. Do đó, 16 binh sĩ trên xe chỉ có thể nhảy ra khỏi Type 77 bằng cửa nóc.
Type 77 sử dụng khá nhiều thành phần trên xe bọc thép chở quân Type 63 – không lạ khi bánh truyền động của Type 77 giống hệt Type 63 (trong ảnh). Tuy nhiên, Type 77 trang bị động cơ khỏe hơn - loại 12150L-2 12 xy lanh, công suất 402 mã lực cho tốc độ tối đa đến 60km/h (trên BTR-50 chỉ đạt được 44km/h), tầm hoạt động 370km.
Type 77 có trọng lượng 15,5 tấn, dài 7,4m, rộng 3,2m, cao 2,43m, kíp lái 2 người và chở được tới 16 người.
Dòng xe bọc thép này có khả năng lội nước tuyệt vời như BTR-50 với hai động cơ waterjets ở đuôi cho phép nó bơi với tốc độ 11-12km/h.
Xe bọc thép chở quân Type 77 sau đó còn được phát triển nhiều phiên bản khác nhau gồm: Type 77-1 đa dụng chở quân kết hợp mang pháo (có thể lắp pháo chống tăng 85mm hoặc lựu pháo 120mm trên nóc); Type 77-2 (phiên bản cải tiến); Type 76 ARV (xe cứu kéo) và sử dụng làm khung gầm cho hệ thống tên lửa phòng không HQ-2B.