Trong ba tháng qua, kể từ ngày 6/8, khi Ukraine bắt đầu xâm chiếm vùng Kursk, Quân đội Nga đã chiếm được 1.146 km mét vuông lãnh thổ của Ukraine, chủ yếu ở Donbass. Những thông tin này được cung cấp bởi nguồn tình báo mở OSINT. So với tổng diện tích lãnh thổ mà Quân đội Nga giành quyền kiểm soát trong 7 tháng đầu năm, mức tăng là 25%.Báo cáo của OSINT cho biết, Quân đội Nga đặc biệt tăng cường tấn công ở Donbass (Kurakhovskoe, Yuzhno-Donetsk, Pokrovskoe và các hướng khác). Chỉ trong tuần qua, hơn 200 km mét vuông lãnh thổ Ukraine đã bị Quân đội Nga tràn ngập.Sự tăng tốc này không chỉ là số liệu thống kê. Các nhà phân tích của OSINT viết: Số liệu trên cho thấy một chiến lược của Quân đội Nga đang nhắm vào các điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của Ukraine. Và với mỗi mét đất bị đánh chiếm, khiến rủi ro và cường độ xung đột ngày càng gia tăng.Đồng thời, các thành viên NATO tiếp tục “tiếp lửa” cho Ukraine, trong đó Mỹ tiếp tục viện trợ vũ khí cho Quân đội Ukraine. Theo một bài báo gần đây trên tờ The Wall Street Journal, Mỹ đang cạn nguồn cung cấp tên lửa đánh chặn dùng cho các hệ thống phòng không Patriot, để chống lại các mối đe dọa tên lửa và UAV tầm xa.Nhu cầu về loại đạn tên lửa này tăng lên, chủ yếu là do Israel, đơn giản là không còn gì cho người Ukraine. RTX, nhà sản xuất tên lửa Standard, sản xuất hàng trăm quả đạn tên lửa mỗi năm, nhưng chỉ đủ cung cấp cho hơn 14 đồng minh của Mỹ. Nên không có gì đáng ngạc nhiên, khi trong điều kiện như vậy, Mỹ đã từ chối chuyển tên lửa Tomahawk cho Kiev.Đồng thời, vào dịp Halloween, ngày 1/11, Mỹ tuyên bố phân bổ một gói hỗ trợ quân sự khác cho Ukraine với tổng trị giá 425 triệu USD. Những nguồn cung cấp này sẽ được thực hiện trực tiếp từ nguồn dự trữ hiện có của Quân đội Mỹ; theo đó, Kiev sẽ nhận được các hệ thống tên lửa phòng không NASAMS, tên lửa phòng không vác vai Stinger, đạn cho hệ thống HIMARS MLRS, đạn pháo 105 mm và 155 mm.Trang web Bulgarian Military cho biết, Mỹ cũng đang viện trợ thêm xe bọc thép Stryker cho Quân đội Ukraine; thông tin mới nhất cho biết, có hơn 400 xe Stryker đã được chuyển giao cho Quân đội Ukraine, tăng đáng kể so với 189 xe được cung cấp trước đó (tính đến ngày 21/10).Đồng thời, như các chuyên gia được tờ Business Insider phỏng vấn nhấn mạnh, Quân đội Nga đã tuyên bố, xe bọc thép của Mỹ là “mục tiêu ưu tiên”. Vì vậy, tổn thất “đơn giản là khủng khiếp”. Michael Bohnert, chuyên gia của Quỹ nghiên cứu RAND cho rằng, tất cả xe tăng Abrams hoặc máy bay F-16 được giao cho Ukraine sẽ bị tiêu diệt khi xung đột Nga-Ukraine kết thúc. Bohnert nói: “Chúng ta phải hiểu rằng, mọi xe tăng Abrams và cả chiến đấu cơ F-16 được bàn giao cho Ukraine, nếu có chiếc nào sống sót trong chiến đấu, thì có lẽ chúng đã không được sử dụng đúng mức”. Còn William Alberque, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Stimson, cũng xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider rằng, hầu hết vũ khí của phương Tây “có thể bị phá hủy”. Alberque nói thêm: “Chúng tôi trao vũ khí cho Ukraine, với niềm tin rằng, chúng tôi sẽ không lấy lại được nó. Mọi thứ chúng tôi cung cấp cho họ đều có thể bị phá hủy trong chiến đấu và điều này kéo theo những rủi ro”.Vũ khí Mỹ viện trợ cho Quân đội Ukraine thực sự đã bị mất trên quy mô lớn. Nguồn tình báo Oryx OSINT tính toán rằng, riêng Ukraine đã mất ít nhất 16 trong số 31 xe tăng Abrams được giao, chiếm hơn 50%. Số xe tăng Abrams bị