Vào đầu những năm 1980, Quân đội Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Reagan đang tìm cách khôi phục các chương trình phòng thủ, có có tính răn đe. Tổng thống Reagan đã ký quyết định phục hồi lại những vũ khí đã được cho loại biên vào đầu những năm 1970.Một ví dụ là vào năm 1982, Hải quân Mỹ đã được nâng cấp và tái trang bị bốn thiết giáp hạm lớp Iowa, được đóng từ thời Thế chiến II đó là Iowa, Missouri, New Jersey và Wisconsin. Những thiết giáp hạm với hải pháo 406 mm và 127 mm của chúng, được đưa trở lại biên chế chiến đấu.Mỗi thiết giáp hạm cũng được trang bị mười sáu tên lửa chống hạm Harpoon, ba mươi hai tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk và bốn hệ thống vũ khí Phalanx (CIWS) để phòng thủ tầm gần.Bốn chiếc tàu chiến trên đã nhanh chóng được cho loại biên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vì các tàu sử dụng quá nhiều nhân lực (thủy thủ đoàn gần 2.000 người). Lý do lúc này Hải quân Mỹ đột nhiên không còn đối thủ sau Chiến tranh Lạnh và ngân sách quốc phòng bị cắt giảm mạnh.Trước đó do ảnh hưởng của các tàu tên lửa - sân bay lớp Kiev của Liên Xô, một số chuyên gia hải quân của Mỹ cũng đã có ý định cải tạo 4 chiếc thiết giáp hạm trên, thành tàu tên lửa - sân bay như các tàu chiến lớp Kiev của Liên Xô, thậm chí còn đa năng hơn.Trong ấn bản tháng 11/1980 của Tạp chí Kỷ yếu Viện Hải quân Mỹ, Đại úy Charles Myers, đã đề xuất nâng cấp lớp thiết giáp hạm trên với những sửa đổi đáng kể ở phần phía sau, biến nó thành một "siêu tàu chiến".Theo ý tưởng, tháp pháo số ba ở đuôi tàu sẽ bị tháo bỏ, và thay vào đó là một sàn đáp để cho máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng Boeing AV-8B Harrier II và trực thăng đổ bộ. Theo tính toán của Myers, một thiết giáp hạm lớp Iowa có thể mang tới 12 chiếc Harrier.Về hỏa lực, các tháp pháo 127 mm hiện tại sẽ bị thay thế bằng các tháp pháo 155 mm để hỗ trợ hỏa lực cho hải quân mạnh hơn, bù đắp cho 4 khẩu 406 mm bị tháo bỏ. Trong không gian trống giữa, sẽ là các hầm chứa tên lửa chiến thuật, với các bệ phóng thẳng đứng Mk.41.Theo tính toán của Myers, có thể bố trí lên tới 320 giếng phóng trong không gian này, để phóng tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk, tên lửa chống ngầm ASROC và tên lửa đất đối không Standard. Số lượng tên lửa khổng lồ này, thậm chí còn gấp đôi số tên lửa Tomahawk, trên tàu ngầm lớp Ohio ngày nay.Myers gọi con tàu là “Tàu tấn công xung kích đa năng (IAS)”, có thể đánh chặn các hạm đội của đối phương trên biển, đặc biệt là các tàu chiến-tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Kirov của Hải quân Liên Xô, khi đó đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Leningrad.Trong một kịch bản thời chiến, Hải quân Mỹ lo lắng các tàu chiến-tuần dương Kirov và vũ khí tên lửa rất mạnh của chúng, có thể được sử dụng để tiêu diệt các tàu sân bay Mỹ hoặc tàn phá các đoàn tàu tiếp viện, đang hướng đến châu Âu.Tàu tấn công đa năng sẽ ngăn cản các tàu chiến lớp Kirov, bắn phá chúng bằng pháo 406 mm và tên lửa Harpoon. Các máy bay chiến đấu phản lực cất hạ cánh thẳng đứng Harrier cũng có thể tham gia vào cuộc chiến.Những tàu IAS cũng có nhiệm vụ thứ hai là hỗ trợ Thủy quân lục chiến, trong một cuộc tấn công đổ bộ đường không. Sáu khẩu 406 mm còn lại, được hỗ trợ bởi pháo 155 mm mới, có thể bắn phá các mục tiêu trên bộ, trước khi tấn công.Hải quân và Thủy quân lục chiến sẽ sử dụng sàn đáp, kết hợp với tàu đổ bộ trực thăng lớp Iwo Jima và tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa, để đưa lực lượng tấn công từ tàu, bằng máy bay trực thăng vào vị trí cửa mở.Theo tính toán, 4 tàu IAS sẽ trở thành một phần quan trọng của chiến dịch đổ bộ đường không. Sàn đáp có thể được sử dụng như một không gian thừa để chứa máy bay trực thăng. Nhà chứa máy bay, ước tính có thể chứa tới 500 lính thủy đánh bộ.Khi đã thông cửa mở, dàn máy bay trực thăng sẽ cất cánh, được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu Harrier từ trên tàu, cũng sẽ là phương tiện hỗ trợ hỏa lực từ trên không; cho đến khi pháo binh thủy quân lục chiến có thể đảm nhiệm.Mặc dù đã được thảo luận nhiều, nhưng việc thực thi khái niệm IAS đã bị bác bỏ. Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ muốn các thiết giáp hạm được đưa trở lại biên chế càng nhanh càng tốt, và kết quả là chúng chỉ được nâng cấp tối thiểu để đưa vào biên chế, với trang bị tên lửa Harpoon và Tomahawk và hệ thống điều khiển hỏa lực cần thiết, vũ khí tự vệ Phalanx và UAV RQ-2 Pioneer.Việc lắp đặt sàn đáp máy bay và hầm chứa tên lửa sẽ phải chờ đợi; ý tưởng này một lần nữa được đề xuất vào cuối những năm 1980, nhưng đều bị trì hoãn, chủ yếu là kinh phí và Chiến tranh Lạnh kết thúc; thực tế là Hải quân Mỹ cũng không mặn mà với nâng cấp như vậy. Đến năm 1992, tất cả bốn tàu ngừng hoạt động.Theo ý tưởng, IAS là vũ khí có thể ngăn chặn các tàu chiến lớp Kiev, nhưng trên thực tế, tên lửa chống hạm P-700 Granit của Kiev có thể tiêu diệt IAS từ xa, trước khi IAS có thể tiếp cận phóng tên lửa chống hạm Harpoon; còn những máy bay chiến đấu AV-8B Harrier, thực sự chỉ là mục tiêu bắn tập cho tên lửa phòng không S-300V trang bị trên tàu.Những con tàu IAS chỉ phát huy tác dụng thực sự, đó là hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ bằng dàn pháo 406 mm và 155 mm, cùng 320 tên lửa hành trình Tomahawk. Và với khả năng như vậy, thì Hải quân Mỹ đã làm quá tốt, khi 4 chiếc tàu đã tham gia trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Nguồn ảnh: Warhistory. Siêu thiết giáp hạm Yamoto - tàu chiến lớn nhất và cũng là nạn nhân chứng minh cho việc, máy bay có thể hạ gục mọi loại tàu chiến tối tân nhất. Nguồn: Warfootage.
Vào đầu những năm 1980, Quân đội Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Reagan đang tìm cách khôi phục các chương trình phòng thủ, có có tính răn đe. Tổng thống Reagan đã ký quyết định phục hồi lại những vũ khí đã được cho loại biên vào đầu những năm 1970.
Một ví dụ là vào năm 1982, Hải quân Mỹ đã được nâng cấp và tái trang bị bốn thiết giáp hạm lớp Iowa, được đóng từ thời Thế chiến II đó là Iowa, Missouri, New Jersey và Wisconsin. Những thiết giáp hạm với hải pháo 406 mm và 127 mm của chúng, được đưa trở lại biên chế chiến đấu.
Mỗi thiết giáp hạm cũng được trang bị mười sáu tên lửa chống hạm Harpoon, ba mươi hai tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk và bốn hệ thống vũ khí Phalanx (CIWS) để phòng thủ tầm gần.
Bốn chiếc tàu chiến trên đã nhanh chóng được cho loại biên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vì các tàu sử dụng quá nhiều nhân lực (thủy thủ đoàn gần 2.000 người). Lý do lúc này Hải quân Mỹ đột nhiên không còn đối thủ sau Chiến tranh Lạnh và ngân sách quốc phòng bị cắt giảm mạnh.
Trước đó do ảnh hưởng của các tàu tên lửa - sân bay lớp Kiev của Liên Xô, một số chuyên gia hải quân của Mỹ cũng đã có ý định cải tạo 4 chiếc thiết giáp hạm trên, thành tàu tên lửa - sân bay như các tàu chiến lớp Kiev của Liên Xô, thậm chí còn đa năng hơn.
Trong ấn bản tháng 11/1980 của Tạp chí Kỷ yếu Viện Hải quân Mỹ, Đại úy Charles Myers, đã đề xuất nâng cấp lớp thiết giáp hạm trên với những sửa đổi đáng kể ở phần phía sau, biến nó thành một "siêu tàu chiến".
Theo ý tưởng, tháp pháo số ba ở đuôi tàu sẽ bị tháo bỏ, và thay vào đó là một sàn đáp để cho máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng Boeing AV-8B Harrier II và trực thăng đổ bộ. Theo tính toán của Myers, một thiết giáp hạm lớp Iowa có thể mang tới 12 chiếc Harrier.
