Tại sao cuộc “nổi dậy” của Wagner bị dập tắt trong vòng 24 giờ?

Google News

Tờ Sohu của Trung Quốc cho rằng cách tiếp cận của Điện Kremlin rất thông minh, qua đó đã giúp "giải tán" cuộc binh biến của Wagner chỉ sau 24 giờ.

Tai sao cuoc “noi day” cua Wagner bi dap tat trong vong 24 gio?
 Các thành viên của lực lượng Wagner ở Rostov, Nga trong vụ nổi loạn hôm 24/6 (Ảnh: Getty).

Nguyên nhân nổi dậy của lính đánh thuê Wagner?

Tờ Sohu cho biết, chỉ 24 giờ sau khi tuyên bố tiến hành "nổi loạn", lực lượng lính đánh thuê Wagner đã rút khỏi địa bàn của Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam Nga và Prigozhin, Chủ tịch của công ty quân sự tư nhân Wagner, cũng đã chấp nhận đề nghị của Tổng thống Belarus Lukashenko, chấm dứt lệnh cho quân tiếp tục tiến về Moscow.

Sau đó, lính đánh thuê của Wagner đã trở về doanh trại của mình. Như vậy, cuộc binh biến của lính đánh thuê Wagner từ đầu đến cuối, đã bị dập tắt trong vòng chưa đầy 24 giờ. Phải nói Điện Kremlin xử lý sự việc này vẫn rất thông minh.

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua nguyên nhân của sự việc này. Hiện ở Nga có hàng chục lực lượng lính đánh thuê. Những đội quân này rất khác với quân đội Nga, họ sẽ không hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của lãnh đạo cấp cao Quân đội Nga.

Trong số những lực lượng lính đánh thuê này, Wagner được coi là tổ chức tương đối thân thiết với Điện Kremlin. Chủ tịch của Wagner là ông Prigozhin đã quen biết Tổng thống Putin nhiều năm. Và chính nhờ có mối quan hệ với Tổng thống Putin, ông ta đã đạt được nhiều thành công trong kinh doanh và trở thành tỷ phú.

Tai sao cuoc “noi day” cua Wagner bi dap tat trong vong 24 gio?-Hinh-2
Lãnh đạo tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin ở Rostov-on-Don ngày 24/6. Ảnh: Reuters 

Sau đó, Prigozhin có ý tưởng tổ chức lực lượng vũ trang của riêng mình, và sau đó Tập đoàn lính đánh thuê Wagner ra đời.

Ban đầu, thành viên của đội lính đánh thuê này, chủ yếu là cựu chiến binh của quân đội Nga. Từ khi ra đời, họ đã chiến đấu vì nước Nga trên nhiều mặt trận, số lượng và sức ảnh hưởng hiện tại đang tăng lên tương đối nhanh.

Tuy nhiên, ngay cả khi có mối quan hệ cá nhân tốt giữa ông chủ lính đánh thuê và Tổng thống Putin, thì trong các cuộc chiến thực tế, vì bản thân những người lính đánh thuê là quân đội tư nhân, nên việc chỉ huy thống nhất và điều động lính đánh thuê của một số chỉ huy quân đội hàng đầu của Nga (như Bộ trưởng Quốc phòng hay Tổng Tham mưu trưởng) có thể không có hiệu lực.

Sau nhiều lần “tiếng bấc ném qua, tiếng chì ném lại”, cụ thể là sau cuộc chiến ở Bakhmut, Prigozin đã nhiều lần tố cáo Quân đội Nga đã “chậm trễ” trong việc cấp đạn pháo cho lính đánh thuê Wagner. Khiến mâu thuẫn giữa Prigozhin và quan chức Bộ Quốc phòng Nga càng sâu hơn.

Và lần này, Prigozhin thậm chí còn chiến đấu chống lại Bộ Quốc phòng Nga, với danh nghĩa “diễu hành vũ trang vì công lý”. Ông trùm lính đánh thuê cho rằng, ban lãnh đạo cao nhất của quân đội Nga “có vấn đề lớn”, khi không đánh giá đúng vai trò của lính đánh thuê.

Tai sao cuoc “noi day” cua Wagner bi dap tat trong vong 24 gio?-Hinh-3

Lính đánh thuê Wagner trong cuộc chiến tại thành phố Bakhmut. Nguồn Topwar 

Prigozin còn tố cáo lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga còn cố ý dùng lính đánh thuê làm bia đỡ đạn trong chiến đấu; do vậy Wagner quyết định “diễu hành vũ trang” đòi công lý.

Sau đó, lính đánh thuê Wagner nhanh chóng chiếm đóng Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam của Nga; thậm chí không có gặp phải sự kháng cự của quân đội Nga. Và lực lượng lính đánh thuê này đã nói rõ rằng, họ sẽ hành quân đến Moscow.

Trên thực tế, với hành vi “nổi loại” như vậy, nhất là trong điều kiện nước Nga hiện nay, thì đây là một sự kiện hết sức nghiêm trọng.

Tuy nhiên, từ đầu đến cuối, toàn bộ sự việc “nổi loạn”, lính đánh thuê Wagner chưa bao giờ phản đối nhà lãnh đạo tối cao của Nga là Tổng thống Putin. Mà chỉ nói rằng, họ đang nhắm vào một số quan chức cấp cao của quân đội Nga, những người không có “hành động công bằng”?