quân Nga tiêu diệt hoặc bị lính Ukraine bỏ rơi trên chiến trường và một chiếc Abrams như vậy, có giá khoảng 8 triệu USD/chiếc, Oryx cho biết. Quân đội Ukraine cũng mất 109 xe chiến đấu bộ binh Bradley (mỗi chiếc có giá ít nhất 3 triệu USD và số tiền này không bao gồm đạn dược). Tổng số tiền đó là 327 triệu USD. Danh sách tổn thất của Ukraine còn bao gồm ít nhất 39 xe tăng Leopard (giá mỗi chiếc lên tới 6 triệu USD) với giá khoảng 234 triệu USD nữa. Tổng số xe Bradley và Leopard 2 bị tiêu diệt là hơn 0,5 tỷ USD.Nhà bình luận quân sự David Axe viết trên Forbes: “Trong 32 tháng kể từ khi xung đột ở Ukraine lan rộng, các đồng minh của Kiev đã viện trợ khoảng 900 xe tăng, 1.400 phương tiện chiến đấu, hàng nghìn xe bọc thép chở quân hạng nhẹ và xe vận tải bọc thép”. Nếu tính tất cả các xe bọc thép của NATO bị mất trên chiến trường cả của Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan… thì số lượng sẽ rất khổng lồ. Ukraine cũng thiệt hại một máy bay chiến đấu F-16, ngay khi vừa mới nhận, chiếc đầu tiên bị rơi vào ngày 30/8. Kiev vẫn chưa công bố kết quả điều tra chính thức về nguyên nhân vụ rơi máy bay; nhưng truyền thông phương Tây cho rằng, chiếc F-16 đã bị tên lửa phòng không của Nga bắn hạ.Không chỉ vũ khí trang bị của NATO, mà cả lính đánh thuê cũng chưa sẵn sàng cho cuộc xung đột Ukraine. George Barros, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), cho rằng, trong nhiều thập kỷ qua, phương Tây đã quen với những cuộc xung đột, trong đó không quá 10-20 người chết mỗi tháng, như ở Iraq hay Afghanistan. Nhưng ở Ukraine, chiến tranh lại hoàn toàn khác. “Nhiều lính đánh thuê phương Tây đến Ukraine vì nghĩ rằng, mọi chuyện ở đó sẽ dễ dàng. Thay vào đó, họ nhận thấy rằng, đó là một cuộc chiến ác liệt và sự chuẩn bị của họ chưa đầy đủ; kết quả là nhiều người đã thiệt mạng”, Business Insider viết. (Nguồn ảnh: Forbes, CNN, TASS).
Trong ba tháng qua, kể từ ngày 6/8, khi Ukraine bắt đầu xâm chiếm vùng Kursk, Quân đội Nga đã chiếm được 1.146 km mét vuông lãnh thổ của Ukraine, chủ yếu ở Donbass. Những thông tin này được cung cấp bởi nguồn tình báo mở OSINT. So với tổng diện tích lãnh thổ mà Quân đội Nga giành quyền kiểm soát trong 7 tháng đầu năm, mức tăng là 25%.
Báo cáo của OSINT cho biết, Quân đội Nga đặc biệt tăng cường tấn công ở Donbass (Kurakhovskoe, Yuzhno-Donetsk, Pokrovskoe và các hướng khác). Chỉ trong tuần qua, hơn 200 km mét vuông lãnh thổ Ukraine đã bị Quân đội Nga tràn ngập.
Sự tăng tốc này không chỉ là số liệu thống kê. Các nhà phân tích của OSINT viết: Số liệu trên cho thấy một chiến lược của Quân đội Nga đang nhắm vào các điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của Ukraine. Và với mỗi mét đất bị đánh chiếm, khiến rủi ro và cường độ xung đột ngày càng gia tăng.
Đồng thời, các thành viên NATO tiếp tục “tiếp lửa” cho Ukraine, trong đó Mỹ tiếp tục viện trợ vũ khí cho Quân đội Ukraine. Theo một bài báo gần đây trên tờ The Wall Street Journal, Mỹ đang cạn nguồn cung cấp tên lửa đánh chặn dùng cho các hệ thống phòng không Patriot, để chống lại các mối đe dọa tên lửa và UAV tầm xa.
Nhu cầu về loại đạn tên lửa này tăng lên, chủ yếu là do Israel, đơn giản là không còn gì cho người Ukraine. RTX, nhà sản xuất tên lửa Standard, sản xuất hàng trăm quả đạn tên lửa mỗi năm, nhưng chỉ đủ cung cấp cho hơn 14 đồng minh của Mỹ. Nên không có gì đáng ngạc nhiên, khi trong điều kiện như vậy, Mỹ đã từ chối chuyển tên lửa Tomahawk cho Kiev.