Về hỏa lực, các tháp pháo 127 mm hiện tại sẽ bị thay thế bằng các tháp pháo 155 mm để hỗ trợ hỏa lực cho hải quân mạnh hơn, bù đắp cho 4 khẩu 406 mm bị tháo bỏ. Trong không gian trống giữa, sẽ là các hầm chứa tên lửa chiến thuật, với các bệ phóng thẳng đứng Mk.41.
Theo tính toán của Myers, có thể bố trí lên tới 320 giếng phóng trong không gian này, để phóng tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk, tên lửa chống ngầm ASROC và tên lửa đất đối không Standard. Số lượng tên lửa khổng lồ này, thậm chí còn gấp đôi số tên lửa Tomahawk, trên tàu ngầm lớp Ohio ngày nay.
Myers gọi con tàu là “Tàu tấn công xung kích đa năng (IAS)”, có thể đánh chặn các hạm đội của đối phương trên biển, đặc biệt là các tàu chiến-tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Kirov của Hải quân Liên Xô, khi đó đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Leningrad.
Trong một kịch bản thời chiến, Hải quân Mỹ lo lắng các tàu chiến-tuần dương Kirov và vũ khí tên lửa rất mạnh của chúng, có thể được sử dụng để tiêu diệt các tàu sân bay Mỹ hoặc tàn phá các đoàn tàu tiếp viện, đang hướng đến châu Âu.
Tàu tấn công đa năng sẽ ngăn cản các tàu chiến lớp Kirov, bắn phá chúng bằng pháo 406 mm và tên lửa Harpoon. Các máy bay chiến đấu phản lực cất hạ cánh thẳng đứng Harrier cũng có thể tham gia vào cuộc chiến.
Những tàu IAS cũng có nhiệm vụ thứ hai là hỗ trợ Thủy quân lục chiến, trong một cuộc tấn công đổ bộ đường không. Sáu khẩu 406 mm còn lại, được hỗ trợ bởi pháo 155 mm mới, có thể bắn phá các mục tiêu trên bộ, trước khi tấn công.
Hải quân và Thủy quân lục chiến sẽ sử dụng sàn đáp, kết hợp với tàu đổ bộ trực thăng lớp Iwo Jima và tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa, để đưa lực lượng tấn công từ tàu, bằng máy bay trực thăng vào vị trí cửa mở.
Theo tính toán, 4 tàu IAS sẽ trở thành một phần quan trọng của chiến dịch đổ bộ đường không. Sàn đáp có thể được sử dụng như một không gian thừa để chứa máy bay trực thăng. Nhà chứa máy bay, ước tính có thể chứa tới 500 lính thủy đánh bộ.
Khi đã thông cửa mở, dàn máy bay trực thăng sẽ cất cánh, được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu Harrier từ trên tàu, cũng sẽ là phương tiện hỗ trợ hỏa lực từ trên không; cho đến khi pháo binh thủy quân lục chiến có thể đảm nhiệm.
Mặc dù đã được thảo luận nhiều, nhưng việc thực thi khái niệm IAS đã bị bác bỏ. Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ muốn các thiết giáp hạm được đưa trở lại biên chế càng nhanh càng tốt, và kết quả là chúng chỉ được nâng cấp tối thiểu để đưa vào biên chế, với trang bị tên lửa Harpoon và Tomahawk và hệ thống điều khiển hỏa lực cần thiết, vũ khí tự vệ Phalanx và UAV RQ-2 Pioneer.
Việc lắp đặt sàn đáp máy bay và hầm chứa tên lửa sẽ phải chờ đợi; ý tưởng này một lần nữa được đề xuất vào cuối những năm 1980, nhưng đều bị trì hoãn, chủ yếu là kinh phí và Chiến tranh Lạnh kết thúc; thực tế là Hải quân Mỹ cũng không mặn mà với nâng cấp như vậy. Đến năm 1992, tất cả bốn tàu ngừng hoạt động.
Theo ý tưởng, IAS là vũ khí có thể ngăn chặn các tàu chiến lớp Kiev, nhưng trên thực tế, tên lửa chống hạm P-700 Granit của Kiev có thể tiêu diệt IAS từ xa, trước khi IAS có thể tiếp cận phóng tên lửa chống hạm Harpoon; còn những máy bay chiến đấu AV-8B Harrier, thực sự chỉ là mục tiêu bắn tập cho tên lửa phòng không S-300V trang bị trên tàu.
Những con tàu IAS chỉ phát huy tác dụng thực sự, đó là hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ bằng dàn pháo 406 mm và 155 mm, cùng 320 tên lửa hành trình Tomahawk. Và với khả năng như vậy, thì Hải quân Mỹ đã làm quá tốt, khi 4 chiếc tàu đã tham gia trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Nguồn ảnh: Warhistory.
Siêu thiết giáp hạm Yamoto - tàu chiến lớn nhất và cũng là nạn nhân chứng minh cho việc, máy bay có thể hạ gục mọi loại tàu chiến tối tân nhất. Nguồn: Warfootage.