Bản chất của sự việc đó là mâu thuẫn giữ lực lượng lính đánh thuê Wagner và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga đến lúc không thể hóa giải. Và điểm mấu chốt cuối cùng, đó là địa vị và quyền lợi của lính đánh thuê Wagner.

Tuy nhiên, cuộc binh biến của lính Wagner, diễn ra từ đầu đến cuối chưa đầy 24 giờ. Sở dĩ nó tan rã nhanh như vậy, có liên quan rất nhiều đến cách xử lý của Tổng thống Putin.

Tai sao cuoc “noi day” cua Wagner bi dap tat trong vong 24 gio?-Hinh-4
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch công ty quân sự  Wagner Prigozhin trong một sự kiện tại Điện Kremlin. Nguồn TASS

Tổng thống Putin hiểu rất rõ “người bạn già” của mình muốn gì?

Nhưng đã trình bày ở trên, Nga có hàng chục đội quân đánh thuê, nếu Wagner thông qua cuộc “nổi dậy” này, mà đạt được sự đãi ngộ và địa vị mà mình mong muốn, thì không loại trừ khả năng những đội quân đánh thuê tiếp theo, sẽ phát động một chiến dịch quy mô lớn hơn, để "đòi hỏi" người đứng đầu quân đội Nga. Đối với Tổng thống Putin, một khi lỗ hổng này đã mở ra, sẽ rất khó bịt lại.

Như vậy, sau khi sự việc xảy ra, Tổng thống Putin đã nhanh chóng có bài phát biểu trên truyền hình (trong phạm vi toàn lãnh thổ Nga), và chính Tổng thống Putin đã chỉ ra Prigozhin có tội.

Và cách tiếp cận của Putin đã làm thay đổi bản chất cuộc binh biến của lính đánh thuê Wagner, cho thấy Tổng thống Nga hoàn toàn không thừa nhận đây là một cuộc binh biến, mà cho rằng đây là một sự phản bội hoàn toàn đối với nước Nga và một cuộc nổi dậy chống lại quân đội Nga.

Cách tiếp cận của Tổng thống Putin tuy rất khôn khéo nhưng cũng rất mạo hiểm.

Bởi vì đối với Prigozhin, trùm lính đánh thuê của Wagner, trước sự trừng phạt tàn nhẫn và nghiêm khắc của luật pháp Nga, nếu ông ta không muốn quay lại, rất có thể sẽ trực tiếp phát động một cuộc nổi dậy thực sự.

Tai sao cuoc “noi day” cua Wagner bi dap tat trong vong 24 gio?-Hinh-5
Lính đánh thuê Wagner ngồi trên nóc một chiếc xe tăng trên đường phố ở Rostov-on-Don, Nga, ngày 24/6. Ảnh: AP 

Tuy nhiên Tổng thống Putin hiển nhiên hiểu rõ quy mô và tính chất của lính đánh thuê Wagner hơn Prigozhin. Nếu lính đánh thuê của Wagner thực sự làm như vậy, thì mấy chục nghìn quân lính đánh thuê, không thể chịu đựng sự tấn công tổng lực của quân đội Nga. Nhưng như vậy sẽ có đổ máu.

Khi đó, đối với Prigozhin, lực lượng quân sự mà anh ta dựa vào khi đó sẽ không còn nữa. Phải biết rằng, Prigozhin không thể so sánh được với thủ lĩnh Chechnya Kadyrov. Tuy rằng cũng là lính đánh thuê, nhưng Kadyrov vẫn có lãnh thổ của mình. Nếu như Wagner bị quân đội Nga tiêu diệt hoàn toàn, Prigozhin với tư cách là "ông trùm" cũng sẽ không có đường lui.

Thay vì ngồi chờ chết, việc nhận đề nghị của Tổng thống Belarus Lukashenko, kêu gọi rút quân khỏi Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam, quân trên đường tới Moscow và trở về doanh trại. Đây cũng là cơ hội mà Tổng thống Putin đã dành cho Prigozhin và ông ta phải từ chức.

Tai sao cuoc “noi day” cua Wagner bi dap tat trong vong 24 gio?-Hinh-6
 Ông Yevgeny Prigozhin, Chủ tịch Công ty quân sự tư nhân Wagner ở chiến trường Bakhmut. Ảnh: TASS

Và đây cũng là một trong những nguyên nhân mấu chốt, khiến cuộc nổi dậy của đám lính đánh thuê này bị dập tắt trong vòng 24 giờ.

Tất nhiên, từ sự việc này, chúng ta cũng thấy được một mối nguy hiểm tiềm ẩn mà quân đội Nga phải đối mặt, mỗi lực lượng lính đánh thuê đều đại diện cho một phe phái riêng, nhiều tổ chức lính đánh thuê như vậy không phải là điều tốt cho quân đội Nga, đặc biệt là khi đất nước gặp phải một cuộc chiến lâu dài, thì những lính đánh thuê thực sự khó kiểm soát.

Tiến Minh (theo Sohu)

>> xem thêm

Bình luận(0)