Đồng thời, vào dịp Halloween, ngày 1/11, Mỹ tuyên bố phân bổ một gói hỗ trợ quân sự khác cho Ukraine với tổng trị giá 425 triệu USD. Những nguồn cung cấp này sẽ được thực hiện trực tiếp từ nguồn dự trữ hiện có của Quân đội Mỹ; theo đó, Kiev sẽ nhận được các hệ thống tên lửa phòng không NASAMS, tên lửa phòng không vác vai Stinger, đạn cho hệ thống HIMARS MLRS, đạn pháo 105 mm và 155 mm.
Trang web Bulgarian Military cho biết, Mỹ cũng đang viện trợ thêm xe bọc thép Stryker cho Quân đội Ukraine; thông tin mới nhất cho biết, có hơn 400 xe Stryker đã được chuyển giao cho Quân đội Ukraine, tăng đáng kể so với 189 xe được cung cấp trước đó (tính đến ngày 21/10).
Đồng thời, như các chuyên gia được tờ Business Insider phỏng vấn nhấn mạnh, Quân đội Nga đã tuyên bố, xe bọc thép của Mỹ là “mục tiêu ưu tiên”. Vì vậy, tổn thất “đơn giản là khủng khiếp”. Michael Bohnert, chuyên gia của Quỹ nghiên cứu RAND cho rằng, tất cả xe tăng Abrams hoặc máy bay F-16 được giao cho Ukraine sẽ bị tiêu diệt khi xung đột Nga-Ukraine kết thúc.
Bohnert nói: “Chúng ta phải hiểu rằng, mọi xe tăng Abrams và cả chiến đấu cơ F-16 được bàn giao cho Ukraine, nếu có chiếc nào sống sót trong chiến đấu, thì có lẽ chúng đã không được sử dụng đúng mức”.
Còn William Alberque, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Stimson, cũng xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider rằng, hầu hết vũ khí của phương Tây “có thể bị phá hủy”. Alberque nói thêm: “Chúng tôi trao vũ khí cho Ukraine, với niềm tin rằng, chúng tôi sẽ không lấy lại được nó. Mọi thứ chúng tôi cung cấp cho họ đều có thể bị phá hủy trong chiến đấu và điều này kéo theo những rủi ro”.
Vũ khí Mỹ viện trợ cho Quân đội Ukraine thực sự đã bị mất trên quy mô lớn. Nguồn tình báo Oryx OSINT tính toán rằng, riêng Ukraine đã mất ít nhất 16 trong số 31 xe tăng Abrams được giao, chiếm hơn 50%. Số xe tăng Abrams bị quân Nga tiêu diệt hoặc bị lính Ukraine bỏ rơi trên chiến trường và một chiếc Abrams như vậy, có giá khoảng 8 triệu USD/chiếc, Oryx cho biết.
Quân đội Ukraine cũng mất 109 xe chiến đấu bộ binh Bradley (mỗi chiếc có giá ít nhất 3 triệu USD và số tiền này không bao gồm đạn dược). Tổng số tiền đó là 327 triệu USD. Danh sách tổn thất của Ukraine còn bao gồm ít nhất 39 xe tăng Leopard (giá mỗi chiếc lên tới 6 triệu USD) với giá khoảng 234 triệu USD nữa. Tổng số xe Bradley và Leopard 2 bị tiêu diệt là hơn 0,5 tỷ USD.
Nhà bình luận quân sự David Axe viết trên Forbes: “Trong 32 tháng kể từ khi xung đột ở Ukraine lan rộng, các đồng minh của Kiev đã viện trợ khoảng 900 xe tăng, 1.400 phương tiện chiến đấu, hàng nghìn xe bọc thép chở quân hạng nhẹ và xe vận tải bọc thép”. Nếu tính tất cả các xe bọc thép của NATO bị mất trên chiến trường cả của Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan… thì số lượng sẽ rất khổng lồ.
Ukraine cũng thiệt hại một máy bay chiến đấu F-16, ngay khi vừa mới nhận, chiếc đầu tiên bị rơi vào ngày 30/8. Kiev vẫn chưa công bố kết quả điều tra chính thức về nguyên nhân vụ rơi máy bay; nhưng truyền thông phương Tây cho rằng, chiếc F-16 đã bị tên lửa phòng không của Nga bắn hạ.
Không chỉ vũ khí trang bị của NATO, mà cả lính đánh thuê cũng chưa sẵn sàng cho cuộc xung đột Ukraine. George Barros, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), cho rằng, trong nhiều thập kỷ qua, phương Tây đã quen với những cuộc xung đột, trong đó không quá 10-20 người chết mỗi tháng, như ở Iraq hay Afghanistan. Nhưng ở Ukraine, chiến tranh lại hoàn toàn khác.
“Nhiều lính đánh thuê phương Tây đến Ukraine vì nghĩ rằng, mọi chuyện ở đó sẽ dễ dàng. Thay vào đó, họ nhận thấy rằng, đó là một cuộc chiến ác liệt và sự chuẩn bị của họ chưa đầy đủ; kết quả là nhiều người đã thiệt mạng”, Business Insider viết. (Nguồn ảnh: Forbes, CNN, TASS).